Thứ sáu, 29/03/2024 02:00 (GMT+7)

Tp.HCM: Người dân sống trong ô nhiễm do một cơ sở tái chế nhựa

Lê Bảo - Trọng Anh -  Thứ hai, 24/02/2020 11:30 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tại tổ 11 - 12, ấp 1B, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh hiện đang có một cơ sở tái chế nhựa gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Sáng ngày 22/02/2020, PV đi thực tế theo đơn phản ánh của người dân. Thật bất ngờ khi vừa đặt chân tới hiện trường, bằng mắt thường cũng có thể nhận ra được sự ô nhiễm nghiêm trọng đến mức độ như thế nào. Rất nhiều đống phế thải nhựa để xung quanh nhà dân, trung bình độ cao đều trên một mét, thậm chí có đống còn cao qua đầu một người lớn.

Cơ sở tái chế nhựa này nằm sâu trong một con hẻm thuộc tổ 11 - 12, ấp 1B, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, không tên địa chỉ cụ thể, lại hoạt động trong những ngôi nhà lụp xụp, che chắn sơ sài bằng tôn. Tận dụng bên cạnh là một khu đất trống, cơ sở này còn ngang nhiên đặt thẳng máy băm nhựa, nhựa tái chế và nhiều thùng hóa chất không nhãn mác, gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Máy băm nhựa, nhựa tái chế và nhiều thùng hóa chất được bày tràn lan ra môi trường.

Cơ sở tái chế nhựa nằm trong căn nhà tôn, gây ô nhiễm nghiêm trọng.

 Một người dân chia sẻ: “Chúng tôi rất bức xúc với cơ sở này vì hoạtđộnggây ô nhiễm của họ, mấy anh cứ nhìn đi,toàn bộ khu vực này ở đâu có mấy cái nhựa này đều là của họ tất. Những thứ bột xanh dưới đất xung quanh đây cũng là từ nhựa của họ tái chế ra đấy. Cơ sở này hoạt động cũng được vài tháng nhưng tôi chẳng thấy cơ quan chức năng nào xuống kiểm tra cả!”.

“Những thùng hóa chất có màu xanh đó không biết có độc hại hay không, nhưng khi trời trưa nắng khi lại gần bốc lên mùi hôi khó chịu lắm” – chị N chia sẻ thêm.

Đường dây điện nằm ngay dưới mặt đất, lẫn trong bột nhựa tái chế có màu xanh.

 Không dừng lại ở đó, theo quan sát, đường dây điện dẫn vào cơ sở này trông rất nguy hiểm, có chỗ được chống đỡ bằng cây không thông qua trụ điện, có chỗ thì dây điện nằm ngay dưới mặt đất đi cặp với một ống nước. Còn cầu dao đấu nối dây điện thì không được che đậy kỹ càng. Hiện nay, Tp.HCM đã xuất hiện những cơn mưa đầu mùa, nếu chỗ đấu nối điện không được che đậy thật kỹ thì việc tiếp xúc với máy móc sẽ dễ gây ra tai nạn về điện. Ngoài ra, tại khu vực này, không hiểu sao các tủ điện chỉ được đặt cao khoảng 1 mét, ngay tầm với của trẻ em?!

Chị N chia sẻ thêm, Chính bản thân tôi nhìn tủ điện này cũng rất sợ, người lớn thì không nói,họ nhận biết được nên tránh xa, con nít nó đâu biết gì,bởi vậychúng tôi không bao giờchocon cháuchúng tới gần tủ điện đó”.

Nhiều cầu dao điện được đặt trong một tủ sắt che đậy sơ sài.

Đường dây điện được chống đỡ bằng một khúc cây rất yếu ớt, không thông qua trụ điện.

Tủ điện đặt ngay tầm với trẻ em.

Vậy, chính quyền địa phương đang ở đâu, làm gì khi người dân phải sống trong ô nhiễm và sự nguy hiểm như vậy?

Môi trường & Đô thị điện tử sẽ tiếp tục thông tin./.

Bạn đang đọc bài viết Tp.HCM: Người dân sống trong ô nhiễm do một cơ sở tái chế nhựa. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.