Thứ năm, 28/03/2024 23:55 (GMT+7)

Nguyên nhân nào khiến giáo dục TP. Hà Nội “vỡ trận”!?

DOÃN KIÊN - TRÍ PHÚC -  Thứ hai, 20/08/2018 12:43 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo số liệu của Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hà Nội cung cấp năm học 2018-2019, HS vào lớp 1 có khoảng 180.000 em tăng 48.000 em so với năm 2016. Có lớp sĩ số lên đến gần 70 HS (quy định không quá 35).

LTS: Những năm gần đây, vừa bước chân vào ngưỡng cửa tri thức các em ở các quận nội thành TP Hà Nội đã phải đối mặt với việc nhồi nhét do tình trạng thiếu trường, thiếu lớp. Năm nay, có khoảng 180.000 học sinh (HS) vào lớp 1, có những lớp sĩ số lên đến gần 70 HS. Với số lượng như vậy, chất lượng đào tạo sẽ ra sao, cùng hàng loạt các hệ luỵ khác. Nhóm PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử cùng đọc giả đi tìm nguyên nhân của vấn đề này.

Những con số “giật mình”

Theo số liệu của Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hà Nội cung cấp năm học 2018-2019, HS vào lớp 1 có khoảng 180.000 em, tăng 48.000 em so với năm 2016. Vào lớp 6 có 130.600 em tăng 17.200 em, vào lớp 10 là 104.858 em tăng 22.000 em.

Năm nay trên địa bàn toàn TP Hà Nội có 180.000 HS vào lớp 1. (Ảnh minh hoạ)

 Theo quy định mỗi lớp sĩ số không quá 35 học sinh, nhưng chỉ riêng năm nay HS vào lớp 1 đã cần tới 5.100 lớp. Trên thực tế nhiều trường đã tận dụng tối đa các khu vực có thêt làm chỗ giảng dạy nhưng cũng không thể đáp ứng nổi. Bởi tình trạng này đã diễn ra nhiều năm nay, nhất là ở các quận Thanh Xuân, Hà Đông, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai…

Cụ thể tại quần thể chung cư Linh Đàm (phường Hoàng Liệt, Hoàng Mai) có mật độ dân số cao nhất nhì Hà Nội. Hiện tại, khu đô thị này có khoảng 9.000 hộ nhưng chỉ có duy nhất một trường tiểu học. 

Chỉ tính riêng số lượng HS vào lớp 1 trường Chu Văn An (quận Hoàng Mai) năm nay là 1.147 HS (năm trước là 719 HS).

Tổng số học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 gần 3000 nghìn HS (năm trước là 2000 HS). Và dự kiến năm học tới sẽ tăng lên khoảng 4000 HS. Theo quy chuẩn thì năm học này trường phải cần tới 85 lớp mới đảm bảo vấn đề dạy và học. Tuy nhiên, dù cố gắng nhà trường cũng chỉ bố trí được 57 lớp.

Dù đã rất cố gắng nhưng nhà trường cũng không thể lo đủ số phòng học.

 Ông Nguyễn Thế Hùng – Chủ tịch HĐND phường Hoàng Liệt trao đổi với báo chí: Để giải quyết bài toán trên, trường phải cho học sinh nghỉ học luân phiên do nhà trường không đủ phòng học. Tình trạng học này đã kéo dài nhiều năm nay.

Qua tìm hiểu thêm, ở các quận khác cũng có chung tình trạng như vậy. Trường Phan Đình Giót (quận Thanh Xuân, Hà Nội) năm nay là 67HS/lớp (năm trước là 65HS/lớp).

Trường tiểu học Nghĩa Đô (Cầu Giấy) năm nay là 66HS/lớp (năm trước là 64HS/lớp); Trường Dịch Vọng A năm nay là 62HS/lớp, Trường Tiểu học Thanh Xuân Trung (Thanh Xuân) năm nay là 65HS/lớp. Trường tiểu học Phú La (Hà Đông) năm nay là 60HS/lớp,

Chị Nguyễn Thị Nguyệt, Nhân viên văn phòng (quận Thanh Xuân, Hà Nội) có con học Trường Tiểu học Thanh Xuân Trung lo lắng nói: "Với lớp học lên đến gần 70 cháu thì học làm sao nổi, trong khi đó năm đầu tiên các cháu cần có sự quan tâm, chăm sóc, uốn nắn sát sao của thầy cô để luyện chữ, rèn người.

Dẫu biết việc học của các cháu sẽ không đảm bảo nhưng trường nào cũng đông như vậy. Phụ huynh chúng tôi cũng đành phải chấp nhận chứ biết làm thế nào".

Một giáo viên dạy lớp 1 (quận Thanh Xuân) chia sẻ: Giáo viên lên lớp phải dùng mic mới giảng được bài. Hôm nào về cũng rất mệt, có hôm mất cả tiếng vì phải vật lộn với số lượng HS gấp đôi so với quy định, thực sự áp lực rất lớn đối với chúng tôi.

Lộ diện nguyên nhân

Quy hoạch của thành phố Hà Nội nhiều nơi bị phá vỡ với việc xuất hiện hàng loạt các bất cập từ giao thông, cơ sở hạ tầng đến xây dựng trường học. Bởi sự ra tăng dân số đột biến ở các quận, khu vực đang triển khai hàng loạt các dự án bất động sản.

Thế nhưng, ngay cả khi đã có quy hoạch để xây dựng trường nhưng vẫn không được thực hiện.

Trước đó, Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã có loạt bài phản ánh về việc các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, không phù hợp quy hoạch phải di chuyển khỏi nội đô theo Luật Thủ đô năm 2012 và Quyết định 130 của Thủ tướng Chính phủ.

Tuy nhiên, nhiều đơn vị không chỉ chây ì, rồi tìm cách xin điều chỉnh quy hoạch từ trường học, công trình công cộng, đất cây xanh… thành chung cư, khu thương mại.

Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tháng 6/2017 gửi UBND Tp Hà Nội có tới 114 cơ sở phải di dời khỏi nội đô. Trong số này đa phần nằm trong quy hoạch dùng để xây dựng trường học, công trình công cộng, cây xanh...

Cũng tại báo cáo này thì từ năm 2003 đến nay (15 năm) thành phố mới chỉ di dời được 65 cơ sở công nghiệp đã có quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang xây dựng nhà ở, trường học, hạ tầng kỹ thuật, đất dịch vụ thương mại. 30 cơ sở công nghiệp, UBND TP chấp thuận chủ trương hoặc phê duyệt quy hoạch cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Ông Nguyễn Tân Cương, Chi cục phó Chi cục quản lý đất đai TP Hà Nội cho biết: "Chúng tôi đã lập các danh mục cơ sở phải di dời theo quyết định số 130 của Thủ tướng. Trong đó quy định đối với những cơ sở ô nhiễm môi trường thì UBND cấp tỉnh phải lập danh mục báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường định hướng phê duyệt di dời.

Loại thứ 2 không phù hợp với quy hoạch thì Sở là cơ quan thường trực của Tp lập danh mục và báo cáo UBND Tp, thông qua HĐND thành phố phê duyệt. Hiện nay chúng tôi đang rà soát lại chính sách, quy chế di dời, lộ trình di dời".

Tuy nhiên, theo ông Cương thì thời hạn năm 2020 là không thể hoàn thành vì phải thực hiện theo cơ chế mới.

Vừa bước vào ngưỡng cửa tri thức các em đã phải đối mặt với thiếu trường, thiếu lớp (anh rminh hoạ).

 Các bậc phụ huynh cho rằng việc con em mình đang phải chịu cảnh nhồi nhét khi thiếu trường, thiếu lớp nghiêm trọng trong những năm gần đây, trách nhiệm này không chỉ của riêng Sở Quy hoạch kiến trúc, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài nguyên và Môi trường mà còn của cả những người lãnh đạo đứng đầu thành phố.

Ngày 5/12/2016, báo cáo về tác động của Luật Thủ đô sau 3 năm thi hành, ông Phan Hồng Sơn, Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội nhấn mạnh: Thành phố đã xác định lộ trình đến năm 2020 sẽ di dời 117 cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn 12 quận ra khỏi nội thành. Theo 4 giai đoạn: Giai đoạn 1: 4 quận nội thành gồm: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng. Giai đoạn 2: di dời các cơ sở vừa gây ô nhiễm môi trường không phù hợp quy hoạch. Giai đoạn 3: di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường; Giai đoạn 4: di dời các cơ sở còn lại.

Bài 2:Quận Thanh Xuân điểm nóng “thiếu trường, thiếu lớp”

Bạn đang đọc bài viết Nguyên nhân nào khiến giáo dục TP. Hà Nội “vỡ trận”!?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Dạy triết ở Trường ĐH VinUni
Trong các tiết học Triết học, thay vì lý thuyết suông về các vấn đề vĩ mô, sinh viên VinUni sẽ được học cách nghi ngờ, cách phản biện, không tin lời người khác nói, thậm chí là không nghĩ lời giảng viên luôn đúng.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.