Thứ sáu, 26/04/2024 04:13 (GMT+7)

RTN 20: Cây bút thần ngoại truyện

MTĐT -  Thứ năm, 13/02/2020 08:43 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Xin chào tất cả các bạn! Tôi là Cây Bút Thần của Mã Lương đây, hẳn các bạn còn nhớ chứ?

Xin chào tất cả các bạn! Tôi là Cây Bút Thần của Mã Lương đây, hẳn các bạn còn nhớ chứ? Bây giờ, tôi đã hơn bảy trăm tuổi rồi nhưng trí tuệ vẫn thông tỏ, nhanh nhẹn, hoạt bát như tuổi mười bảy vậy. Có lẽ các bạn đang thắc mắc bây giờ cậu chủ của tôi như thế nào rồi? Ôi, cậu ấy đã “ra đi mãi mãi không hẹn ngày trở lại” từ nhiều thế kỉ trước!

Còn vì sao tôi vẫn tồn tại ư? Những ai đã đọc truyện đều biết là tôi được một ông Tiên tặng cho Mã Lương trong giấc mơ của cậu, và tôi vẽ ra vật gì thì vật ấy cũng sẽ xuất hiện, tôi thật là đặc biệt các bạn nhỉ! Phần thân tôi được làm bằng gỗ sồi, phần cọ được làm bằng lông hổ, khi đó tôi đã có vòng gắn lông bằng bạc rồi, rất “xịn xò” đúng không?

Từ khi cậu chủ mất, tôi không có ai chăm sóc hay sử dụng cả, điều đó khiến tôi rất buồn và cảm thấy trống vắng. Thế là tôi quyết định đi du lịch trên khắp Thế giới để hiểu biết thêm về văn hóa quê hương. Tôi đã đi đến nhiều tỉnh thành trong đất nước Trung Hoa rộng lớn, ngắm hết giang sơn cẩm tú, tôi quyết định đi thêm nhiều nơi khác nữa. Suốt nhiều năm qua, tôi đã tự mình đi chu du những quốc gia như Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mông Cổ... Và hiện giờ tôi đang ở Việt Nam. Tôi ở đây đã được hơn 15 năm kể từ khi họ bắt đầu có những bước tiến mới trong công nghệ.

Hậu duệ của họ bút chúng tôi cũng được phát triển dần theo năm tháng. Loại bút đầu tiên, tôi - nay không còn được sử dụng để viết nữa, mà để vẽ. Bây giờ bao nhiêu loại bút mực, bút bi, bút chì, bút dầu, bút máy,.... đã thay thế chúng tôi nhờ sự tiện dụng của chúng. Tất nhiên quan hệ họ hàng gia tộc của chúng tôi rất tốt bởi vì tất cả những cây bút được sinh ra là để thực hiện “sứ mệnh” viết cao cả của mình mà.

Cách đây một tuần, tôi đã vô tình gặp một chàng trai trẻ là bút bi. Trông cậu ta rất “bảnh”, cư xử khá nhã nhặn nên tôi đến làm quen. Qua trò chuyện tôi mới biết cô chủ của anh ta là một học sinh học chăm chỉ, giỏi giang nên anh học được rất nhiều điều. Anh ta tự hào về họ hàng nhà bút bi của mình lắm. Anh ta kể về họ bút bi nhà

mình một cách say mê: “Cụ biết không, bút bi là loại bút đang phổ biến nhất thế giới đấy ạ. Học sinh tiểu học còn bé thì dùng bút chì hay bút mực nhưng lên bậc Trung học Cơ sở cũng chuyển qua dùng bút bi hết luôn. Các xí nghiệp, nhà máy hay cơ quan nhà nước mỗi nhân viên đều có ít nhất một cây bút bi trên mỗi bàn làm việc cụ ạ!”. Theo anh ta, hiện tại Chi bút bi trong họ bút là Chi phổ biến nhất vì sự tiện dụng cũng như giá khá rẻ. Song vì quá trình ở với cô chủ khá thông thái nên giúp bút bi ta hiểu rất rõ về những vấn đề nhức nhối của môi trường hiện nay, anh ta thật thà bày tỏ: “Dù rất biết ơn cô chủ đã chăm sóc và quý mến cháu nhưng cháu vẫn buồn vì ngoài cháu cô ấy còn dùng nhiều cây bút bi khác. Cháu không ganh tị với các bạn ấy mà là vì tất cả bọn cháu đều được làm bằng nhựa nên vẫn rất độc hại cho môi trường, cháu cũng đã nhiều lần nghe mẹ cô ấy khuyên cô nên giảm sử dụng bút bi, thay thế ruột bút khi hết mực mà cô vẫn chưa thực hiện được”.

Cụ biết không: “Cứ mỗi giây trôi qua, có 125 cây bút bi trên Thế giới được bán ra. Như thế, mỗi năm Trái đất này phải è cổ để chịu đựng gần 4 tỉ cây bút bi bằng nhựa thải ra, chưa nói đến những độc hại từ chì, màu ở trong ruột  bút còn tồn dư”. Có lần theo cô chủ đến lớp học môn Hóa cháu nghe thầy giáo của cô ấy nói như thế cụ ạ. Cháu thấy ông giáo vừa nói vừa lắc đầu mệt mỏi, ra chiều lo lắng lắm.

Cháu rất tự hào khi Cụ Nội cháu được sinh ra ngày 30/10/1888 tại Hoa Kỳ bởi Giáo sư John Loudon đầy danh giá và được loài người ưa chuộng, nhưng bây giờ cháu thực sự lo lắng vì sự tăng dân số khủng khiếp của chi nhánh bút bi nhà cháu, ông ạ! Cháu yêu dòng tộc, cháu tự hào về dòng tộc nhưng cháu cũng yêu thiên nhiên, cháu yêu Trái đất này – nơi dòng tộc cụ cháu mình được sinh ra ạ. Bây giờ trong cháu có những khắc khoải, những đấu tranh và dằn vặt mà cháu chưa biết làm sao ông ạ.

Tôi nghe chàng bút bi tâm sự mà thấy thật cảm động vì trên đời này thật hiếm có cây bút nào lại tự thấy được điểm yếu của mình và chấp nhận nó. Tôi cũng thầm băn khoăn, chẳng lẽ bút bi lại có nhiều ưu thế hơn bút chì, bút máy hay các anh chị bút của chúng nhỉ. Tôi liền thắc mắc:

- Chẳng lẽ con người lại không biết tác hại của bút bi hay sao mà vần sử dụng chúng như một món đồ tất yếu thế cháu?

- Thưa cụ, dĩ nhiên họ biết điều ấy chứ. Thậm chí nhiều người đã tạo ra các hoạt động nhằm giảm thiểu mức độ sử dụng bút bi, rồi là thu gom bút bi cũ làm đồ tái chế, nhưng số người dùng bút bi thì vẫn thế, không có dấu hiệu giảm mà đang tăng thêm. Lượng bút bi được các nhà máy sản xuất bán ra hàng năm vẫn tăng nhiều đấy cụ ạ.

- Vậy theo cháu, con người họ có cách gì để giảm việc sử dụng bút bi không?

- Dạ có! Đầu tiên là họ có thể chuyển qua sử dụng bút chì, bút máy...; còn khi dùng bút bi xong thì có thể giữ lại phần vỏ, thay phần ruột mới. Rồi tái chế bút bi thành hộp đựng bút, bình đựng hoa. Hay là... À, mà khoan, sao cụ lại hỏi cháu việc đó ạ?

- À chẳng là ta gặp không biết bao nhiêu cô bút cậu bút bi như cháu nhưng ít ai mà dám nêu khuyết điểm của mình và cách để giải quyết vấn đề tự tin như cháu nên ta hỏi. Sau này chắc chắn ta sẽ viết một bài viết về cuộc nói chuyện của ta và cháu lần này.

- Vâng ạ. Cháu rất cảm ơn cụ ạ!

Tôi chào tạm chàng bút bi trẻ rồi tiếp tục cuộc hành trình của mình. Tôi đến các trường học, các khu du lịch và những vịnh đẹp nhất tại Việt Nam như Hạ Long, Nha Trang... mới biết là ô nhiễm môi trường vì rác thải nhựa, mà cụ thể là bút bi như thế nào. Các em học sinh nhiều khi chưa sử dụng hết mực đã vứt bỏ bút, các em ấy cũng sử dụng quá nhiều bao vở bằng nilon hay là các chai nhựa, ống hút nhựa đáng lẽ còn có thể sử dụng mà các em cũng vứt đi làm tôi thật sự rất buồn.

Trong hành trình của mình tôi đã gặp nhiều Trường học có phong trào “Nói không với rác thải nhựa” (SAY NO TO PLASTIC), họ khuyến khích học sinh không sử dụng đồ nhựa dùng một lần, giảm thiểu dùng đồ nhựa trong đời sống cũng như ở học đường, sử dụng các sản phẩm thay thế đồ nhựa như chai thủy tinh, ống hút tre, ống hút gạo, bình nước inox cá nhân, không dùng bìa nilon mà bao vở bằng giấy báo cũ để tiết kiệm, sử dụng túi vải, balo vải… Thật đáng khen phải không các bạn!

Trên đường đi tôi gặp rất nhiều rác thải từ làng quê nghèo cho đến các thành phố đông đúc, góc chợ, cuối dãy phố, bên bờ biển hay ngay cả những công viên xanh rì cỏ cũng lù lù một đống rác thải nào là bao nhựa, ly trà sữa, bút bi, túi nilon… Có những cửa biển rác thải dập dềnh theo sóng, những

chiếc chai nhựa, chiếc can đựng dầu, dép nhựa… nổi trôi, nước đen ngòm, mùi bốc lên khủng khiếp trong cái nắng đầu hè oi ả…

Mặc dù hàng ngày tôi đến các trường học để nói chuyện, tuyên truyền, chia sẻ với các em học sinh về việc phòng chống rác thải nhựa, sự tác động mạnh mẽ của nhựa lên môi trường sống của chính các em và được Nhà trường cũng như học sinh hưởng ứng rất nhiệt tình nhưng tôi vẫn luôn cảm thấy băn khoăn, trăn trở luôn luôn.

Nhiều đêm tôi không ngủ, trong giấc mơ hiện về những đống rác thải nhựa ven đường cùng với những bải biển dập dềnh chai lọ, thau chậu nhựa, màng bọc thực phẩm, cả những đôi bao tay bằng nhựa cao su… Tôi băn khoăn nghĩ về “sứ mệnh” khi được sinh ra của mình, tôi vẽ gì thì điều đó là sự thật, tôi vẽ gì thì vật đó sẽ được hiện lên ngay trước mắt… Tôi đi vào rừng sâu, tôi đi lên núi cao, tôi về vùng biển xa, tôi phải đi tìm lại chính “sứ mệnh” của mình. Tôi gặp một tảng đá có màu xanh ngọc bích nổi trên một thảm cát trắng và lúc đó trong tôi như có một luồng khí mạnh thôi thúc tôi phải vẽ được một sinh vật đầy “quyền năng” với rác thải nhựa, với nilon và vô vàn thứ khác. Tôi cảm thấy trong người tràn đầy nhựa sống và minh tuệ, trước mắt tôi là một sinh vật lợi khuẩn mà người thường không thấy được – sinh vật có màu trắng ánh kim, nó gần như trong suốt với những cái vòi như bạch tuộc, nó có 2 chân phía sau chắc chắn để đỡ cái bụng khá to, đôi chân trước dài và có vẻ nhanh nhẹn như một đôi tay vậy. Sinh vật này có đôi mắt lồi và cái miệng to ngoác ra trông rất dễ thương. Ôi, tôi cảm thấy vui mừng quá đỗi, “đấng quyền năng” của rác thải  nhựa đây rồi. Tôi thầm đặt tên cho nó là “Next Dream” – trông nó long lanh như viên kiêm cương, dễ thương như một chú ếch và ngồ ngộ, ghê ghê như một con bạch tuộc. Tôi bắt đầu vẽ “Next Dream”, tôi vẽ với tất cả đam mê và mộng ước, tôi say sưa vẽ với mong muốn có càng nhiều Next Dream thì càng giảm dần rác thải nhựa, cái miệng ngoác to của nó càng làm tôi thích thú. Lợi khuẩn “Next Dream” tôi vẽ ra chỉ biết ăn rác thải nilon, rác thải nhựa, những gì mà con người bỏ ra không phân hủy được thì “Next Dream” sẽ ngấu nghiến ăn hết.

Ngày đêm tôi vẽ, vẽ không biết mệt mỏi, tôi chỉ ăn uống chút chút rồi lại tranh thủ vẽ, tôi vẽ mà luôn sợ mình không còn đủ thời gian để vẽ nữa vậy. Lợi khuẩn “Next Dream” tôi vẽ ra sinh sản nhanh, cái miệng ngoác ra đầy dễ thương của chúng ăn nhựa, nilon như hạm. Rồi chúng thải ra chất mùn màu tro, chất mùn đầy khoáng chất, phù hợp cho nhiều loại cây trồng. Bà con nông dân trộn chất mùn của lợi khuẩn “Next Dream” với đất rồi gieo trồng, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu càng làm tôi thêm phấn chấn để vẽ.

Tôi đi đến nhiều nơi để vẽ, tôi vẽ ngày, tôi vẽ đêm, vẽ trên núi cao, vẽ bên bờ biển vắng, vẽ đến đâu lợi khuẩn “Next Dream” nhanh chóng bò đi tìm “thức ăn” đến đấy, những núi nilon cao ngất mà loài người gọi là “Ô nhiễm trắng” được “Next Dream” nhanh chóng tiêu hao, “phân hủy” bởi cái bao tử “siêu to khổng lồ”…

“Next Dream” giống như những đứa con ngoan ngoãn của tôi, chúng giúp cho loài người khống chế được nạn “Ô nhiễm trắng”, chúng giúp cho nhà nông cải thiện được đất đai trồng trọt… Nhưng với sứ mệnh của mình tôi chỉ biết vẽ mà không biết đến khi nào thì tôi không vẽ được nữa, tôi cũng không biết những đứa con ngoan “Next Dream” sẽ làm việc được đến bao giờ. Điều này hẳn là khó ai giúp tôi trả lời được! Vì thế, tôi vẫn muốn loài người phải tìm cách để  bảo vệ chính họ, trả lại cho Trái đất những gì vốn có xinh đẹp và tươi tốt trước đây. Tôi vẫn muốn các bạn phải rèn luyện ý thức, lối sống xanh, sống tiết kiệm, sống tối giản, một lối sống giảm thiểu nhựa, lối sống gần gũi thiên nhiên. Tôi vẫn vẽ cho đến khi không thể vẽ được lợi khuẩn “Next Dream” nữa các bạn thân yêu ạ, bởi tôi là Cây Bút Thần mà ahihohoho.

Tặng các bạn 2 câu thơ “chế” theo trend “thanh xuân” nè:

“Sống xanh như một tách trà

Tái chế thì tốt – Thải ra thì đừng”

Người dự thi: Võ An Bảo Thơ - Học sinh lớp 6/2 - Trường THCS Thái Nguyên, Lộc Thọ, Nha Trang, Khánh Hòa

Địa chỉ nhà: 12A1 Ngô Thời Nhiệm, phường Tân Lập, Nha Trang, Khánh Hòa.

Số điện thoại: 0919887759

Bạn đang đọc bài viết RTN 20: Cây bút thần ngoại truyện. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Võ An Bảo Thơ

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.