Thứ sáu, 29/03/2024 14:25 (GMT+7)

Những người phụ nữ không có ngày 8/3

MTĐT -  Thứ ba, 06/03/2018 13:59 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Với phụ nữ, 8/3 là ngày họ được cả thế giới tôn vinh và chúc tụng. Tuy nhiên, ở đâu đó vẫn có nhiều người phụ nữ bị bỏ quên, sớm hôm tần tảo, nơm nớp kiếm tiền mưu sinh.

Nhiều phụ nữ bị "bỏ quên" trong ngày 8/3. Ảnh: Thời báo Doanh nhân.

Ngày8/3là của các chị làm cán bộ chứ,chứchúng tôi làm gì có ngày nào”

Trong nhiều gia đình vấn đề cơm, áo, gạo, tiền lại đặt nặng lên đôi vai của người phụ nữ. Họ vừa có trách nhiệm nuôi con, chăm sóc gia đình lại còn là trụ cột về kinh tế. Thậm chí ở nhiều vùng nông thôn, người phụ nữ khốn đốn đủ đường, là người chịu nhiều thiệt thòi nhất, họ gác lại hạnh phúc của bản thân, một thân một mình tha hương, bươn trải, kiếm sống nơi phố thị gửi tiền về nuôi con.

Có mặt tại chợ đầu mối Long Biên, tiếp xúc với nhiều phụ nữ ở tỉnh lẻ về đây kiếm sống, khi hỏi ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 các chị mong ước điều gì, nhiều chị còn không nhớ đó là ngày của giới mình.

Vắt vẻo đôi quang gánh trên lưng, chị Nguyễn Thị Tần (Hưng Yên) cho biết, từ sáng sớm, chị đã kịp gánh 10 chuyến hàng hoa quả từ xe tải đến các sạp hàng. Ngày nào cũng vậy, dậy từ 3 giờ sáng để đón hàng từ miền Nam ra. Giá của mỗi gánh hàng tuỳ thuộc vào độ dài của quãng đường, người khỏe thì kiếm nhiều, người yếu thì kiếm được ít.

Chị Tần thật thà “Tôi biết ngày 8-3, nhưng ngày đó với tôi thì cũng như ngày thường thôi”. Chị Mùa (Thanh Hóa) cũng không ngoại lệ. Khi chúng tôi hỏi về ngày 8/3, “đã bao giờ chị nhận được quà chưa?”.

“Chưa bao giờ! Ngày ấy là của các chị làm cán bộ chứ, chúng tôi làm gì có ngày nào”. Chị Tần chia sẻ.

Mong có việc làm mỗi ngày là mong ước lớn nhất của những phụ nữ làm lao động chân tay như chị Hoa. Ảnh: Thời báo Doanh nhân.

Kết thúc một ngày lao động mệt nhọc bên xe rác, chị Hoa (Hà Đông) thở dài trong não nề, “nếu có ngày 8/3 cho tôi thật thì tôi chỉ mong cho ngày nào cũng có việc mà làm”.

Với những người “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, niềm vui lớn nhất trong ngày 8/3 là kiếm được mấy chục nghìn gửi về phụ giúp chồng hoặc mẹ để chăm lo cho con. Khi người người, nhà nhà tặng nhau, chúc tụng nhau những hoa những quà thì còn có những con người phụ nữ bị bỏ quên họ lại đi nhặt nhạnh từng mảnh giấy bóng gói hoa đã nhàu nát, từng mảnh giấy bọc quà để đem về bán đồng nát.

 “Bán hoa nhưng chưa khi nào được tặng một bông hoa”

Ngày 8/3, ngày của phụ nữ, nhưng vẫn còn đó những người phụ nữ nhưng không hề biết rằng đó là ngày của mình và mình có quyền được sống cho mình bởi sinh ra ắt là thân phận đàn bà họ đã phải sống cho chồng con. Và vốn quen với ruộng đồng ở miền quê xa xôi về đây mưu sinh, nên với họ “chưa biết 8/3 là gì?”. 

Chị Giang cũng là một trong những người phụ nữ "không có khái niệm được tặng quà trong ngày 8/3". Ảnh: Eva.

Với chị Thủy và chị Giang, 8/3 là một trong những dịp bận rộn nhất năm. Những ngày này, các chị phải dậy thật sớm lấy hoa trong quê ra bán. Thời tiết mưa phùn khó chịu, giao mùa, người mệt rã rời nhưng vẫn phải phải đi, có khi từ 3-4 giờ sáng.

Những bông hoa rực rỡ, khoe sắc được gói cẩn thận thành các bó đem tặng nhưng bản thân các chị là người bán lại chưa khi nào được nhận hoa.

Thấy tôi đứng chụp ảnh, chị Thủy xua tay bảo đừng chụp vì chị mặc áo mưa lù rù, xấu xí. Chị tâm sự: “Mình còn trẻ mà nên nhiều khi cũng muốn được đi chơi ngày 8/3 chứ. Nhưng đi từ sáng đến tối, người lôi thôi lếch thếch, quần áo bẩn, đầu tóc thì dầm mưa chẳng ra sao cả nên lại ngại. Đến chỗ đông người mà mình thế này thì người ta cười cho”.

“Những ngày này về còn muộn hơn ngày thường ý chứ! Nhiều ông chồng đến cuối ngày mới nhớ ra chưa tặng quà vợ, lại phóng vội ra mua hoa, mình biết thế nên phải ở lại thật muộn để trực, bán thêm bó nào hay bó đấy. Mà hay lắm, năm nào cũng thế, cứ cái tầm 9 giờ tối trở đi có khi lại đông khách hơn ban ngày. Người ta cũng vội nên chẳng trả giá mà cứ thế mua luôn!”. Nói xong chị Thủy cười tươi.

Hỏi chồng có khi nào tặng hoa cho vợ không, chị Giang lắc đầu: “Không đâu. Nhiều khi nghĩ cũng buồn cười, nghề của mình là bán hoa mà cả đời chưa được tặng hoa bao giờ.”

Niềm vui lớn nhất trong ngày 8/3 là kiếm được mấy chục nghìn gửi về phụ giúp chồng nuôi con. Ảnh: Thời báo Doanh nhân.

Chị Mai (30 tuổi, quê Tế Tiêu, Mỹ Đức - Hà Nội) đang rong ruổi chiếc xe hàng mini bán xúc xích, bánh mì trên đường chia sẻ: chị lập gia đình từ năm 2007. Nhưng tài sản của hai vợ chồng ngoài mấy chục mét vuông đất bố mẹ chia cho để dựng nhà thì không có ruộng vườn gì cả.

Không nghề nghiệp, vợ chồng chị mưu sinh qua ngày bằng nghề làm thuê làm mướn. Sau khi cưới 1 năm, anh chị có đứa con đầu lòng, 3 năm sau cháu bé thứ hai ra đời. Cuộc sống ngày một khó khăn vì nhân khẩu gia đình tăng lên.

“Khi con lớn, đến tuổi đi học thì lại thêm bao nhiêu thứ phải chi tiêu. Ở quê, chẳng có việc gì để kiếm đủ thu nhập để trang trải cho cả gia đình. 2 vợ chồng ngậm ngùi gửi 2 đứa nhỏ cho ông bà nội, lên Hà Nội bánđồ ănnhanh” – chị Mai kể.

Những người phụ nữ bị “bỏ quên” trong ngày vui của chính mình. Với họ 8/3 là ngày họ rong ruổi theo từng chuyến xe hàng, ngược xuôi trên phố thị nhiều hơn. Trong ánh mắt của những người phụ nữ ấy, niềm vui duy nhất có lẽ là đủ tiền để trang trải cho cuộc sống, nuôi con ăn học thành người.

Ngọc Anh (TH)

Bạn đang đọc bài viết Những người phụ nữ không có ngày 8/3. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.
Bài thơ: Khúc giao mùa tháng Ba
Mộc miên thắp lửa đỏ trời///Lúa chiêm trong nắng xanh ngời chân mây///Giấc mơ lả cánh cò bay///Cố hương ơi! Những mê say cuối chiều.
Bài thơ: Khúc giao mùa
Mùa như gọi nỗi niềm về gõ cửa///Bất chợt thương, bất chợt nhớ một thời///Khi hoa Xuân dịu sắc trắng chơi vơi///Quyện hương bưởi, hương chanh bay lặng lẽ.

Tin mới

Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.