Thứ sáu, 29/03/2024 06:56 (GMT+7)

Đề thi Lịch sử THPT Quốc gia 2018: Những điểm thú vị nhất

MTĐT -  Thứ tư, 27/06/2018 13:24 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trước đây, đề thi Lịch sử thường được cho là nặng về việc kiểm tra mức độ nhớ sự kiện của thí sinh, nhưng 2 năm gần đây, các câu hỏi được thiết kế để kiểm tra mức độ hiểu.

Theo nhận định của các thầy cô giáo thuộc tổ Lịch sử – Hệ thống giáo dục HOCMAI, dựa trên 2 mã đề 302 và 306 đề thi môn Lịch sử kỳ thi THPT Quốc gia 2018, đề thi năm nay có nhiều điểm thú vị.

Các thầy cô đánh giá, năm 2018 là năm đầu tiên xuất hiện câu hỏi thuộc chương trình Lịch sử lớp 11 trong đề thi THPT Quốc gia với 8 câu hỏi (chiếm 20%), trong đó có 3 câu hỏi thuộc phần Lịch sử thế giới về các chủ đề: Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười năm 1917; Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945); Nước Nga sau cách mạng tháng Mười năm 1917 và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Thí sinh thi ngày cuối kỳ thi THPT Quốc gia 2018 tại Hà Nội đã gặp mưa ngay khi ra khỏi phòng thi.

Phần lịch sử Việt Nam với khoảng 5 câu hỏi chủ yếu thuộc giai đoạn từ năm 1858 – 1918. Các câu hỏi lớp 11 chủ yếu ở mức độ Nhận biết; Thông hiểu; trong đó câu 35 mã đề 306 được xếp vào câu hỏi ở cấp độ Vận dụng, đòi hỏi sự móc nối kiến thức Lịch sử 11, 12 giữa Lịch sử Việt Nam và Lịch sử thế giới.

Năm nay, xuất hiện nhiều câu hỏi về nước Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô cũng như tác động của cách mạng tháng Mười Nga với quá tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. Đây được cho là điểm khá thú vị của đề thi.

Các thầy cô giáo cũng cho rằng, đề thi bao quát toàn bộ các chuyên đề của Lịch sử thế giới hiện đại. Đặc biệt, trong nhiều năm liên tiếp, đề thi xuất hiện câu hỏi về chủ đề “toàn cầu hóa” – một vấn đề rất trọng tâm của chương trình Lịch sử thế giới 12 đồng thời cũng là một xu thế phát triển căn bản của thế giới trong giai đoạn hiện nay.

Các câu hỏi thuộc phần lịch sử Việt Nam chủ yếu khai thác về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1945 – 1954 nhưng không xuất hiện dạng bài mới lạ hoặc các chủ đề có tính thời sự.

Có khoảng 10% tổng số câu hỏi của đề thi thuộc dạng bài so sánh. Theo đó, để làm được bài đòi hỏi học sinh phải nắm vững kiến thức về các sự kiện đồng thời có sự phân tích, tổng hợp, bao quát và đánh giá vấn đề mới có thể hoàn thành tốt.

Trước đây, đề thi Lịch sử thường được cho là nặng về việc kiểm tra mức độ nhớ sự kiện của thí sinh đặc biệt là khi có thông tin môn sử được tổ chức thi trắc nghiệm thì dư luận vẫn cho rằng đề trắc nghiệm chỉ kiểm tra được mức độ nhớ. Trong đề thi 2 năm gần đây, không có các câu hỏi kiểm tra về nhớ mốc thời gian, mà các câu hỏi được thiết kế để kiểm tra mức độ hiểu.

Theo Người đưa tin

Bạn đang đọc bài viết Đề thi Lịch sử THPT Quốc gia 2018: Những điểm thú vị nhất. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Dạy triết ở Trường ĐH VinUni
Trong các tiết học Triết học, thay vì lý thuyết suông về các vấn đề vĩ mô, sinh viên VinUni sẽ được học cách nghi ngờ, cách phản biện, không tin lời người khác nói, thậm chí là không nghĩ lời giảng viên luôn đúng.

Tin mới

Michelin Guide vinh danh khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc
Michelin Guide vừa giới thiệu danh sách 11 khách sạn giữa thiên nhiên ấn tượng nhất châu Á. Khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc thuộc khu phức hợp nghỉ dưỡng – giải trí Phu Quoc Marina vinh dự là đại diện Việt Nam duy nhất góp mặt trong danh sách này.
Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.