Thứ bảy, 20/04/2024 22:33 (GMT+7)

Chuyên gia nói gì về cách đánh vần 'lạ' khiến phụ huynh hoang mang?

MTĐT -  Thứ hai, 27/08/2018 15:07 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Đoạn clip ghi lại cảnh cô giáo hướng dẫn phụ huynh cách dạy con lớp 1 đánh vần "lạ" đang gây nhiều tranh cãi trong dư luận và nhiều phụ huynh hoang mang.

Cụ thể, những ngày gần đây, trên mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại cảnh giáo viên tiểu học hướng dẫn phụ huynh cách đánh vần từng âm tiết, với những cách rất lạ.

Theo đó, “Ki” đọc là: cờ - i - ki. “Uôn” đọc là: ua - nờ - uô; “Qua” đọc là: Cờ - ua - qua.

Đoạn clip sau đó đã được phụ huynh có con vào lớp 1 chia sẻ trên mạng xã hội, thu hút hàng triệu lượt xem, qua đó nhiều phụ huynh đã bày tỏ hoang mang với cách đánh vần lạ này.

Theo chia sẻ của người đăng tải clip, cách đánh vần trên được giáo viên dạy theo sách "Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục" của GS Hồ Ngọc Đại.

Hình ảnh cô giáo hướng dẫn các đánh vần "lạ" cho học sinh lớp 1 đang khiến nhiều phụ huynh hoang mang. 

Được biết, chương trình "Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục" là một trong năm phương án dạy học và tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số được Bộ GD&ĐT triển khai thí điểm từ năm học 2008 - 2009. Sau đó, Bộ chủ trương mở rộng chương trình này để nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho học sinh tiểu học và hiện đang được áp dụng thử nghiệm tại nhiều địa phương, nhất là tại các trường học ở miền núi. 

Trao đổi với Zing về vấn đề này, ông Tạ Ngọc Trí - Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD&ĐT cho biết, sẽ vào cuộc xác minh clip trên.

Đại diện Bộ GD&ĐT cho hay đây không phải chương trình giáo dục phổ thông mới. Bộ GD&ĐT đang xác minh và sẽ sớm có thông tin về việc này.

Tuy nhiên, theo Dân Trí nhận xét về cách đánh vần này, GS. TS Nguyễn Văn Lợi - nguyên Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học Việt Nam lại cho biết trên trang cá nhân rằng: "Thật ra cách đánh vần như clip là cách đánh vần theo chương trình sách Tiếng Việt Công nghệ giáo dục của GS. Hồ Ngọc Đại".

Theo GS Nguyễn Văn Lợi, cô giáo trong clip tuân thủ đúng theo phương pháp của giáo trình này. Trong clip, cô giáo dạy học sinh phân biệt cách viết phân biệt ia, ua, ưa (âm tiết không có âm cuối) với iê, uô, ươ (khi có âm cuối). Cô cũng dạy cách viết phân biệt C (khi có nguyên âm u, o, ơ) với cách viết K (khi có nguyên âm i), với cách viết Q (khi có âm đệm u).

Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 theo Chương trình Giáo dục công nghệ. 

Ở chương trình này, ngay từ lớp 1, đã dạy cho học sinh phân biệt khái niệm âm (vị) (ví dụ âm /cờ/ và chữ (kí tự) (c, k (ca), q (cu), dạy HS lớp 1 các khái niệm ngôn ngữ học như âm tiết, tiếng, âm đầu, vần, thanh điệu, âm cuối, âm đệm.

Đây là những vấn đề, kiến thức, khái niệm của ngữ âm học và khoa học về chữ viết. Theo các tác giả của chương trình cải cách, để cho học sinh hiểu sâu về cấu tạo âm tiết Tiếng Việt, từ đó phát huy sức sáng tạo của học sinh, có thể và cần thiết dạy cho học sinh lớp 1 các kiến thức, khái niệm ngữ âm học.

Đó chính là sự khác biệt giữa chương trình cải cách và chương trình dạy Tiếng Việt truyền thống.

“Tôi không thể đưa ra câu trả lời đánh giá tính đúng/sai và tính hiệu quả trong giáo dục của chương trình cải cách, dù chỉ giới hạn trong sự cái cách dạy học sinh lớp1 đánh vần Tiếng Việt. Bởi vì,đây là vấn đề khoa học, cần thận trọng trong đánh giá.

Được biết chương trình cải cách đã được thực nghiệm mấy chục năm, nhưng đến nay, vẫn chưa có kết luận cuối cùng về tính đúng/sai, tính hiệu quả của những cải cách trong chương trình nói chung và về phương pháp dạy Tiếng Việt nói riêng”, GS Lợi cho hay.

Cũng theo GS Lợi, chúng ta có thể hiểu và thông cảm với những lo lắng, thậm chí hoang mang của nhiều phụ huynh, khi xem clip cải cách cách đánh vần Tiếng Việt bởi nhiều người lo lắng, cách dạy đánh vần tiếng Việt như clip trình chiếu sẽ được/bị đưa vào sách khoa lớp 1 sắp tới…

Tài liệu Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục đã được Hội đồng thẩm định của Bộ GD-ĐT đánh giá là tạo ra một số nét khác biệt đáng ghi nhận trong phương pháp dạy học tiếng Việt.

Tài liệu này có những ưu điểm như: Vận dụng định hướng học qua thực hành, giúp học sinh hiểu khái niệm và có kỹ năng ngôn ngữ. Thông qua “chuỗi việc làm” trên lớp theo yêu cầu “thầy thiết kế, trò thi công” để học sinh tự hình thành kiến thức và rèn luyện kỹ năng đọc và viết. Đồng thời, giúp học sinh nắm vững các quy định về chính tả để viết đúng và phát triển kỹ năng đọc thành tiếng. Phương pháp “lập mẫu” và “dùng mẫu” để học sinh tự lập ra các vần mới, tiếng mới có những hiệu quả nhất định. Một số hoạt động, chẳng hạn thao tác phân tích tiếng bằng tay, có phần khơi gợi được hứng thú của học sinh.

Tài liệu cũng được nhìn nhận là có một số hạn chế như: Việc rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích cấu trúc âm tiết và luyện phát âm đối với học sinh bản ngữ (tiếng Việt) không thật sự cần thiết và không phù hợp với phương pháp học bản ngữ,v.v..

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Chuyên gia nói gì về cách đánh vần 'lạ' khiến phụ huynh hoang mang?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Hàng loạt nguy cơ sức khoẻ khi thời tiết nắng nóng
Cái nóng như thiêu đốt đem lại gánh nặng và các bệnh liên quan đến nắng nóng (nhiệt) thường là tăng thân nhiệt. Tăng thân nhiệt đề cập đến bất kỳ tình trạng nào mà cơ thể không thể duy trì nhiệt độ và xử lý nhiệt đúng cách.
Kon Tum quyết định huỷ gói thầu hơn 77 tỷ đồng
UBND tỉnh Kon Tum vừa đưa ra quyết định hủy thầu đối với Gói thầu số 03 trong Dự án Xác định ranh giới sử dụng đất, đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính, lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng đất...
Bài thơ: Đời...
Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc///Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn///Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn///Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất