Thứ tư, 24/04/2024 04:23 (GMT+7)

Ngày Cá tháng Tư và những bí mật chưa được tiết lộ

MTĐT -  Chủ nhật, 01/04/2018 19:17 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngày cá tháng Tư (1/4), còn gọi là ngày nói đùa, ngày nói dối, là ngày hội vui vẻ, hấp dẫn đối với những người tinh nghịch và hài hước.

Mặc dù nhiều nhà sử học tin rằng, ngày Cá tháng Tư bắt đầu xuất hiện lần đầu tiên ở Pháp nhưng không phải tất cả mọi người đều đồng ý. Một số người cho rằng, ngày Cá tháng Tư ra đời từ việc chuyển đổi lịch Julian cũ sang lịch Gregorian diễn ra vào thế kỷ XVI.

Khi đó, Giáo hoàng Gregory XIII đã thông qua dương lịch và quyết định ngày đầu tiên của năm mới chuyển từ ngày 1/4 sang ngày 1/1. Những người không được thông báo về sự thay đổi này hay do kiên quyết giữ truyền thống cũ nên thường bị người khác chế giễu. Từ đó nảy sinh những câu chuyện cười nhằm vào họ tại thời điểm năm mới tính theo lịch cũ.

Vào thế kỷ 18, người Scotland tổ chức ngày 1/4 trong hai ngày. Theo đó, ngày đầu tiên, mọi người sẽ trêu ghẹo người khác bằng việc giả làm việc vặt cho nạn nhân. Đến ngày thứ hai, người ta sẽ thực hiện những trò đùa tinh nghịch đến phần mông. Người ta sẽ viết cụm từ “Hãy đá tôi” trên mông của nạn nhân.

Cùng với thời gian, trò đùa vào ngày 1/4 trở thành truyền thống và lan từ Pháp sang Anh và Tô Cách Lan (thế kỷ XVIII). Người Anh và người Pháp đưa tục lệ nói dối sang các thuộc địa ở Bắc Mỹ. Ở Việt Nam, khoảng hơn 10 năm trở lại đây, ngày 1/4 cũng đã được chấp nhận và nhanh chóng trở thành cơ hội để mọi người cùng chia sẻ các bất ngờ, thú vị đầy tính hài hước.

Bên cạnh ý nghĩa mua vui và mang lại tiếng cười sảng khoái, ở mỗi một quốc gia, trò đùa trong ngày Cá tháng Tư lại mang một ý nghĩa riêng biệt.

Đất nước Mexico kỷ niệm ngày Nói dối vào 28/12. Đó là một thời khắc buồn trong lịch sử đất nước này vì đúng ngày đó, vua Herod ra lệnh thảm sát trẻ em vô tội. Vì thế, những trò trêu ghẹo chỉ mang tính chất nhẹ nhàng. 

Ở Scotland có tới 2 ngày Cá tháng Tư. Ngày thứ hai đặc biệt để trêu ghẹo phần sau lưng của mỗi người nên được gọi là “Ngày vuốt đuôi”. Đây được coi là ngày phát sinh của trò đùa “Hãy đá tôi một phát”. Và những người bị lừa được gọi là “gowk” (kẻ ngốc).

Ngày nay, ở Anh người ta gọi những người bị lừa trong dịp 1/4 là “April Fool” cũng có nghĩa là fool – kẻ ngốc. Một nghiên cứu vào những năm 1950 của nhà nghiên cứu văn học dân gian Iona và Peter Opie, phát hiện ra rằng ở Anh, và ở các quốc gia có truyền thống bắt nguồn từ Vương quốc Anh, bao gồm Úc, các trò đùa chấm dứt vào buổi trưa. Một người mà đùa giỡn sau buổi trưa thì cũng tự là “kẻ ngốc”.

Người Pháp thì gọi những người bị lừa là Poissons D’Avirl có nghĩa là “những con cá tháng Tư”. Và có lẽ do ảnh hưởng của người Pháp nên ở Việt Nam chúng ta gọi ngày này là ngày Cá tháng Tư.

Mắc lừa ngay khi giải nghĩa "Cá tháng Tư"
Bạn đọc có thể chắc chắn rằng những thông tin ở trên không phải là trò đùa, bởi nhiều người thậm chí từng "mắc câu" về cách giải nghĩa... "Cá tháng Tư" ngay trong ngày 1-4.
Quả lừa ngoạn mục này xảy ra vào năm 1983, bởi giáo sư lịch sử đại học Boston - ông Joseph Boskin.
Ông Boskin khi đó đưa ra giải thích về nguồn gốc "Cá tháng Tư" xuất phát từ việc hoàng đế La Mã Constantine tranh luận với người dân xem ai có thể điều hành đất nước tốt hơn ông. Sau đó, vị hoàng đế này cho phép một người dân thay mình thử điều hành đất nước vào ngày 1-4. Và từ đó, ngày này được nhớ đến như "ngày của sự vô lý".
Lời giải thích của ông Boskin thu hút sự chú ý của hãng tin danh tiếng AP, và câu chuyện được xuất bản rộng rãi.
Đến tận một tuần sau đó, AP mới nhận ra họ là nạn nhân của trò chơi khăm, bởi lời giải thích của ông Boskin hoàn toàn không có thật và cuối cùng phải muối mặt điều chỉnh.

Theo VietQ (TH)

Bạn đang đọc bài viết Ngày Cá tháng Tư và những bí mật chưa được tiết lộ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới