Thứ sáu, 19/04/2024 19:26 (GMT+7)

Một nửa cử nhân ra trường không sử dụng đến bằng đang học

MTĐT -  Thứ hai, 20/03/2017 09:54 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Học sinh Việt Nam đang chọn nghề theo kiểu: nhiều người chọn, áp lực của phụ huynh,… rồi đến khi ra trường khoảng 50% lại không sử dụng đến tấm bằng đã học.

Nói về định hướng nghề nghiệp trong tương lai tại chương trình tọa đàm hướng nghiệp “Khám phá tính cách và tối ưu hóa năng lực bản thân cùng Enneagram” diễn ra ngày 18/3 tại Hà Nội, Tiến sĩ Lê Thẩm Dương (giảng viên trường Đại Học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng, việc người chọn nghề hay nghề chọn người có sự biện chứng hai bên.

Nghề chọn người nhưng người không chọn nghề thì cũng sẽ không thể thành công. 

Và, không tìm được đam mê, không tìm được sở trường thì chỉ có thể chấp nhận thua cuộc”, Tiến sĩ Lê Thẩm Dương nhấn mạnh. 

Vị Tiến sĩ này nhìn nhận, sinh viên Việt Nam hiện nay dù khi học có thể rất giỏi thì nhiều bạn vẫn rơi vào tình huống không xin được việc. Đây là vấn đề đang hết sức được quan tâm. 

Ở nước ngoài, ngay từ lớp 1, các em đã được học bàn tròn để chà sát khiến các em thể hiện năng lực, sở thích của bản thân. Tuy nhiên khi áp dụng mô hình này áp dụng ở Việt Nam với tên gọi mô hình trường học mới (VNEN) thì lại không thành công.

Ông Dương cho biết thêm, học sinh Việt Nam đang chọn nghề theo kiểu: nhiều người chọn, áp lực của phụ huynh, nghề nào nhiều tiền… rồi đến khi ra trường khoảng 50% lại không sử dụng đến tấm bằng đang học. 

Kết quả 4 năm mất tiêu, phí nhất là chi phí nguồn lực của tuổi trẻ. Nếu nhìn ở tầm quốc gia đó là sự mất mát về nguồn lực nhân sự. 

Chính vì vậy, con người cần tự hướng nghiệp là điều chắc chắn nhưng nghề cũng phải hướng mình. Tức là nghề nghiệp đó cũng phải phù hợp với năng lực bản thân. Hai bên phải hướng nhau, phải tìm hiểu lẫn nhau”, ông Dương lưu ý.

Theo Giáo dục Việt Nam

Bạn đang đọc bài viết Một nửa cử nhân ra trường không sử dụng đến bằng đang học. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...