Thứ năm, 28/03/2024 19:19 (GMT+7)

Sài Gòn vẫn còn đó những cư dân “Khu Gò mả lạng”

Mỹ Anh -  Thứ sáu, 24/07/2020 11:13 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Khu Mả lạng- Nơi đây không chỉ dành riêng cho người chết nằm dưới mộ mà còn là đất an cư cho những người đang sống.

Những ngày nắng nóng của tháng 7, chúng tôi tìm đến Khu Mả lạng, đó là khu nghĩa địa trước đây nằm trên những cung đường Nguyễn Trãi – Cống Quỳnh – Nguyễn Cư Trinh – Trần Đình Xu, thuộc phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, TP.HCM. 

Nơi đây không chỉ dành riêng cho người chết nằm dưới mộ mà còn là đất an cư cho những người đang sống. Và chúng tôi đã thật bất ngờ với những đổi thay về một vùng đất mà trước đây từng được gọi là “Khu Gò mả lạng”.

Gò Mả lạng ngày ấy

Trước năm 1975, khu vực này từng là một bãi đất hoang, nơi chôn cất người chết của cư dân sống quanh vùng Sài Gòn. Sau năm 1975, nhiều gia đình ở thành phố đi xây dựng vùng Kinh Tế Mới, do không kham nổi sự thiếu thốn cơ cực ở những nơi xa lạ, nên họ quay về thành phố, chọn khu “Gò mả lạng” làm nơi tá túc. Thế là người sống không nhà kề cận với những ngôi mộ hoang phế không người hương khói thành cuộc sống “cộng cư”.

Những ngôi mộ trong khu dân cư

Cư dân sống trong Khu Mả lạng hầu hết là dân nghèo tứ xứ,  do là khu nghĩa địa nên mạnh ai nấy lấn chiếm nên nhiều tay “anh chị” xã hội hội đen cũng tìm về đây chiếm ngụ, mua bán ma túy. Khu Mả lạng trở thành điểm nóng nhức nhối bởi tệ nạn hút chích một thời của Sài Gòn trước năm 1975. Do không được quản lý nên người kéo đến sinh sống càng đông, làm đủ mọi nghề, từ buôn bán nhỏ, thợ hồ, bán vé số, nhặt ve chai… khiến khu vực này trở thành một địa bàn phức tạp.

Khác hẳn không khí náo nhiệt  của Sài Gòn, phố xá sầm uất, Khu Mả lạng gần như có cuộc sống, sinh hoạt tách biệt, những con hẻm trong khu vực khu Mả lạng tĩnh lặng đến lạ thường.Vì thế, ở khu vực này, nhiều người không dám đi viếng mộ thân nhân một mình. Bởi lẽ, ngoài cái lạnh lẽo, âm u là những góc tối, với lối đi ngoằn ngoèo, bề ngang chỉ nửa sải tay làm cho người gan dạ lắm cũng phải chùn chân.

Một xóm nhỏ khu dân cư Gò Mả  Lạng

Trong Khu Mả lạng rất hiếm thấy nhà nào có chiều ngang rộng hơn 2,5m. Nơi ở đã chật chội, tối tăm, cuộc sống của cư dân Khu Mả lạng cũng không khá hơn.

Chờ một cuộc đổi đờithật sự

Từ năm 2000, chính quyền TP Hồ Chí Minh  đã có kế hoạch di dời, chỉnh trang Khu Mả lạng, nhưng có lẽ còn vướng nhiều lý do, đến nay khu vực này vẫn dậm chân tại chỗ. Tuy những ngôi mộ không còn, nhưng người dân vẫn phải tiếp tục sống trong những ngôi nhà nhỏ hẹp, thiếu thốn, chịu đựng trăm bề khó khăn. Hầu hết cư dân Khu Mả lạng đều sống trong tâm trạng chờ đợi một cuộc đổi đời thật sự. Bởi từ lúc nghe tin sẽ di dời đến nơi ở mới, mọi người đều vừa mừng vừa lo. Mừng vì có cơ hội thoát cảnh sống chen chúc, chật chội, tối tăm, còn lo vì không biết nơi định cư mới ở đâu và cho đến khi nào mình mới được “an cư”?

 Hẻm nhỏ trong xóm nhỏ Gò Mả lạng

Bà Phạm Thanh – Một người dân trong Khu Mả lạng cho biết: “Cách đây mấy năm, vì đời sống khó khăn, tôi phải bán đi 2m đất trong nhà để nuôi con. Sống mấy chục năm trời không có giấy tờ gì nhưng đâu ai dám bỏ đi, vì ở đây còn có mái nhà để che nắng che mưa chờ đợi cuộc sống khá hơn khi nhà nước thực hiện kế hoạch chỉnh trang hay di dời”.

Ông Huỳnh Văn Sang, 50 tuổi, sống ở đây hơn 20 năm cho biết, ngày trước, tiền kiếm được không đủ ăn nói gì đến việc học hành nên đám trẻ con không được đến trường. Tối ngày đám trẻ cứ lang thang khắp mồ mả, đứa lớn hơn thì nối nghiệp “cha làm gì con làm nấy” để kiếm sống. Không khí u buồn, ngột ngạt thể hiện rõ trên gương mặt của mỗi người.

Vẫn nuôi hy vọngvà việc cần phải làm

Được biết, hiện công tác chỉnh trang Khu Mả lạng đã được triển khai, thực hiện theo chủ trương của Nhà nước. Tuy nhiên, không đơn giản chút nào với một địa bàn phức tạp nên mọi việc đều phải chỉnh đốn dần từng bước.

Đường vào khu Mả Lạng

Đầu tiên có lẽ là ý thức gìn giữ môi trường sống của mọi người tại Khu Mả lạng, làm sao để người dân trong khu vực từ bỏ thói quen không vứt rác thải sinh hoạt ra đường như trước, việc bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp rất cần sự chung tay và tác động ý thức lẫn nhau.                                                         

Bạn đang đọc bài viết Sài Gòn vẫn còn đó những cư dân “Khu Gò mả lạng”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.