Thứ năm, 25/04/2024 16:17 (GMT+7)

Tài liệu học tập làm khổ học sinh

Trần Ngọc Tuấn -  Thứ sáu, 11/10/2019 08:45 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Không phủ nhận tác dụng tích cực của tài liệu học tập nhưng nếu bị lạm dụng, sử dụng tràn lan, có “lượng” mà không có “chất” như hiện nay sẽ đem đến nhiều hệ lụy cho học sinh…

Trong buổi họp cha mẹ học sinh mới đây, phụ huynh có con học lớp 11 tại một trường THPT tại quận Tân Bình, TP.HCM phàn nàn về việc nhà trường buộc các em phải mua tài liệu “lưu hành nội bộ” của trường. Tài liệu này gồm hầu hết các môn học, được giáo viên tổ bộ môn trong trường soạn, sau đó “liên kết” với phòng photo trường để “xuất bản” và bán cho học sinh. Lý do mà vị phụ huynh này phàn nàn là, hiệu quả học tập không nhiều, tốn tiền mua và con em họ phải mang những chiếc cặp nặng nề đến lớp…

Ngay từ cấp 1, học sinh đã phải quá tải vì mang cặp với những tập tài liệu nặng nề

Không phủ nhận tác dụng tích cực của tài liệu học tập, nếu nó hệ thống kiến thức giáo khoa một cách khoa học, đưa thêm kiến thức mới, những bài tập thực hành mở rộng, nâng cao.  Nhưng nếu bị lạm dụng, sử dụng tràn lan, có “lượng” mà không có “chất” sẽ đem đến nhiều hệ lụy cho học sinh. Không cứ phải mọi môn học đều cần có tài liệu, vì có môn chỉ cần sách giáo khoa là đủ. Dĩ nhiên là mọi môn học đều cần thiết vì đó là kiến thức phổ thông. Nhưng tâm lý ai cũng coi môn mình là… “số 1” của giáo viên đã chuyển thành áp lực học tập nặng nề bằng tài liệu.

Đáng nói là nhiều tài liệu viết lại những kiến thức y chang như sách giáo khoa, không có thêm gì mới. Học trò lớp 10 bức xúc về tài liệu môn giáo dục quốc phòng: “Nhiều kiến thức chỉ cần thực hiện vài động tác nhưng giáo viên lại soạn cả trang giấy trong tài liệu, buộc chúng em phải học thuộc lý thuyết rất vất vả”. Bên cạnh tài liệu chung của trường, nhiều giáo viên còn buộc học sinh photo thêm tài liệu riêng của mình soạn. Vì vậy học sinh quá tải về kiến thức, và nhiều tài liệu không hề đụng đến suốt những năm học phổ thông.

Tác hại của việc quá lạm dụng tài liệu là không hề nhỏ: Tăng thêm gánh nặng tài chính cho phụ huynh. Tạo áp lực nặng nề thêm cho người học. Làm cho học sinh có thái độ ỷ lại, lười ghi chép, thiếu chủ động trong việc tiếp nhận kiến thức, là nguyên nhân của cách học “vẹt”. Giáo viện dễ bị hệ lụy với cách dạy rập khuôn, sáo mòn; thiếu chủ động, sáng tạo, không có nhiều phát hiện mới và thiếu “lửa” nhiệt huyết trong các bài giảng. Nguy hại hơn, nếu nhà trường và các tổ bộ môn coi tài liệu học tập là kiến thức trọng tâm để kiểm tra đánh giá kiểu “học gì thi nấy” sẽ dẫn đến hệ lụy của việc dạy học tủ, là rào cản rất lớn cho sự đổi mới giáo dục. 

Mặc khác, theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, đối với học sinh THCS, việc mang cặp quá nặng trong thời gian dài sẽ tác động đến khung xương, dẫn đến vẹo cột sống, ảnh hưởng đến tim mạch, suy tim. Cân nặng cặp sách mà trẻ mang tốt nhất là không quá 10% trọng lượng cơ thể.                                                                                 

Bạn đang đọc bài viết Tài liệu học tập làm khổ học sinh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.