Thứ bảy, 20/04/2024 10:43 (GMT+7)

GS. Hồ Ngọc Đại: 'Tôi không để tâm việc họ chỉ trích mình'

Cẩm Anh -  Chủ nhật, 09/09/2018 07:13 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nói về những ý kiến tranh luận trên mạng xã hội thời gian qua về cách dạy đánh vần rất lạ đối với công chúng là ô vuông và hình tròn, GS. Hồ Ngọc Đại tâm sự nhiều người chỉ trích nhưng ông không để ý.

Để thành công trong sự nghiệp giáo dục cần thay đổi cả nội dung và hình thức

Sáng ngày 8/7, tại trụ sở Báo Giao thông, Câu lạc bộ Café Số đã tổ chức buổi tọa đàm với chuyên đề “Công nghệ giáo dục trong kỉ nguyên 4.0” với phần trình bày của GS. Hồ Ngọc Đại.

Buổi tọa đàm "Công nghệ giáo dục trong kỉ nguyên 4.0”.

Trước khi đi vào nội dung chính, TS. Đại chia sẻ về quá trình thực hiện những cải cách trong giáo dục từ những năm 60, khi nền giáo dục thế giới đang biến động nhưng Việt Nam không hề có động thái gì. Khi ấy, ông cho rằng nền giáo dục cũ không thể tồn tại, thể chế giáo dục cũ cũng không thể tồn tại.

Ông phân tích sự thấy bại của giáo dục phổ thông thế giới năm 60 là do những người làm về phương pháp chỉ chú trọng phương pháp, giữ lấy nội dung  cũ, những người thay đổi hẳn nội dung thì lại giữ phương pháp cũ.

Nếu chỉ thay đổi 1 trong 2 yếu tố nội dung và phương pháp thì không thể thành công. Cho nên, GS Hồ Ngọc Đại cho rằng cần phải thay đổi cả nội dung và phương pháp.

Từ việc dự giờ trường thực nghiệp lớp 2 tại nước ngoài, trong 45 phút, học sinh giải được 40 phương trình, ông Đại đã hoàn thiện luận án, thay đổi phương pháp giảng dạy. Tuy nhiên, ngày đó chỉ có 3 người ủng hộ điều này. Trong đó, một thầy giáo của ông nói, “tôi thấy anh nhiệt tình quá tôi ủng hộ, nếu anh thành công thì vòng nguyệt quế trên đầu anh, còn nếu thất bại hai vai già này gánh”.

Đánh vần với ô vuông và hình tròn: Người không biết thì không “chấp”

Tại buổi tọa đàm, chủ biên của cuốn sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục gây xôn xao dư luận thời gian qua khẳng định, cuốn sách ông dành tâm huyết và công phu nhất là Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục.

Theo ông Đại, trẻ con rất hồn nhiên và tin người lớn, lớp 1 phải đưa những thứ tốt đẹp vào đó. "Tất cả chương trình của tôi không bao giờ ôn tập, phải tận dụng từng giây phút của học sinh. Tôi là người cuối cùng viết lại cuốn Tiếng Việt, để chịu trách nhiệm tôi ký tên tôi”, ông Đại chia sẻ.

GS. Hồ Ngọc Đại chia sẻ tại buổi tọa đàm. 

Nói về những ý kiến tranh luận trên mạng xã hội thời gian qua về cách dạy đánh vần rất "lạ" với ô vuông và hình tròn trong sách giáo khoa Công nghệ giáo dục lớp 1, GS. Hồ Ngọc Đại tâm sự nhiều người chỉ trích ông nhưng trường Thực nghiệm vẫn tồn tại. Việc lên tiếng trước dư luận chỉ làm mọi chuyện thêm phức tạp. Những người không biết gì mà chỉ trích, ông sẽ không “chấp”.

Và điều mấu chốt ông muốn đưa ra là: "Bố mẹ không có quyền áp đặt trẻ con, hãy để các con có quyền. Hãy tạo cho trẻ con được hưởng những cái mới chưa ai có. Không thể bác bỏ những cái cũ nhưng cần phải có một nền giáo dục mới nhất để trẻ con được hưởng những thành tựu đó".

Ông Đại khẳng định, học sinh 6 tuổi học sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục sau một năm, chữ nào chắc chắn chữ đó nên không thể tái mù chữ. Người trưởng thành, hay học sinh cấp hai, cấp ba nếu viết sai thì do thầy, cô dạy chưa đúng.

GS.TSKH Hồ Ngọc Đại sinh năm 1936, là nhà khoa học giáo dục. Năm 1968, ông theo học ĐH Tổng hợp Lomonosov tại Moscow, Liên Xô (nay là Liên bang Nga).

Năm 1976, ông hoàn thành luận án tiến sĩ về "Những vấn đề tâm lý trong giảng dạy Toán học hiện đại cho học sinh cấp 1". Hai năm sau, ông sáng lập Trung tâm Công nghệ Giáo dục.

Năm 1979, sách Công nghệ Giáo dục được đưa vào giảng dạy ở trường Thực nghiệm Công nghệ giáo dục (do chính GS Hồ Ngọc Đại sáng lập).

Năm 1986, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Thị Bình lúc đó đã quyết định khuyến khích các địa phương dùng bộ sách của GS Hồ Ngọc Đại.

Năm 2000, sách bị dừng thực nghiệm do Luật Giáo dục quy định thực hiện một chương trình, một bộ sách giáo khoa thống nhất trong cả nước.

Năm 2006, Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục đã được Bộ trưởng GD&ĐT Phạm Vũ Luận cho phép đưa trở lại thực nghiệm ở một số trường tiểu học sau một số năm dừng thực nghiệm thông qua đề tài nghiên cứu cấp bộ: "Nâng cao chất lượng dạy tiếng Việt cho học sinh các dân tộc thiểu số".

Năm 2016, Hội đồng thẩm định của Bộ GD&ĐT đánh giá về cơ bản,sách Công nghệ giáo dục đảm bảo yêu cầu về mục tiêu, chuẩn kiến thức, kỹ năng của trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.

Bạn đang đọc bài viết GS. Hồ Ngọc Đại: 'Tôi không để tâm việc họ chỉ trích mình'. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ