Thứ năm, 28/03/2024 18:19 (GMT+7)

Hàng Việt Nam cho người Việt Nam

MTĐT -  Thứ ba, 12/02/2019 09:55 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sự thành công của các công ty khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam trong năm và qua cho thấy, triển vọng của ngành công nghiệp sáng tạo đã và đang vượt khá xa so với kỳ vọng.

Sự thành công của các công ty khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam trong năm và qua cho thấy, triển vọng của ngành công nghiệp sáng tạo đã và đang vượt khá xa so với kỳ vọng. Trong khi, chiếc áo chính sách đã có phần chật hẹp... [1]

Những ngày cuối năm 2018 xuất hiện một ứng dụng gọi xe thuần Việt mới, gọi là BE, bắt đầu tham gia cuộc chạy đua cùng với Grab, Go-Viet và FastGo, khai thác thị trường được Google và Temasek định giá hai tỷ USD vào năm 2025. Từ sau khi Uber bị Grab thôn tính, thị trường gọi xe mở toang cơ hội cho các công ty khởi nghiệp (startup) Việt Nam “tiến công” vào thị trường được cho là đang tăng trưởng khoảng 45% mỗi năm. Sự xuất hiện của BE được đặc biệt chú ý bởi giám đốc điều hành của nó chính là ông Trần Thanh Hải, một trong những nhà sáng lập VNG, một trong những công ty công nghệ phát triển nhanh nhất tại Việt Nam, hiện đang được định giá tới 47,2 triệu USD.

Năm 2018 có thể coi là năm đặc biệt của sản phẩm “made in Vietnam” khi liên tục có những màn ra mắt đình đám. Đó là sự kiện Bphone 3 (của Tập đoàn công nghệ BKAV) “tái thiết lập" lại chính mình; xe máy điện Klara, xe hơi VinFast, điện thoại VinSmart (của Tập đoàn Vingroup) “chào sân”... Đều là sản phẩm của các tập đoàn hàng đầu Việt Nam về vị thế, tiềm lực, khả năng công nghệ..., nhưng cách những sản phẩm này “ghi điểm” dường như không xuất phát từ “địa vị doanh nghiệp”.[2]

Bphone: Sự “lãng mạn” được trưởng thành [2]
Quyết định đổ tiền làm Bphone khiến “rất nhiều người” thay đổi cách gọi Chủ tịch BKAV Nguyễn Tử Quảng, từ ông Quảng “nổ” thành ông Quảng “gàn”.
Ông Quảng “gàn” chọn đầu tư vào một thị trường còn nguyên những bài học thất bại của các tên tuổi đình đám một thời như Nokia, RIM, Philips, Motorola. Đây cũng là một thị trường vẫn đang diễn ra cuộc chiến thị phần chật vật của LG, Sony trước làn sóng của những thương hiệu Honor, Huawei hay Oppo từ Trung Quốc...

Cái “gàn” ấy càng nổi rõ, khi trước ông Quảng, đã có không ít doanh nghiệp Việt từng tham gia thị trường này, rồi lặng lẽ rời đi. Như hồi năm 2004, Công ty Thuận Phát (Hà Nội) đã ấp ủ tham vọng đầu tư một dự án sản xuất điện thoại. Dự án đã được thực hiện, nhà xưởng được thiết kế tâm huyết, nhưng chỉ một thời gian ngắn đã phải dừng lại.
Nhưng, Bphone của Quảng “gàn” được tạo nên bằng sự “lãng mạn” của “phút ban đầu”; và cũng bằng cả quyết tâm, đã “chưa có kiến thức gì về smartphone” thì phải “bắt tay vào nghiên cứu từ gốc rễ của vấn đề”.

 Điện thoại Bphone của BKAV. Nguồn: Internet

Vậy nên, trong một thập kỷ, ngốn số tiền đầu tư hơn 500 tỷ đồng, Bphone 1, Bphone 2 là trong nỗ lực thể hiện trí tuệ Việt từ khâu R&D (nghiên cứu - phát triển); còn Bphone 3 là dấu ấn của sự hài hòa giữa khâu R&D và khâu CS (chăm sóc khách hàng).
Còn khá sớm để nói về sự thành công của Bphone, nhưng giờ đã có nhiều người tin hơn vào sự lãng mạn của ông Quảng.

VinFast, VinSmart: Hàng Việt Nam “thực dụng” [2]
Hai năm trước, CEO Vingroup Phạm Nhật Vượng đã từng nói với Bộ trưởng Bộ thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, khi đó còn là Chủ tịch Tập đoàn Viettel rằng: “Chất lượng và tốc độ, về cơ bản, không liên quan với nhau. Điều quan trọng là cách giải quyết nút thắt để quá trình đó được diễn ra...”.
Với xe máy điện Klara, xe hơi VinFast và sắp tới là điện thoại VinSmart, ông Vượng đang chứng minh cho cuộc chạy đua “không song hành” của tốc độ và thời gian, chứng minh cho cách “tổ chức” và “kiểm soát” từng khâu của quá trình.

Xe hơi thương hiệu Việt đầu tiên của VINFAST. Nguồn: Internet

Thay vì đi từ đầu, Vingroup “nhảy cóc” quá trình R&D. Theo cách, VinFast mua lại bản quyền nền tảng dòng xe 5-Series cũ của BMW để áp dụng trên mẫu xe của mình. Công ty bán hộp số cho VinFast là ZF cũng xây dựng một nhà máy ở Việt Nam với số vốn 20,7 triệu USD, dự kiến hoàn thành cuối năm nay.
45% linh kiện xe VinFast đến từ các công ty Đức, gần 100% dây chuyền đến từ Đức. Nhà máy tuyển dụng 200 kỹ sư Việt Nam có bằng cấp tương đương bằng kỳ sư công nghiệp ô-tô Đức. VinSmart cũng lựa chọn cách thức tạo đột phá này.

Vậy là có hai cách lựa chọn để tạo nên sản phẩm “made in Vietnam”, sản xuất hàng Việt Nam một cách thực dụng thể hiện rất rõ ở Vingroup: mua sẵn, áp dụng luôn và đánh giá ngay hiệu quả. Và cách nữa, xây dựng một sản phẩm bắt đầu nghiên cứu từ con số 0 được thể hiện rất rõ trong Bphone. Nhưng vẫn còn có cách lựa chọn khác nữa!

Và những thương hiệu “tự giả” [2]
Không lựa chọn cách tạo nên sản phẩm Việt Nam được sản xuất bởi người Việt Nam tại Việt Nam như cách BKAV và Vingroup đang làm, hiện có không ít thương hiệu trong nước lại đang chọn một con đường khác, ngắn hơn, thu lợi nhanh hơn...

Tại một Diễn đàn chống hàng giả, bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp được tổ chức mới đây, Phó Chánh văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia Trương Văn Ba cho biết, “trong quá trình kiểm tra, chúng tôi phát hiện có doanh nghiệp Việt sang nước láng giềng đặt làm sản phẩm của mình nhưng chất lượng kém hơn, sau đó đưa về nước tiêu thụ”.
Thông tin này, hay đúng hơn cách lựa chọn này, giống như giáng một “đòn chí mạng” vào niềm tin đã vốn hao mòn của người tiêu dùng Việt. Vậy nên, ngay tại buổi ra mắt các dòng xe của VinFast, câu khẩu ngữ “Hàng Việt chinh phục người Việt” đã lập tức tạo được dấu ấn. Chúng ta đã qua giai đoạn người Việt Nam dùng hàng Việt Nam như một lựa chọn xuất phát từ lòng yêu nước. Người tiêu dùng không thể chấp nhận cách làm tạo nên sản phẩm “ngoại lai” kiểu mì ăn liền kém chất lượng nói trên nữa.

Tạo dựng nên những thế hệ sản phẩm đi vào lòng người tiêu dùng trong nước và quốc tế, quả thật là quá khó. Nhưng lại không phải là không thể nếu doanh nghiệp dám đi đến cùng con đường tạo nên những sản phẩm xứng đáng với niềm tin, sự lựa chọn của người tiêu dùng!

Hãy để “made in Vietnam” là niềm tự hào người Việt Nam doanh nghiệp Việt Nam!
Kể từ Đại hội lần thứ VI của Đảng (tháng 12 - 1986) đề ra ba chương trình kinh tế lớn, nhiều chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước tiếp tục khẳng định vị trí đặc biệt của nông nghiệp với mục tiêu đổi mới cơ chế quản lý, phát huy triệt để vai trò chủ động của hộ nông dân, phấn đấu đưa nông nghiệp nước ta đi vào cuộc sống. Những hiệu quả thiết thực đã giúp thay đổi một cách cơ bản bộ mặt nông nghiệp Việt Nam [3].

Sau ba mươi năm, đến nay Việt Nam không chỉ là một trong những cường quốc về xuất khẩu nông sản, mà lĩnh vực nông nghiệp đã có những thay đổi thần kỳ. Thời gian tới, nền nông nghiệp Việt Nam trong quá trình tự nâng mình và hội nhập quốc tế tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Để giải được bài toán phát triển nông nghiệp trong giai đoạn mới, cần những cách làm mới, sáng tạo hơn, trên cơ sở tiếp thu những kinh nghiệm từ thực tế, đồng thời không quên tận dụng những cách làm hay, hiệu quả từ các địa phương điển hình và bạn bè quốc tế.

Hội nghị Trung ương 8, khóa VIII đã thông qua Nghị quyết số 36 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đây là Nghị quyết quan trọng, rà soát lại việc thực hiện sau 10 năm triển khai Nghị quyết số 09/NQ/TW ngày 9-2-2007 về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 [4].
Tăng trưởng liên tục gần bốn thập kỷ qua, thủy sản nước ta đã đạt đến những con số ấn tượng. Năm 2018 này, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản lượng thủy sản, ước đạt 7,74 triệu tấn, trong đó hải sản khai thác gần 3,6 triệu tấn. Giá trị xuất khẩu thủy sản ước đạt 9 tỷ USD. Rõ ràng với con số như vậy, Việt Nam là một nước tầm cỡ thế giới về thủy sản. Theo thống kê của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), giữa thập kỷ này, năm 2014, nước ta đứng thứ tám trên thế giới về sản lượng khai thác (trong các nước Đông - Nam Á, sản lượng khai thác Việt Nam chỉ đứng sau In-đô-nê-xi-a), đứng thứ ba (sau Trung Quốc, Ấn Độ) về sản lượng nuôi trồng và đứng thứ ba (sau Trung Quốc và Na Uy) về giá trị thủy sản xuất khẩu. Chúng ta vui với những con số này. Tuy nhiên, quan hệ giữa những con số làm ta vui đó với thực trạng, tính chất và tiềm năng nghề cá hiện nay đang đặt ra cho các nhà quản lý trách nhiệm toan tính và vận hành bảo đảm bền vững và vượt qua các thử thách về hội nhập. “Phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh là quan điểm đúng đắn”.
Xa khơi, hàng nghìn tàu cá của ngư dân Cà Mau bền bỉ với những chuyến biển ấm áp thủy sản. Trên bờ, nông dân các vùng nuôi tôm tất bật với những ao tôm bội thu nhờ áp dụng công nghệ nuôi mới. Vị thế của vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm quốc gia, nơi trong tương lai sẽ đóng góp hơn 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu tôm của cả nước... được bồi đắp mỗi ngày theo cách ấy.[5]
Năm 2018, xuất khẩu thủy sản cán mốc 1,2 tỷ USD. Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải hồ hởi: “Nhờ khoa học, công nghệ mà giờ đây nuôi tôm siêu thâm canh (STC) đạt năng suất vượt trội, hộ nuôi STC thu lời vài trăm triệu đồng đến vài tỷ đồng mỗi năm”.
Đưa chúng tôi tham quan thực tế mô hình nuôi tôm STC của các hộ xã viên, chủ tịch Hợp tác xã (HTX) Tân Hưng Huỳnh Xuân Diện cũng khẳng định: “Nhờ áp dụng đúng các giải pháp kỹ thuật đã được tập huấn và hướng dẫn, năng suất tôm nuôi của xã viên tăng gần mười lần so với cách nuôi tôm thâm canh trên ao đất không có lót bạt”. Chung niềm vui, ông Nguyễn Minh Luân, Giám đốc HTX Hòa Hiệp (ấp Cái Đôi Nhỏ, xã Nguyễn Việt Khái huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau) tiết lộ: Sau hai năm nuôi tôm STC, 10/16 hộ xã viên của HTX từ diện trung bình khá trở thành hộ khá, hộ giàu, có lợi nhuận hơn một tỷ đến vài tỷ đồng /hộ/năm.[5]

Người đứng đầu Chính phủ mong mỏi cả hệ thống chính trị cần đồng tâm hợp lực, đồng bộ đổi mới sáng tạo trong xây dựng và thực thi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đưa nghị quyết của Đảng, của Quốc hội thật sự đi vào cuộc sống với tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; kiên quyết xử lý nghiêm, không có bất cứ vùng cấm, đưa ra khỏi bộ máy những ai vi phạm. Tất cả chúng ta, đặc biệt là cấp lãnh đạo, phải là những tấm gương về tinh thần làm việc tận tụy trách nhiệm, sáng tạo, hiệu quả, vì lợi ích chính đáng của người dân và doanh nghiệp. Dẫn lời phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: Tuyệt đối không được chủ quan, thỏa mãn, không được quá say sưa với thắng lợi, càng không được ngủ quên trên vòng nguyệt quế, Thủ tướng khẳng định rằng, Chính phủ nhận diện rõ nét những khó khăn, thách thức, hạn chế, bất cập, từ đó đề ra chương trình hành động và giải pháp sát thực tiễn để nỗ lực giải quyết những vấn đề đang đặt ra.[6]

Trong niềm hân hoan, phấn khởi, háo hức đón Xuân mới Kỷ Hợi 2019, người dân ai cũng mong muốn một năm mới tốt lành, an khang, thịnh vượng, đất nước phát triển mạnh mẽ hơn năm qua. Chúng ta hoàn toàn tin tưởng chắc chắn rằng, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, cùng với sự nỗ lực của toàn hệ thống chính trị, chúng ta sẽ tận dụng tốt các cơ hội, vượt qua thách thức, luôn chung sức, đồng lòng, kiên định niềm tin vào lý tưởng và mục tiêu về một nước Việt Nam độc lập, tự cường, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh.

Tài liệu tham khảo:
1. Lê Quốc Vịnh “Công nghệ đang thay đổi ngoạn mục công nghệ sáng tạo”.
2. Lâm Hiền “Hàng Việt cho người Việt”.
3. Nông nghiệp trong dòng chảy hội nhập
4.Tạ Quang Ngọc“Cho nghề cá biển phát triển hiện đại và bền vững”.
5.Nguyễn Hữu Tùng“Ước vọng cho một vùng thủy sản trọng điểm quốc gia”.
6. Trả lời phỏng vấn của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch nước đối với báo Nhân dân nhân dịp Tết Kỷ Hợi.

PGS.TS Nguyễn Đức Khiển
Nguyên Giám đốc Sở KHCN & MT Hà Nội

Bạn đang đọc bài viết Hàng Việt Nam cho người Việt Nam. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.