Thứ sáu, 19/04/2024 06:51 (GMT+7)

TP.HCM: Những cảnh báo chết người trong ngành điện (Bài 2)

Nam Việt -  Thứ ba, 03/07/2018 16:53 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Các tủ điện, trạm biến áp được đặt trên lề đường, vỉa hè khi xảy ra các nguy cơ cháy nổ thì ai sẽ đứng ra chịu trách nhiệm, nhận hậu quả?

LTS: Phải nói rằng trong thời gian qua, ngành điện lực nói chung, TP.HCM nói riêng đã có những cải thiện rất đáng kể, được sự ủng hộ của dư luận, nhất là việc ngầm hóa lưới điện, giảm thiểu tối đa tình trạng dây nhựa mắc như nhện giăng tơ, nhếch nhác. Dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng được các công ty điện lực cải tiến, nâng cấp tối ưu. Đi kèm với những ưu điểm vượt trội đó, nhiều hạn chế trong ngành cũng luôn phải được cải thiện và cần được ngành điện lắng nghe một cách nghiêm túc. 

Bài 2: Người dân sống chung với tủ điện, trạm biến thế - Những “nấm mồ” chết người! 

Đi dọc các tuyến đường dù lớn hay nhỏ đã được ngành điện ngầm hoá tại TP HCM hiện nay, chúng ta sẽ bắt gặp hình ảnh những tủ điện, trạm biến thế nằm "chen lấn" với người đi bộ giữa lòng thành phố hiện đại được ví như những “nấm mồ” với cảnh báo hình đầu lâu ghê rợn.Các tụ điện, trạm biến thế xuất hiện như nấm mọc sau mưa, “sống chung” với người dân và gây không ít sự bực bội.  

Mặc dù trong ngành điện đã có không ít các vụ cháy, nổ tủ điện, trạm biến áp, nhưng những "Trạm điện" được đặt ngay dưới lòng đường gần chợ Hòa Bình (Quận 5) đã trở thành vòng xoay "bất đất dĩ"  che khuất tầm nhìn của người  tham gia giao  thông.  Còn  ở  các  chợ,  trường mầm non, trường phổ thông, ngã ba, ngã tư ở các Quận 1, 2, 3, 6, 10, Phú Nhuận, Gò Vấp... các trạm biến thế, tủ điện cũng được đặt kế bên, nhiều tủ điện “bị” chôn sâu xuống đất 50cm; có tủ bong tróc, gãy rạp lòi cả dây điện trần truồng như thách thức với người dân xung quanh… Hầu hết các tủ điện đều có cảnh báo nguy hiểm chết người nhưng lại nằm trong tầm với của các em học sinh chưa biết chữ…!

Tủ điện được ví như những “nấm mồ”...

Theo phản ảnh của người dân, khi đi chợ Gò Vấp, nhiều người không dám đi gần các tủ điện vì sợ lỡ có chuyện gì bất tử xảy ra như rò rỉ điện hay phát nổ. Anh Nguyễn Minh Tiến 25 tuổi, ngụ quận Gò Vấp cho rằng: Các tủ điện, trạm biến thế được xây trên vỉa hè đi lại rất bất tiện và không biết chuyện gì sẽ xảy ra trong tương lai…

Tại Quận 7, có những gia đình 15 năm "không dám mở cửa" vì sự hiện diện của trạm biến thế kế bên. Nỗi lo về độ an toàn của người dân về các tủ điện, trạm biến  thế được đặt kế bên nhà  thì giờ đây,  từ nỗi  lo đã chuyển  thành nỗi sợ kinh hoàng ám ảnh họ khi tủ điện được dời ra trước nhà, nằm trong tầm với. Liệu ngành điện TP HCM có hay biết hay không ? Đã có hàng chục hộ dân ở các đường Điện Biên Phủ, (Quận 3), Hồng Bàng (Quận 6), đường 3 tháng 2 (Quận 10,11)...  làm đơn phản ánh di dời về các  trạm biến thế,  tủ điện kế bên, trước cửa nhà họ gây cản trở việc đi lại, có nhiều khả năng gây cháy nổ, đặc biệt là khi trời mưa to, nước ngập độ nguy hiểm rất cao nhưng điện lực TP HCM đã có giải quyết thỏa đáng nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người dân và các trạm biến có thực sự an toàn hay chưa? 

Tủ điện số chung với người dân...

Các tủ điện, trạm biến áp được đặt  trên lề đường, vỉa hè khi xảy ra các nguy cơ cháy nổ  thì ai sẽ đứng ra chịu trách nhiệm, nhận hậu quả? Những tủ điện, trạm biến áp được đặt trên lề đường, vỉa hè tại TP. HCM hiện nay có vi phạm quy định của pháp luật về nguyên tắc an toàn trong ngành điện hay không, có đảm bảo hành lang an toàn lưới điện, cáp điện ngầm...?

Các tủ điện, trạm biến thế sừng sững hiên ngang thách thức người dân và du khách bằng dòng chữ "có điện nguy hiểm chết người" kèm hình ảnh đầu lâu xương chéo.

Những hình ảnh đó có thật sự văn minh trong lòng đô thị được nhiều người xem hiện đại? Việc ngầm hóa điện tại TP HCM "ngốn" khoảng 14.000 tỷ đồng, việc này tỉ lệ thuận hay nghịch với độ an toàn?

Những hình ảnh của phóng viên Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử được ghi nhận trên khắp địa bàn TP.HCM phần nào nói lên thực trạng đó.

Thiết nghĩ các cơ quan ban ngành, cần thanh tra toàn diện các công trình nghìn tỷ này, liệu có đảm bảo an toàn và đúng quy chuẩn theo quy định của pháp luật, luật điện lực.

Trong bài tới, chúng tôi sẽ phân tích những rủi ro trong việc ngầm hóa lưới điện trên địa bàn TP.HCM.

TP.HCM chi 14.000 tỷ đồng ngầm hóa lưới điện

Dự án ngầm hóa  lưới điện  tại TP HCM được UBND TP HCM  thông qua vào năm 2011, gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1, từ 2011  - 2015 ; Giai đoạn 2, từ 2015  - 2020 sẽ cơ bản hoàn  thành việc ngầm hóa lưới điện trung và hạ thế cho khu vực ngoại nội  thành, đến 2025 cơ bản hoàn  tất việc ngầm hóa lưới điện tại các quận... với tổng kinh phí khoảng 14.000 tỷ đồng. Sẽ có khoảng 5.000km dây điện trên không được ngầm hóa với 341 công trình. 

Từ năm 2011  - 2015, ngành điện lực TP HCM đã ngầm hóa hệ thống lưới điện trên 59  tuyến đường với tổng chiều dài 690 km dây điện trung thế và hạ thế với kinh phí khoảng 6.000 tỷ đồng. 

Từ năm 2016 đến hết quý I/2018 đã ngầm hóa 346,2 km lưới trung thế và 538 km lưới hạ thế. Đến nay, toàn Thành phố đã đạt tỷ lệ ngầm hóa khoảng 39% lưới điện trung thế và 14% lưới hạ thế. Trong các  tháng còn  lại của năm 2018, dự kiến sẽ hoàn  thành 237 km dây  trung  thế và 468 km lưới hạ thế và sẽ xuất hiện thêm bao nhiêu cái tủ điện? Kế hoạch đến năm 2020, Tổng công  ty dự kiến ngầm hóa 650 km dây điện  trung  thế, 1.150 km dây điện hạ thế. Dự kiến đến cuối năm 2020, toàn bộ khu vực trung tâm Quận 1, 3 sẽ được ngầm hóa 100%.

Bạn đang đọc bài viết TP.HCM: Những cảnh báo chết người trong ngành điện (Bài 2). Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hải Phòng: Bí thư Thành ủy thăm, tặng quà người có công
Chiều 17/4, Ông Lê Tiến Châu- Bí thư Thành ủy Hải Phòng đi thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ, Chiến sĩ Điện Biên, Thanh niên xung phong, Dân công hỏa tuyến tại quận Hải An. Nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 07/5/2024).

Tin mới

Ninh Bình: Khai hội Hoa Lư 2024
Tối 17/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Cố đô Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) đã long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.