Thứ sáu, 29/03/2024 16:02 (GMT+7)

“Lách” khai báo, trốn cách ly sẽ bị xử lý như thế nào?

MTĐT -  Thứ năm, 27/02/2020 15:54 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngày 25/2, cô gái đi từ vùng dịch Daegu (Hàn Quốc) đã khiến nhiều người bất bình với hành vi "lách" khai báo, trốn cách ly. Vậy pháp luật quy định như thế nào đối với các trường hợp này?

Mối hiểm nguy từ việc 'lách' khai báo, trốn cách ly

Theo báo Thanh Niên đưa tin, ngày 26/2, trên facebook lan truyền hình ảnh livestream vừa nhập cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) của một cô gái tự xưng quê ở Kiên Giang, về từ Daegu (thành phố tâm dịch Covid-19 của Hàn Quốc), sẽ đến Bình Dương. Cô chia sẻ bí quyết “lách” khai báo y tế việc về từ tâm dịch đến trốn cách ly.

Tuy nhiên, vấn đề này đã khiến cộng đồng mạng “dậy sóng” phẫn nộ vì hành động vô ý thức phòng dịch Covid-19, vô tránh nhiệm với sức khỏe người thân, cộng đồng của cô gái.

Đến chiều 26/2, cô gái trên đã được cách ly y tế tập trung để theo dõi, phòng lây nhiễm bệnh Covid-19 cho cộng đồng. Đồng thời, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Dương cũng tiến hành điều tra dịch tễ, lên danh sách tất cả những người đã có tiếp xúc gần với cô (trên máy bay, khi nhập cảnh, trên các đoạn đường di chuyển từ khi nhập cảnh đến khi được cách ly, gia đình, người thân) để khoanh vùng và giám sát sức khỏe trong những ngày tới.

Hành động trốn né cách ly của N.T.T. vấp phải sự chỉ trích gay gắt từ cộng đồng mạng

Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Dương, cô gái này sống tại Daegu (Hàn Quốc) nhưng đã quá cảnh qua thành phố lớn thứ hai của Hàn Quốc là Busan để đáp máy bay về TP.HCM. Khi nhập cảnh vào sân bay Tân Sơn Nhất, cô chỉ khai điểm xuất phát hành trình của mình là Busan (Hà Quốc), không nhắc tới Daegu để né việc phải cách ly y tế bắt buộc, và đã được phép nhập cảnh. Đây cũng là “bí quyết” mà cô gái livestream hướng dẫn cách “lách” khai báo y tế việc đến từ tâm dịch.

Các chuyên gia y tế cảnh báo, “lách” khai báo về từ tâm dịch Covid-19, trốn cách ly là hành động thiếu ý thức phòng dịch, vô trách nhiệm với sức khỏe cá nhân, gia đình và cả cộng đồng. Đó là mối nguy có thể khiến lây lan dịch bệnh.

Một bài học chính là trường hợp “bệnh nhân siêu lây nhiễm” Covid-19 của Hàn Quốc. Người phụ nữ 61 tuổi này đã từ chối kiểm tra y tế và đi nhiều nơi, khiến bệnh lây lan cho cộng đồng, cả thành phố Daegu (Hàn Quốc) trở thành ổ dịch. Hiện nay, Hàn Quốc trở thành ổ dịch Covid-19 lớn thứ 2 trên thế giới sau Trung Quốc

Sẽ bị xử lý ra sao?

Trao đổi với Vietnamnet về những trường hợp trốn khai báo/khai báo y tế không trung thực như trường hợp N.T.T, PGS.TS Trần Đắc Phu, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Chuyên gia cao cấp của Trung tâm đáp ứng dịch khẩn cấp (Bộ Y tế) nhấn mạnh, đã có quy định về xử phạt hành vi “lách” khai báo y tế và cưỡng chế cách ly.

Trả lời câu hỏi, hiện chúng ta chỉ mới căn cứ vào tờ khai y tế để quyết định việc thực hiện cách ly, nếu người  khai không trung thực, giống như trường hợp N.T.T  thì làm cách nào để phát hiện và hướng xử lý ra sao?

PGS. TS Trần Đắc Phu cho biết, Chính phủ đã giao cho Bộ Công an (lực lượng xuất nhập cảnh) phối hợp với các bộ ngành như Bộ Lao động Thương Binh & Xã hội (lực lượng quản lý lao động  ngoài nước), … để phối hợp và phát hiện.

“Kể cả về đến địa phương rồi, chính quyền cấp phường xã cũng phải tham gia cùng phát hiện, thậm chí cả người dân cũng tham gia phát hiện những trường hợp như thế”, ông Phu nói.

Ông khẳng định “nhiều chỗ có khả năng phát hiện” những trường hợp gian dối trong khai man tờ khai y tế.

Ông Phu cũng nhấn mạnh, cá nhân bị phát hiện hành vi khai man tờ khai y tế sẽ phải thực hiện cưỡng chế cách ly. Kèm theo đó, người này sẽ chịu xử phạt về việc khai báo dịch bệnh truyền nhiễm (được quy định trong Luật Truyền nhiễm, NĐ 176 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế).

Cũng trao đổi vấn đề này với TTO, luật sư Đỗ Ngọc Thanh (Đoàn luật sư TP.HCM) cho biết, ngày 1/2/2020, Thủ tướng đã ký quyết định số 173/QĐ-TTg về việc công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra nên các hành vi trốn tránh các biện pháp phòng tránh dịch bệnh đều bị xử lý.

Tùy tính chất và mức độ của hành vi mà người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hay xử lý hình sự.

Cụ thể, Điều 10, Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định người nào từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, sẽ bị phạt tiền 5-10 triệu đồng.

Bên cạnh đó, nếu người có hành vi trốn khỏi nơi cách ly mà mang mầm bệnh, lây nhiễm cho người khác còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 240 Bộ luật hình sự về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người.

Nếu bị truy tố, tùy theo mức độ gây thiệt hại mà người phạm tội có thể bị phạt tù lên đến 12 năm và có thể bị phạt tiền từ 20-100 triệu đồng.

P.V (tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết “Lách” khai báo, trốn cách ly sẽ bị xử lý như thế nào?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Vui hết nấc với giải đua KUN Happy Run Cần Thơ 2024
Trước thềm giải chạy VPBank Can Tho Music Night Run 2024, sáng ngày 13 - 4, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), thương hiệu KUN thuộc Công ty CP Sữa Quốc tế (IDP) và Nexus Sport Events sẽ phối hợp tổ chức giải KUN Happy Run Cần Thơ 2024.
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.

Tin mới

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.