Thứ ba, 19/03/2024 18:47 (GMT+7)

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 15/8/2020

MTĐT -  Thứ bảy, 15/08/2020 06:23 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 15/8/2020. Cập nhật tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 15/8/2020.

Chất lượng không khí Hà Nội ngày 14/8: 8/10 khu vực ở mức tốt

Hôm nay (14/8), chất lượng không khí (CLKK) Hà Nội vẫn duy trì ở mức tốt với 8/10 khu vực có chỉ số AQI tốt dao động từ 23 - 50. Các khu vực còn lại ở mức trung bình là Phạm Văn Đồng, Thành Công, chỉ số AQI lần lượt là 63,55.

Theo đại diện Chi cục Bảo vệ Môi trường, với CLKK như hôm nay không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Tuy nhiên, để bảo vệ sức khỏe, mọi người hạn chế ra ngoài trời, thường xuyên đeo khẩu trang để chống bụi mịn...

Vĩnh Long ước thiệt hại do thiên tai hơn 331 tỷ đồng

Ngày 14/8, theo số liệu của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Vĩnh Long, trong 7 tháng đầu năm 2020 ước thiệt hại thiên tai trên địa bàn tỉnh là hơn 331 tỷ đồng.

Tình hình giông lốc, mưa lớn, sạt lở bờ sông, đặc biệt là hạn hán và xâm nhập mặn ngày càng phức tạp. Tính từ đầu năm đến cuối tháng 7-2020, ước thiệt hại là hơn 331 tỷ đồng. Trong đó, có 42 điểm sạt lở nội đồng và sông chính làm mất 1.656m bờ sông, kênh rạch và công trình đê bao, đường giao thông, ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

Đỉnh điểm của xâm nhập mặn thời gian qua đã làm cho 26.289 hộ bị thiếu nước ngọt sinh hoạt.

Đáng quan tâm nhất là trong tháng 7 vừa qua, thiệt hại do thiên tai là hơn 203 tỷ đồng. Như vậy chỉ 1 tháng thiên tai đã làm sạt lở 214 mét, gồm sạt lở tuyến đê bao sông Hậu, sông Tân Dinh, sông Trà Ngoa, sông Trà Côn.

Tại các huyện Long Hồ, Vũng Liêm tăng mới diện tích thiệt hại do nhiễm mặn trên 113ha vườn cây ăn trái, 1.500 vườn cây ươm giống sầu riêng, trên 116ha lúa hè thu chết do nhiễm mặn.

Để ổn định đời sống người dân, an tâm sinh hoạt sản xuất, tỉnh đã trích từ nguồn ngân sách dự phòng và nguồn xã hội hóa do chính quyền địa phương, đoàn thể các cấp cùng với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

Tìm lối ra cho tro, xỉ than nhiệt điện Vĩnh Tân

Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân (xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) gồm 5 dự án nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) với tổng công suất hơn 6.260MW. Hiện tại, 4 NMNĐ điện đã đi vào hoạt động, gồm: Vĩnh Tân 1, Vĩnh Tân 2, Vĩnh Tân 4 và Vĩnh Tân 4 mở rộng, đã phát lên lưới điện hàng tỷ kWh, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt tại khu vực miền Nam. Tuy nhiên, đi cùng với sự phát triển này, trong những năm qua, các NMNĐ nơi đây phải căng mình vừa lo sản xuất, vừa lo các bãi đổ tro, xỉ đang ngày càng trở nên quá tải.

Theo Sở Công thương tỉnh Bình Thuận, trong 5 năm qua, 4 nhà máy nhiệt điện đã thải ra khoảng 11 triệu tấn tro, xỉ than, nhưng hiện mới chỉ có khoảng 1 triệu tấn được xử lý, tiêu thụ, còn 10 triệu tấn đang tồn ứ tại bãi chứa. Lượng tro, xỉ than này được chôn lấp tập trung tại các bãi thải, công tác xử lý, tiêu thụ loại vật chất này đang gặp rất nhiều khó khăn. Bãi thải xỉ NMNĐ Vĩnh Tân 1 với diện tích gần 60ha, sức chứa theo thiết kế khoảng 7,5 triệu tấn. Nhà máy đã bắt đầu đổ tro, xỉ từ tháng 4-2018, đến nay chỉ sau hơn 2 năm đã lưu chứa khoảng 3 triệu tấn. Trong khi đó, bãi thải xỉ NMNĐ Vĩnh Tân 2 sử dụng chung với NMNĐ Vĩnh Tân 4 và Vĩnh Tân 4 mở rộng trên tổng diện tích hơn 38ha, chứa khoảng 9,3 triệu tấn. Bãi chứa này hoạt động từ năm 2015, đến nay lượng tro, xỉ đã tiếp nhận khoảng 6,8 triệu tấn. Như vậy, ngoài bãi chứa của NMNĐ Vĩnh Tân 1 vẫn còn khả năng tiếp nhận thì thể tích bãi tiếp nhận tro, xỉ thải của 3 nhà máy còn lại không nhiều.

Thời gian qua, một số thời điểm, quá trình vận hành các NMNĐ ở tỉnh Bình Thuận đã gây bức xúc cho người dân. Nguyên nhân là do bụi từ tro, xỉ không được xử lý đúng quy trình và khối lượng chôn lấp quá lớn đã phát tán, ảnh hưởng đến các khu dân cư xung quanh. Theo thống kê, các NMNĐ nơi đây mỗi năm thải ra 3 - 4 triệu tấn tro, xỉ. Nếu không có những giải pháp hiệu quả để xử lý thì với tốc độ chôn lấp hiện nay, các bãi chứa thải sẽ nhanh chóng quá tải và hệ lụy môi trường rất lớn.

Trong nhiều năm qua, tỉnh Bình Thuận cùng các bộ, ngành đề xuất nhiều giải pháp để xử lý nguồn chất thải từ nhiệt điện như việc tận dụng làm vật liệu xây dựng thông thường, san lấp mặt bằng, làm đường giao thông… Tuy nhiên, đến nay tiến độ thực hiện còn rất chậm bởi nhiều nguyên do. Theo ông Hà Lê Thanh Chung, Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Bình Thuận, mặc dù các chủ đầu tư NMNĐ tại Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân đã tích cực hỗ trợ, triển khai các đơn vị có chức năng để tiếp nhận tro, xỉ nhưng chưa như mong muốn. Nguyên nhân: do các NMNĐ cách xa cơ sở sản xuất xi măng và hộ tiêu thụ vật liệu lớn ở các tỉnh thành phía Nam nên khó khăn trong việc vận chuyển; việc vận chuyển loại vật chất này bằng đường biển chi phí khá cao; ít cơ sở tái sử dụng tro, xỉ ở địa phương và các khu vực lân cận, năng lực tiếp nhận xử lý còn yếu; thói quen sử dụng vật liệu xây dựng làm từ tro, xỉ chưa được người dân đón nhận. Các yếu tố khách quan này đã ảnh hưởng đến khối lượng tro, xỉ được xử lý.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức môi trường 24h mới nhất, nóng nhất ngày 15/8/2020. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Quảng Ninh tăng cường kiểm soát khống chế bệnh dại
UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo các địa phương khẩn trương tập trung nhân lực, vật lực để kiểm soát khống chế bệnh dại trên địa bàn, đặc biệt việc thành lập tổ xử lý chó thả rông, chó chưa tiêm phòng vắc xin, xử lý chủ nuôi nếu cố tình không chấp hành các qu

Tin mới

Quảng Ninh tăng cường kiểm soát khống chế bệnh dại
UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo các địa phương khẩn trương tập trung nhân lực, vật lực để kiểm soát khống chế bệnh dại trên địa bàn, đặc biệt việc thành lập tổ xử lý chó thả rông, chó chưa tiêm phòng vắc xin, xử lý chủ nuôi nếu cố tình không chấp hành các qu
Nữ lao công 30 năm gắn bó với nghề
30 năm qua, nữ lao công Hà Thị Nga - công nhân Công ty Quản lý công trình đô thị tỉnh Bắc Giang luôn tận tâm, gắn bó với nghề để hoàn thành tốt công việc. Chồng mất sớm, một mình chị tảo tần nuôi con khôn lớn.