Thứ sáu, 29/03/2024 16:21 (GMT+7)

Mâm cúng Rằm tháng Giêng chuẩn nhất

MTĐT -  Thứ sáu, 07/02/2020 15:51 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Rằm tháng Giêng (còn gọi là Tết Nguyên tiêu) diễn ra vào 15/1 âm lịch hàng năm là dịp lễ được nhiều người Việt chú trọng.

Sự quan trọng của dịp này còn được thể hiện qua câu nói: "Giỗ Tết cả năm không bằng ngày rằm tháng Giêng".

Trong ngày này, mâm cỗ được từng gia đình chuẩn bị theo điều kiện kinh tế, không cần quá cầu kỳ nhưng vẫn thường đảm bảo các món cơ bản. Các gia đình có thể lựa chọn ăn rằm và ngày 14/1 hoặc 15/1 âm lịch.

Mâm cỗ cúng Phật

Các gia đình cần chuẩn bị hoa quả, chè xôi, rau xào chay nêm ít gia vị, canh nấm hoặc rau củ quả xào chay, các món đậu.

Các gia đình có thể thêm bánh trôi nước với ý nghĩa cầu mong một năm trôi chảy, thuận hòa.

Lễ vật cúng Phật bao gồm: Hương, hoa, đèn nến.

Màu sắc của các món ăn trên mâm cỗ chay được cho là tượng trưng cho sự hiện diện của ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Ăn cơm chay cũng là cách hướng tới sự thanh thản, an nhiên trong tâm hồn.

Mâm cỗ mặn cúng gia tiên

Mâm cỗ mặn cúng gia tiên gồm có 4 bát, 6 đĩa đầy đặn:

+ 4 bát bao gồm: Bát canh măng, bát miến, bát mọc, bát canh mọc.

+ 6 đĩa bao gồm: Đĩa thịt lợn hoặc thịt gà, đĩa giò hoặc chả, đĩa nem thính hoặc đĩa xào, đĩa dưa muối, đĩa xôi hoặc bánh chưng và bát nước chấm.

Lễ vật bao gồm: Hương, hoa tươi, quả tươi, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu trắng, thuốc lá...

Nên kiêng kỵ món gì?

Ngoài ra, cũng cần chú ý đến những thứ tuyệt đối không nên xuất hiện trong mâm cúng Rằm tháng Giêng như:

Hoa quả giả

Trên mâm cúng Rằm tháng Giêng tuyệt đối không nên bày hoa giả, trái cây giả.

Nhiều gia đình Việt có thói quen bày hoa giả, trái cây giả trên bàn thờ bởi những thứ này vừa đẹp mắt lại để được lâu, không lo bị hư hỏng như hàng thật. Tuy nhiên đây lại là những thứ cần tránh trong mâm cúng.

Theo quan niệm của nhiều người, việc thờ cúng không cần phải “mâm cao cỗ đầy” mà quan trọng là phải thành tâm, “có sao dâng vậy”. Mâm hoa quả không cần thiết phải là những của ngon vật lạ, những loại trái cây đắt tiền mà chỉ cần những hoa quả phổ biến, thông dụng nhưng tươi ngon dâng cúng tổ tiên, thần Phật để thể hiện lòng thành kính.

Ngoài ra, bạn cũng không nên sử dụng hoa nhựa giả mà chỉ cần vài cành cúc vàng hoặc trắng cùng với hoa hồng sẽ tạo hương thơm thoang thoảng trên bàn thờ gia tiên.

Thủ lợn

Nhiều người cho rằng, nếu cúng thủ lợn trong dịp Tết Nguyên tiêu sẽ gặp vận đen, công việc không trôi chảy trong những ngày đầu năm.

Nguyên nhân xuất phát quan niệm thủ lợn tượng trưng cho sự chết chóc, sát sinh. Mà những ngày đầu năm mới nên hướng đến làm việc thiện, tránh sát sinh có thể gây ảnh hưởng đến tài vận của cả gia đình trong một năm.

Do đó, trong mâm cúng gia tiên (thường là cỗ mặn) gia chủ có thể thay bằng những món ăn khác như: thịt gà, giò chả, bánh chưng, măng miến…

Đối với mâm cúng Phật thì tuyệt đối không được dùng cỗ mặn mà phải dùng những món chay thanh đạm như: bánh trôi nước, đậu xanh…

Tiền có nguồn gốc bất chính, vay mượn, trộm cắp

Cũng chính vì xuất phát từ quan niệm “có sao dâng vậy” nên nhiều gia đình cho rằng tiền cúng trên bàn thờ ngoài dùng tiền vàng mã thì khi cúng tiền thật đây nên là những tờ tiền có nguồn gốc chính đáng, có được từ mô hôi, công sức lao động của chính gia chủ.

Đặc biệt kiêng kị việc dâng cúng những tờ tiền có nguồn gốc bất chính, vay mượn, trộm cắp hay có được từ những hành vi phạm pháp hay trái với đạo đức. Việc thờ cúng vốn tùy tâm, không phải dâng lên nhiều tiền là tốt, mà chưa hẳn không dâng tiền đã là xấu.

Đồ chay giả mặn

Mâm cúng Rằm tháng Giêng bao gồm mâm cúng gia tiên (cỗ mặn) và mâm cúng Phật (cỗ chay).

Tuy nhiên, gia chủ cần nhớ khi làm mâm cỗ cúng đồ chay thì nên làm đồ thuần chay. Sở dĩ nói vậy vì chúng ta dâng đồ chay là phát tâm hành thiện, nếu dâng đồ chay được làm dưới hình dáng của đồ mặn, ví dụ như giả tôm, giả thịt, giả cá… thì tức là tâm vẫn còn vọng tục, vẫn còn sân si.

Khi dâng cúng cốt ở thành tâm, nhưng cũng cần phải hiểu rõ ý nghĩa đồ thờ cúng là gì. Làm đồ chay vốn khó hơn đồ mặn, cầu kỳ mất thời gian nhiều hơn nên bận cần hiểu rõ ý nghĩa để kiêng kị cho đúng.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Mâm cúng Rằm tháng Giêng chuẩn nhất. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.

Tin mới

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.