Thứ sáu, 19/04/2024 08:34 (GMT+7)

Những thầy giáo bảo vệ môi trường

Ngọc Tân (TH) -  Thứ sáu, 20/11/2020 14:57 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngoài việc chăm lo cho sự nghiệp trồng người, những thầy giáo này còn là tấm gương sáng trong công tác bảo vệ môi trường.

Làm du lịch thân thiện với môi trường

Từ làng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp) chạy thẳng vào bên trong là một khu đất rộng 4.000 m2, xung quanh là những ngôi nhà làm bằng tre, đậm chất miền Tây dân dã, nêu cao việc bảo vệ môi trường. Địa điểm này là homestay "Ngôi nhà tre" của thầy Huỳnh Trịnh Quốc Phong - một giáo viên kiêm nghề... du lịch.

Được biết, trước đây, thầy Phong dạy Toán bằng tiếng Pháp ở một trường THPT, về sau thầy chuyển sang dạy ở Trường THCS Lưu Văn Lang (Tp.Sa Đéc, Đồng Tháp) cho đến nay.

Thầy giáo Huỳnh Trịnh Quốc Phong.

Theo thầy Phong, cơ duyên đến với nghề từ những chuyến du lịch nước ngoài, thầy bắt gặp những khách sạn 5 sao làm bằng tre thật ấn tượng. Thế là thầy nảy sinh ý tưởng làm homestay tại địa phương bằng cách tận dụng nguyên liệu tre - loại cây có khắp nơi ở vùng quê mình. Và "Ngôi nhà tre" ra đời, từ không gian bên ngoài đến những vật dụng bên trong đều được làm bằng tre.

Tại đây, du khách có thể thả mình vào không gian yên tĩnh, ngắm vẻ đẹp của các loài hoa kiểng, cùng ăn, ở, sinh hoạt với gia đình và có những trải nghiệm thực tế về cuộc sống của người dân Sa Đéc. Khung cảnh nơi này rất yên bình vì nằm giữa cánh đồng hoa rộng 5 ha của làng hoa Sa Đéc. Ngoài nghỉ ngơi, du khách còn có thể tự do câu cá, chèo thuyền…

Thầy Phong chia sẻ: “Ở "Ngôi nhà tre" không sử dụng ống hút nhựa, ly nhựa cũng đổi thành ly thủy tinh... Tất cả những điều này cũng nhằm nhắc nhở du khách việc bảo vệ môi trường. Hiện nay rác thải, túi nilon xả ra môi trường quá nhiều. Mình phải làm sao để người ta không sử dụng những vật dụng gây ô nhiễm môi trường nữa...”.

Chiếc tủ đa năng bảo vệ môi trường

Thầy giáo vật lý 9X Hoàng Phúc Vinh (29 tuổi) và nhóm học sinh Trường THCS Nguyễn Văn Quỳ (huyện Nhà Bè, Tp.HCM) với sáng chế mô hình tủ đa năng bảo vệ môi trường đã thu hút sự tò mò và thích thú của nhiều bạn trẻ tại khu trưng bày các sản phẩm sáng tạo của cuộc thi Thiết kế, chế tạo và ứng dụng 2019.

Sau một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu các mô hình tái chế rác thải nhựa trong nước và thế giới, từ đó, cứ mỗi tối đi dạy về, thầy Vinh lại ngồi cặm cụi cắt rồi khoét các chai nhựa thành đủ các mô hình khác nhau để trồng cây, nuôi cá hay thậm chí là làm bóng đèn trang trí cho ngôi nhà.

Thầy Vinh mang ý tưởng tái chế rác thải nhựa vào trường học và cùng hướng dẫn học sinh làm các vật dụng tái chế chai nhựa.

Không dừng lại ở các mô hình tại nhà, thầy Vinh mang ý tưởng tái chế rác thải nhựa vào trường học và cùng hướng dẫn học sinh làm các vật dụng tái chế chai nhựa. Và ý tưởng về một cái tủ đa năng bảo vệ môi trường đã được hình thành.

Giáo cụ dạy học được tái chế từ rác thải

Cũng giống như thầy Hoàng Phúc Vinh, với đam mê và nhiệt huyết, thầy giáo trẻ Nguyễn Hữu Quyết (trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, Thanh Xuân, Hà Nội) đã tích hợp việc giáo dục môi trường cho học sinh thông qua các giáo cụ trực quan được làm bằng rác thải. Giáo cụ đặc biệt này không chỉ giúp học sinh nhớ kiến thức mà còn góp phần bảo vệ môi trường. Bài giảng theo đó cũng trở lên sinh động, hấp dẫn hơn.

Thầy giáo trẻ Nguyễn Hữu Quyết.

Theo thầy Quyết, từ việc nhận thấy hộp xốp, ống hút, túi nilon, vỏ chai nhựa… là những sản phẩm được sử dụng hằng ngày nhưng lại khiến môi trường bị ô nhiễm nặng, thầy Quyết và những người bạn đã tạo ra đồ dùng học tập trực quan. Trong đó, việc tái chế rác thải thành đồ dùng dạy học vừa mang lại hiệu quả giáo dục vừa tiết kiệm được kinh phí và bảo vệ môi trường.

Giải pháp này được thầy giáo trẻ mang đến cuộc thi “Tuổi trẻ ứng phó với biến đổi khí hậu” do Cổng Thông tin điện tử Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Cơ quan phát triển Pháp, Đại sứ quán Pháp, Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam tổ chức năm 2019.

Từ đồ dùng học tập được tái chế từ rác thải, những bài giảng cũng trở lên sinh động, hấp dẫn hơn.

Ngoài ra, thầy còn cho học sinh thực hiện hoạt động tích hợp trong các bài tập về môi trường ở nhà như lập và xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường ở địa phương. Thông qua mô hình và các hoạt động này, học sinh lĩnh hội được kiến thức và rất thích thú với mỗi tiết học.

Bạn đang đọc bài viết Những thầy giáo bảo vệ môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Ếch
Con ếch ngồi ở đáy giếng///Vì sao nó kêu rất to,///và huyênh hoang quá đỗi?///Giương đôi mắt lồi, nó đang chứng tỏ điều chi?
Ninh Bình: Khai hội Hoa Lư 2024
Tối 17/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Cố đô Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) đã long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.