Thứ bảy, 20/04/2024 18:10 (GMT+7)

Giới thiệu cuốn sách đặc biệt của một cựu tử tù

Phan Ngân -  Thứ năm, 19/10/2017 16:26 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Lần đầu tiên, nhà xuất bản Công an Nhân dân phối hợp với Chi hội Nhà văn Công an và Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam giới thiệu cuốn sách của một cựu tử tù hình sự

Đó là cuốn tiểu thuyết “Núi Mẹ” của tác giả Nguyễn Đức Nguyên, do Đại tá, Nhà văn Đặng Vương Hưng- Phó tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam tổ chức bản thảo và Nhà xuất bản Công an nhân dân cấp phép ấn hành.

Các đại biểu tham dự tại buổi lễ ra mắt


Tác phẩm sẽ được giới thiệu trước báo giới và bạn đọc vào lúc 9 giờ, ngày 19/10/2017 (thứ Năm) tại Nhà xuất bản Công an nhân dân (92 Nguyễn Du, TP. Hà Nội).

Bìa cuốn tiểu thuyết "Núi mẹ" được giới thiệu trong chương trình

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại buổi lễ Giới thiệu tác phẩm "Núi mẹ"

 Nhà xuất bản Công an Nhân dân phối hợp với Chi hội Nhà văn Công an và Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam giới thiệu cuốn sách 

Về tác giả Nguyễn Đức Nguyên, anh sinh ngày 1 tháng 3 năm 1962, quê gốc ở xã Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định; lớn lên tại Chộc Vằng, thị trấn Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.

Tháng 2 năm 1979, khi cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc nổ ra, Nguyễn Đức Nguyên còn là cậu học sinh lớp 10, mới 17 tuổi, đã xung phong vào bộ đội cầm súng chiến đấu chống quân Trung Quốc xâm lược.

Được biên chế vào Tiểu đoàn 9 bộ đội địa phương Lộc Bình, Nguyên có mặt tại Tú Mịch, một vùng chiến sự ác liệt. Sau chiến tranh, hai phần ba quân số của đơn vị đã hi sinh. Anh đã bám trụ ở địa bàn giáp biên gian khổ của vùng biên giới Lạng Sơn ấy suốt 10 năm trời.

Năm 1989, Nguyên được phục viên với quân hàm Thượng sỹ. Vợ anh là chị Bế Thị Thượng làm giáo viên mầm non, lương rất thấp. Do nhà quá nghèo, chị phải đứng tên làm đơn vay Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thông Lộc Bình 5 triệu đồng để buôn bán. Đó là khoản tiền khá lớn (vì hồi đó giá vàng là 170 ngàn đồng một chỉ). Nhưng trong một chuyến sang Trung Quốc lấy hàng, Nguyên đã bị kẻ xấu lừa mất trắng…

Để có tiền trả nợ, Nguyên đành phải đánh liều, nhận lời “ngồi tù thuê” cho một “Đại gia” ở vùng biên giới Lạng Sơn, với thỏa thuận mồm: Sau khi ra tù, “Đại gia” kia sẽ trả món nợ 5 triệu đồng vay ngân hàng của vợ anh. Nhưng đáng buồn là khi Nguyên đã hoàn thành “hợp đồng” 3 năm trong trại giam Yên Trạch (1990 – 1993) trở về với đời thường, thì “Đại gia” kia cũng vỡ nợ và… trốn biệt tăm. Số tiền 5 triệu nợ vẫn còn đó. “Hợp đồng miệng” trả nợ hộ đã không được ai giải quyết. Cho tới năm 1999, ngân hàng tuyên bố “lãi mẹ đẻ lãi con” từ 5 triệu đã thành… 20 triệu! Thậm chí, họ còn làm văn bản đề nghị nhà trường đuổi việc của vợ Nguyên để gây sức ép.

Túng quá hóa liều, Nguyên đã đi buôn… hêrôin. Đó là một sai lầm chết người, khiến anh bị trả giá đắt. Bị bắt ngay trong chuyến hàng đầu tiên, dù chỉ vận chuyển có 300 gram ma túy, nhưng theo luật thời điểm đó, Nguyên đã bị mức án nặng nhất.

Cả Sơ thẩm (tháng 12 năm 1999) và Phúc thẩm (tháng 5 năm 2000) anh đều bị tuyên “Tử hình”! Người nhà và thậm chí cả Giám thị trại giam động viên mãi, Nguyễn Đức Nguyên mới chịu viết Đơn xin ân xá, nhờ người mẹ già trình lên Chủ tịch nước Trần Đức Lương...

Nguyễn Đức Nguyên bị Tòa án tuyên “Tử hình” từ tháng 12 năm 1999 và phải chờ đợi đến đến tháng 4 năm 2001 mới được Chủ tịch nước đồng ý tha tội chết. Nghĩa là Nguyên đã có hơn 500 ngày trong buồng biệt giam, thức trắng đêm không ngủ, chuẩn bị cho giờ phút vĩnh biệt thế giới này.

Cuốn sách ra đời vào chính những ngày tháng đó, đấy là vào tháng 5 năm 2011, khi Ban Giám thị Trại giam Nam Hà phổ biến Cuộc thi viết “Sự hối hận và niềm tin hướng thiện” do Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp tổ chức cho các phạm nhân đang thi hành án trên toàn quốc.

Sau khi được chuyển về Trại giam Nam Hà chấp hành án lao động cải tạo. Nguyên đã chăm chỉ lao động, chấp hành tốt nội quy trại giam và chưa một lần bị Quản giáo phê bình trong suốt thời gian đằng đẵng… 16 năm 7 tháng.

Chờ đợi mãi, rồi ngày 31 tháng 8 năm 2015, Nguyễn Đức Nguyên đã được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ký đặc xá tha tù về với gia đình.

Thế nhưng tháng 8 vừa rồi, vợ anh Nguyên đã thông báo về tình trạng sức khỏe của anh, anh bị bệnh nan y giai đoạn cuối

“Khi cuốn sách này đưa in, cũng là lúc gia đình đưa Nguyễn Đức Nguyên từ Lạng Sơn về Viện K Hà Nội để cắt bỏ khối u. Hi vọng, anh sẽ có đủ sức khỏe, tinh thần, nghị lực và cả sự may mắn để chiến thắng trong cuộc quyết đấu sinh tử cam go với số phận của chính mình” - Đại tá, Nhà văn Đặng Vương Hưng, thành viên Ban Tổ chức và Giám khảo của Cuộc thi “Sự hối hận và niềm tin hướng thiện” 2011 chia sẻ.

Nhà văn cũng nhận định rằng, mặc dù là tiểu thuyết đầu tay của một cây bút non trẻ, nhưng Núi Mẹ thấm đẫm chất sử thi về một vùng đất nổi tiếng anh hùng của tỉnh Lạng Sơn. Tôi cho rằng người viết tỏ ra khá am hiểu về địa chí, lịch sử và văn hóa của vùng đất này và có khả năng diễn đạt tốt.

Tác phẩm đã cố gắng thể hiện nhiều cuộc đời và số phận của người dân ở vùng biên cương phía Bắc đất nước. Có thể nhận ra những trang viết thấm đẫm tình yêu con người, thiên nhiên của miền đất Xứ Lạng. Với cảm hứng biết ơn và tri ân vùng đất đã sinh ra nuôi mình trưởng thành, Nguyễn Đức Nguyên đã dày công dựng lại lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ và hào hùng của quân dân vùng biên ải.

Điều ấy chứng minh người cựu tử tù hình sự này có tình yêu nồng cháy với mảnh đất biên cương nơi gia đình anh sinh sống. Có thể, những trang viết của anh chưa đạt tới chuẩn mực văn học nghệ thuật, nhưng giá trị của nó.

Theo tôi, đã vượt qua một cuốn sách thông thường bởi nó chuyển tải thành công một thông điệp nhân văn: Dù con người ta có thể gây ra tội lỗi, sai lầm tới đâu, nhưng sau khi đã chịu sự trừng phạt của pháp luật, được Nhà nước ân xá, thì khi họ trở về, hòa nhập với cộng đồng và xã hội, vẫn có thể đóng góp những điều tốt đẹp, trong khả năng của mỗi người.

Bạn đang đọc bài viết Giới thiệu cuốn sách đặc biệt của một cựu tử tù. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Chân dung được vẽ bằng lụa vụn.
Dự án "Những bức chân dung từ lụa vụn" đã khởi động, mục tiêu là hỗ trợ các nghệ nhân đằng sau các tác phẩm tranh lụa của Vụn Art.
Bài thơ: Đời...
Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc///Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn///Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn///Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất

Tin mới

Bài thơ: Đời...
Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc///Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn///Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn///Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất