Thứ sáu, 29/03/2024 16:36 (GMT+7)

Trường TH Chu Văn An: Đoàn liên ngành liệu có “quên” kiểm tra ATVSTP

NHÓM PHÓNG VIÊN -  Chủ nhật, 17/09/2017 10:19 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngay sau khi có thông tin các cháu nghi bị ngộ độc thực phẩm, UBND quận Hoàng Mai đã chỉ đạo thành lập đoàn liên ngành, sáng ngày 14/9 đoàn kiểm tra tại trường tiểu học Chu Văn An.

Để thông tin đến bạn đọc sau khi Môi trường và Đô thị Việt Nam phản ánh vụ việc nghi ngộ độc thực phẩm tại trường tiểu học Chu Văn An (Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội) trước đó. Ngay sau đó, liên tiếp trong hai ngày, hai đoàn thanh kiểm tra trường tiểu học Chu Văn An đã làm rõ những nội dung trên. Tuy nhiên, theo thông tin nhóm PV nắm được còn nhiều vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) bị “bỏ quên" và liệu đoàn kiểm tra có thực sự khách quan!?

Những dấu hiệu bất thường!?

Qua trao đổi với ông Nguyễn Bách Lợi, Trưởng phòng kinh tế quận Hoàng Mai được biết ngay sau khi có thông tin các cháu nghi bị ngộ độc thực phẩm, UBND quận Hoàng Mai đã chỉ đạo thành lập đoàn liên ngành. Sáng ngày 14/9 đoàn kiểm tra tại trường Chu Văn An và kết thúc lúc 12h10' cùng ngày.

Tại buổi làm việc đoàn liên ngành đã kiểm tra cơ sở vật chất bếp ăn cũng như một số vấn đề liên quan, sáng ngày 15/9/2017 phòng kinh tế phối hợp với Chi cục ATVSTP Hà Nội tiếp tục kiểm tra.

Trường tiểu học Chu Văn An (Hoàng Mai, Hà Nội)

 Nội dung trong biên bản làm việc của đoàn liên ngành cũng như phòng kinh tế phối hợp với Chi cục ATVSTP Hà Nội, Nhóm PV đã phát hiện nhiều vấn đề bị bỏ “quên”. 

Trên biên bản làm việc của Đoàn liên ngành quận ghi rõ ý kiến của bà Lê Thị Thêu, Hiệu trưởng nhà trường: “Ngày 13/9 có 108 cháu nghỉ học, 102 cháu nghỉ học với lý do viêm Amydan, sốt xuất huyết, còn 6 cháu có triệu trứng đau bụng, đi ngoài, một số cháu sốt. Có 3 học sinh đi khám tại bệnh viện, nhà trường cũng đã gọi điện hỏi thăm các con bị sốt kèm biểu hiện đi ngoài. Các con đi viện Nhi đã về gia đình, sức khoẻ của các con dần ổn định”. 

Tuy nhiên, biên bản không hề nhắc gì đến việc các cháu có biểu hiện ngộ độc thực phẩm.

Biên bản làm việc của Chi cục ATVSTP HN lại ghi: “Đến 8h 30' ngày 13/9/2017 nhà trường thống kê tổng số học sinh nghỉ 108 cháu, 56 nghỉ 11/9/2017; 37 cháu (12/9/2017) cũng trong tình trạng tương tự.

Cũng thông tin do bà Dương Thị Thục Oanh, chuyên viên phòng kinh tế Hoàng Mai cho PV biết cụ thể tên học sinh khám ở viện nào? Về hai con số của hai biên bản đã cho thấy không khớp nhau. Việc nữa số liệu các cháu nằm viện mà PV được phụ huynh cung cấp vẫn nằm ngoài danh sách không được nhà trường thống kê, báo cáo? Liệu những học sinh nằm viện bị “quên” có ảnh hưởng đến kết luận hay không?

Cũng dựa trên thông tin biên bản 102 học sinh nghỉ ốm chỉ hai lý do viêm Amydan và sốt xuất huyết không hiểu phụ huynh có ý kiến gì khi biết biên bản này?

Với mức độ nhiều cháu cùng mắc 1 bệnh giống nhau nhà trường hay các cơ quan y tế trong đoàn kiểm tra có lưu tâm hoặc cảnh báo gì khi số lượng nhiều người cùng một bệnh tại cùng địa điểm? 

Biên bản đoàn liên ngành quận Hoàng Mai

 Theo số liệu nhà trường báo cáo có tổng cộng 2.029 học sinh trong đó có 1.737 học sinh đăng ký ăn bán trú, nhà trường không thuê nhà thầu nấu ăn mà tự nấu.

Với số lượng 10 nhân viên bếp phục vụ cho khoảng 1.700 học sinh có đảm bảo hay không?

Trước câu hỏi của PV, vì sao sáng ngày 14/9/2017 trong khi đoàn liên ngành kiểm tra nhà trường trong biên bản không ghi nhận việc một số nhân viên bếp ăn không mặc đồng phục, không đội mũ, không đeo khẩu trang vẫn vận chuyển xe đồ ăn và chia đồ ăn tại các lớp?

Bà Dương Thị Thục Oanh trả lời: Lúc chia đồ ăn đoàn làm việc trên phòng vì đoàn hôm ấy làm việc đến hơn 12h mới xong. Việc chấp hành kém các quy định về vệ sinh của nhân viên hay coi thường các quy định về đảm bảo ATVSTP ngay trước sự chứng kiến của bà Giang Thị Thuý Nga, Phó hiệu trưởng trường TH Chu Văn An.

Một chi tiết khác là việc kiểm tra nguồn nước sinh hoạt trong bếp ăn không được ghi trong biên bản làm việc, PV được biết nhà trường có trạm nước giếng khoan ngay cạnh. Theo lãnh đạo nhà trường thì sử dụng hoàn toàn nước bình Lavie!?

Thế nhưng trong hồ sơ phòng kinh tế cung cấp cho PV không có số liệu nhà trường sử dụng bao nhiêu bình nước trong ngày?

Trong biên bản có ý kiến ông Phạm Đăng Vĩnh trạm trưởng trạm thú y Hoàng Mai nhắc đến: Đề nghị nhà trường xem ngày hôm đó các cháu uống nước gì, giữ lại bình nước nếu còn mang đi xét nghiệm.

Khu vực bếp ăn nhà trường sạch sẽ, tuy nhiên việc nước rò rỉ tại bể rửa nhà trường hứng bằng chậu thau, đề nghị nhà trường khắc phục, vì chính chậu thau đó đựng rau, thịt. Phải chăng nguồn nước ở bể không đảm bảo?

Vậy bếp ăn nhà trường dùng nguồn nước nào để rửa đồ ăn và các dụng cụ nhà bếp?

Khu nước giếng khoan của trường tiểu học Chu Văn An

 Nhà trường dùng nguồn thực phẩm nào?

Tại buổi làm việc PV được biết thực phẩm do Công ty TNHH sản xuất và Thương mại Khánh Thịnh (địa chỉ 113 nhà B khu tình nghĩa, Đường Lương Khánh Thiện, P. Tương Mai, Hoàng Mai, Hà Nội) cung cấp cho nhà trường.

Qua tiếp cận tài liệu (hồ sơ chỉ có các bên cung cấp đồ ăn trong ngày 12/9-PV) PV được biết lộ trình đường đi của thực phẩm qua khá nhiều nhà cung cấp rồi mới đến bếp ăn trường Chu Văn An. 

Điển hình như việc cung cấp thịt lợn, để có những kg thịt từ Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam - Chi nhánh số 2 Hà Nội. Công ty Khánh Thịnh không ký trực tiếp với Công ty CP Việt Nam mà ký kết hợp đồng kinh tế mua các loại thịt (lợn, gà, bò) với hộ kinh doanh cá thể Nguyễn Thị Sửu (số 8, tổ 59, phố Lương Khánh Thiện, P. Tương Mai, Hoàng Mai, Hà Nội) và bà Sửu ký hợp đồng mua thịt của công ty CP Việt Nam? 

Ngoài thịt lợn lấy bên công ty CP Việt Nam - Chi nhánh số 2 Hà Nội, còn thịt gà và bò như ký hợp đồng với công ty Khánh Thịnh bà Sửu sẽ phải lấy hàng nơi khác vì theo Giấy chứng nhận vệ sinh thú y của Chi cục thú y Hà Nội cấp cho hộ kinh doanh Nguyễn Thị Sửu đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y để: Sơ chế gia súc, gia cầm chứ không phải giết mổ? Như vậy, để đến được bếp ăn nhà trường các thực phẩm trên có qua nhiều “cầu” mới đến được bếp ăn nhà trường?

Biên bản làm việc của Chi cục ATVSTP Hà Nội

 Khi những khuất tất chưa có lời giải đáp thì phụ huynh và cả xã hội vẫn chưa thể yên tâm mỗi khi con đến trường và đặc biệt hàng loạt cháu có biểu hiện ngộ độc thực phẩm nhưng đến nay vẫn chưa được đánh giá và kết luận một cách thoả đáng.

Theo BS. Nguyễn Trung Nguyên, Trung tâm Chống độc (BV Bạch Mai), ngộ độc thực phẩm là tình trạng bệnh lý gây nên khi người bệnh ăn phải thực phẩm không sạch, mà nguyên nhân gây bệnh có thể do vi khuẩn, virus, kí sinh trùng hay độc tố của chính thực phẩm người ta ăn phải, cũng có khi do chất độc còn tồn đọng lại từ quá trình sản xuất, chế biến và bảo quản thực phẩm gây nên.
Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm rất đa dạng nhưng chủ yếu là những triệu chứng của đường tiêu hoá sớm nhất sau ăn là đau bụng, buồn nôn, nôn, đi ngoài phân lỏng. Tuy nhiên cũng có nhiều bệnh nhân lại không có biểu hiện về tiêu hoá (không nôn, không đi ngoài..) nhưng  thể hiện ở mức độ nặng hơn như: loạn nhịp tim, co giật…
Khi có dấu hiệu ngộ độc thức ăn do nhiễm khuẩn gây tiêu chảy, bệnh nhân nên đến trạm y tế, trung tâm y tế gần nhất để được khám và điều trị sớm.  Nếu nặng hơn, nôn nhiều, không uống thuốc được, mất nước rõ, tụt huyết áp... thì phải được theo dõi và điều trị tại bệnh viện, với quá trình điều trị toàn diện và phức tạp hơn, theo dõi chặt chẽ hơn.

Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử sẽ thông tin đến bạn đọc những thông tin mới nhất…

Bạn đang đọc bài viết Trường TH Chu Văn An: Đoàn liên ngành liệu có “quên” kiểm tra ATVSTP. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.