Thứ ba, 19/03/2024 12:52 (GMT+7)

Hoa văn tại ngôi trường Đại học đầu tiên của Việt Nam

Hoàng Thoa -  Thứ tư, 08/07/2020 12:00 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam – Quốc tử Giám điểm đến cầu may mỗi dịp thi cử của các sĩ tử và cũng là nơi tìm hiểu về văn hóa lịch sử nước ta.

Văn Miếu được xây dựng từ tháng 8 năm Canh Tuất (năm 1070), tức năm Thần Vũ thứ 2 dưới thời vua Lý Thánh Tông (1054-1072), có tạc tượng Chu Công, Khổng Tử cùng tứ phối là Nhan Hồi, Tăng Sâm, Tử Tư, Mạnh Tử và hình vẽ các hiền nhân để thờ cúng. Việc thờ cúng các bậc hiền nhân cũng như đức Khổng Tử - người được suy tôn là nhà khai sáng của Nho giáo, một nhà tư tưởng, văn hoá, giáo dục kiệt xuất của Phương Đông.

Năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho xây nhà Quốc Tử Giám kề sau Văn Miếu phục vụ cho mục đích dạy học. Khi mới xây dựng, trường học chỉ dành riêng cho con cái hoàng tộc, quan lại và tầng lớp quý tộc thời đó. Đến năm 1253, vua Trần Thái Tông cho mở rộng Quốc Tử Giám và thu nhận cả con cái thường dân có học lực xuất sắc.

Đời vua Trần Minh Tông (1314 - 1329), Chu Văn An được cử làm quan Quốc Tử Giám Tư nghiệp (tương đương với chức vụ Hiệu trưởng ngày nay) và là thầy dạy trực tiếp của các hoàng tử. Đến năm 1370, Chu Văn An qua đời, được vua Trần Nghệ Tông truy phong tước Văn Trinh Công, cho thờ ở Văn Miếu, bên cạnh Khổng Tử. Văn Trinh Công được Đại Việt Sử Ký toàn thư đánh giá là “ông tổ của các nhà nho nước Việt”.

Sang thời Hậu Lê (1428-1789), Nho giáo rất thịnh hành, năm 1484, vua Lê Thánh Tông cho dựng bia Tiến sĩ để tôn vinh những người đỗ Tiến sĩ từ khoa thi năm 1442 trở đi. Các bia tiến sĩ liên tục được dựng trong thời gian gần 300 năm, đến ngày nay còn lại 82 tấm bia. 

Họa tiết rồng hướng đầu lên nhìn trời tại công chính Văn Miếu

Cổng Đại Trung Môn làm kiểu 3 gian, xây trên nền gạch cao, có mái lợp ngói mũi hài, có hai hàng cột hiên trước và sau, ở giữa là hàng cột chống nóc cùng họa tiết độc đáo trên nóc. Gian giữa cổng treo một tấm biển nhỏ đề 3 chữ sơn then “Đại Trung Môn”

Khuê Văn Các là công trình kiến trúc dạng cổ lầu, tầng gác bên trên là những kết cấu bằng gỗ, bốn góc có hàng lan can bằng gỗ tiện, mái ngói được nâng bởi những giá gỗ đơn giản, vững chắc mà thanh thoát. Bốn mặt bịt ván gỗ, mỗi mặt đều làm một cửa tròn có những thanh gỗ chống tỏa ra bốn phía. Cửa và thanh gỗ chống tượng trưng cho sao Khuê và những tia sáng của sao. Mé trên sát mái phía cửa ngoài vào treo một biển sơn son thiếp vàng ba chữ "Khuê Văn Các".

Hồ nước Thiên Quang Tỉnh (nghĩa là giếng soi ánh mặt trời), có hình vuông và khu nhà bia tiến sĩ. 82 tấm bia từ khoa thi năm 1442 đến năm 1779 được làm bằng đá, đặt trên lưng rùa đá, khắc tên các vị Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa, Hoàng giáp, Tiến sĩ. Đây là những di vật quý nhất của khu di tích. 

Khu trung tâm và là kiến trúc chủ yếu của Văn Miếu, gồm hai công trình lớn bố cục song song và nối tiếp nhau. Tòa nhà ngoài là Bái đường, Tòa trong là Thượng cung.

Khu Thái Học, trước kia đã có một thời kỳ đây là khu đền Khải thánh, thờ thân phụ, thân mẫu của Khổng Tử, nhưng đã bị phá hủy. Khu nhà Thái Học mới được thành phố Hà Nội xây dựng lại năm 1999.

Bạn đang đọc bài viết Hoa văn tại ngôi trường Đại học đầu tiên của Việt Nam. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nghệ An: Quỳ Châu có tân Chủ tịch UBND huyện
Sáng 18/3, Hội đồng Nhân dân huyện Quỳ Châu khóa XX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 khai mạc Kỳ họp thứ 14 (kỳ họp chuyên đề). Dự kỳ họp có đồng chí Nguyễn Như Khôi - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Lãnh đạo một số Sở, ban ngành.

Tin mới