Thứ sáu, 29/03/2024 02:02 (GMT+7)

Tại sao lại có ngày Cá tháng Tư (1/4)?

MTĐT -  Thứ tư, 01/04/2020 07:50 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Cá tháng Tư còn được gọi là ngày nói dối, ngày nói khoác là ngày đầu tiên của tháng 4, ngày được biết tới là mà mọi người trên thế giới có thể nói dối với nhau cho vui mà không sợ bị người kia giận

Nguồn gốc ngày Cá tháng Tư

Hàng năm, cứ đến ngày Cá tháng Tư (ngày 1 tháng 4 dương lịch), mọi người thường gọi là ngày nói dối hay nói đùa, nhằm tạo ra những trò chơi thư giãn, giải trí, gây tác động nào đó lên đối phương để thỏa mãn sự đùa giỡn của mình.

Cá tháng Tư dù không phải là ngày nghỉ lễ chính thức nhưng vẫn là phong tục truyền thống tại nhiều quốc gia kỷ niệm hàng năm vào đúng ngày 1 tháng 4, bằng cách tung nhiều tin đồn hoặc nói dối, nói đùa vô hại về rất nhiều chủ đề khác nhau nhằm tạo niềm vui hay trêu chọc ai đó.

Những trò đùa như thế thường được tung ra trong cả ngày 1 tháng 4 ở hầu hết các quốc gia như Mỹ, Pháp, Ireland,... trong khi tại một số quốc gia khác, nó phải được chấm dứt vào giữa trưa như Anh, Canada, Úc, New Zealand.

Ghi nhận sớm nhất về ngày đùa tháng tư có thể tìm thấy trong tập The Canterbury Tales của nhà thơ Geoffrey Chaucer (1392).

Theo đó, nước Pháp được coi là quê hương của ngày Cá tháng Tư. Vào thế kỉ 16 ở Pháp, mùa lễ hội hàng năm bắt đầu vào ngày đầu tháng Tư. Vào thời gian đó, năm mới được tính bắt đầu từ ngày 1/4 vì ngày này được xem là đầu tiên của mùa xuân. Nhưng vào năm 1582, Hoàng đế Charles IX đã ra lệnh chuyển ngày đầu năm mới về ngày 1/1. 

Tuy nhiên, trên thực tế, do phương tiện liên lạc thời đó còn lạc hậu, người ta truyền tin chủ yếu bằng cách chạy bộ nên không phải người dân nào cũng biết có sự thay đổi đó. Những người khác tuy biết vẫn không chấp nhận lịch mới và tiếp tục đón năm mới vào ngày 1/4. Trò ngoan cố này trở thành trò cười cho thiên hạ.

Một số người khi biết được điều này đã lém lỉnh trêu đùa gọi ngày 1/4 năm đó là "ngày nói dối", gắn liền với ngày Cá tháng Tư theo cách gọi khác đến tận bây giờ.

Ý nghĩa của ngày Cá tháng Tư

Ngày Cá tháng Tư chính là thời điểm giúp cho mọi người có thể dùng lời nói dối mà không mang ý gây hại nhằm đem lại tiếng cười cho nhau, ngày này con người ta cũng sẽ dễ tha thứ, tâm trạng vui vẻ, ai nấy cũng không tỏ vẻ quá nghiêm túc hay khó tính.

Ngày nay, ở Anh người ta gọi những người bị lừa trong dịp ngày cá tháng tư 1/4 là "April Fool", ở Scotland thì được gọi là "Gowk" cũng có nghĩa là Fool – kẻ ngốc. Người Pháp thì gọi những người bị lừa là Poissons D’Avirl có nghĩa là "những con cá tháng Tư" và có lẽ do ảnh hưởng của người Pháp nên ở Việt Nam chúng ta cũng gọi ngày này là ngày Cá tháng Tư.

Ở Việt Nam ngày Cá tháng Tư đối với giới trẻ cũng khá sôi nổi, đa phần là những trò đùa tinh quái, đùa vui chứ không hề tai hại. Tuy nhiên, khác với các quốc gia khác trên thế giới, trò đùa vào ngày này chỉ có số ít người thực hiện, không mang tính đại trà.

Theo Thời đại

Bạn đang đọc bài viết Tại sao lại có ngày Cá tháng Tư (1/4)?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.