Thứ năm, 25/04/2024 05:49 (GMT+7)

Tin tức trong ngày dịch Covid-19 mới nhất, nóng nhất ngày 23/4/2020

MTĐT -  Thứ năm, 23/04/2020 21:08 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức dịch Covid-19 mới nhất, nóng nhất hôm nay 23/4/2020, cập nhật tin tức nóng nhất, mới nhất dịch Covid-19 ngày 23/4 do Môi trường và Đô thị Việt Nam tổng hợp.

Cập nhật lúc 20h00 ngày 23-4-2020:

Thế giới: 2.648.347 người mắc; 184.614 người tử vong, trong đó:

- Hoa Kỳ: 849.092 người mắc; 47.681 người tử vong.

- Tây Ban Nha: 208.389 người mắc; 21.717 người tử vong.

- Italy: 187.327 người mắc; 25.085 người tử vong.

- Pháp: 159.877 người mắc; 21.340 người tử vong.

Đến 6h00 ngày 23/4, không ghi nhận ca mắc mới COVID-19.

Việt Nam: 268 trường hợp mắc COVID -19.

Tổng cộng 224 người đã được chữa khỏi. Trong đó:

16 bệnh nhân mắc COVID-19 (tính từ ngày 23/1 đến ngày 13/2) đã được chữa khỏi (giai đoạn 1).
208 bệnh nhân mắc COVID-19 (tính từ ngày 06/3 đến ngày 21/4) được chữa khỏi (giai đoạn 2)

Cập nhật tin tức dịch Covid-19 mới nhất: 1 tuần Việt Nam không có ca mắc mới COVID-19

Bản tin 6h00 sáng ngày 23/4 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết không có ca mắc mới COVID-19 nào. Như vậy, đến nay đã tròn 1 tuần, Việt Nam không có ca mắc mới COVID-19.

Như vậy, tính từ sáng ngày 16/4 đến nay đã 1 tuần liên tiếp, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19 ( tính riêng từ ngày 14/4 đến nay là bước sang ngày thứ 10, cả nước chỉ ghi nhận 3 ca mắc), số ca mắc hiện vẫn là 268.

Từ hôm nay (23/4), cả nước cơ bản sẽ dừng thực hiện giãn cách xã hội. Trước đó, Tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ vào chiều 22/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc quyết định từ ngày 23/4, 28 tỉnh, thành thuộc nhóm nguy cơ cao và có nguy cơ đối với COVID-19 sẽ dừng thực hiện giãn cách xã hội như quy định của Chỉ thị 16, trừ một số huyện của Hà Nội, Hà Giang và Bắc Ninh.

Cập nhật dịch Covid-19 mới nhất trên thế giới

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến sáng nay theo giờ Việt Nam, trên thế giới đã có 2.631.025 trường hợp mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra, trong khi số ca tử vong đã lên tới 183.783 trường hợp. Số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh trên toàn cầu là 716.811 người và vẫn còn 56.678 bệnh nhân COVID-19 đang trong tình trạng nguy kịch.

Mỹ vẫn đứng đầu thế giới về số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 với 845.822 ca nhiễm (tang 27.078 ca so với hôm trước) và 47.479 ca tử vong (tăng 2.161 ca). Xếp thứ hai là Tây Ban Nha với 208.389 ca mắc (tăng 4.211 ca) và 21.717 ca tử vong (tăng 435 ca). Italy tiếp tục xếp vị trí thứ 3 với 187.327 ca mắc (tăng 3.370 ca) và 25.085 ca tử vong (tăng 437 ca). Đứng thứ tư là Pháp với 159.877 ca mắc (tăng 1.827 ca) và 21.340 ca tử vong (tăng 544 ca).

Mỹ, ổ dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận thêm 27.078 ca mắc và 2.161 ca tử vong, nâng tổng số ca mắc Covid-19 tại nước này lên 845.822 trường hợp và tổng số ca tử vong vì dịch bệnh này là 47.479 trường hợp.

Bang New York, tâm dịch Covid-19 ở Mỹ, đã ghi nhận hơn 15.000 ca tử vong mặc dù số người chết vì virus này đang giảm dần.

Thống đốc bang Andrew Cuomo thông báo chỉ có 474 ca tử vong trong ngày 21/4 so với 481 ca một ngày trước đó. Tại thời điểm đỉnh dịch, 805 người đã tử vong trong ngày 7/4. Tới nay, New York, tâm dịch ở Mỹ, đã xác nhận hơn 15.300 ca tử vong.  

Theo thống đốc Cuomo, số người nhập viện đã giảm liên tiếp trong 9 ngày qua và số ca nhiễm mới dường như đang có xu hướng giảm dần. Ông Cuomo cho biế,t New York hiện có thể thực hiện 20.000 lượt thử mỗi ngày, nhiều hơn bất kỳ bang nào ở Mỹ. Tuy nhiên, ông Cuomo nhấn mạnh vẫn cần tăng cường xét nghiệm trước khi nới lỏng các giới hạn đối với doanh nghiệp và các hoạt động công cộng.

Các chuyên gia y tế công cộng hàng đầu Mỹ cảnh báo chưa nên mở cửa trước khi mở rộng khả năng xét nghiệm Covid-19. Chủ tịch Viện Y khoa thuộc Đại học Harvard, Tiến sỹ Harvey Fineberg cho rằng vấn đề hiện nay không phải là lựa chọn đối phó với dịch bệnh hay nền kinh tế mà phải thực hiện song song cả hai.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 21-4 cho biết ông sẽ tạm cấm nhập cư đối với những người tìm kiếm thẻ xanh (thường trú nhân) của nước Mỹ trong vòng 60 ngày để bảo vệ việc làm của người dân Mỹ.

Đây là lần đầu tiên ông Trump thông báo chi tiết hơn sau tuyên bố mơ hồ tối 20-4 về việc cấm nhập cư trong bối cảnh số ca tử vong của Mỹ đã vượt quá 45.000 người, theo hãng tin Reuters.

Tại Tây Ban Nha, số ca mắc Covid-19 đã lên tới 208.389 sau khi ghi nhận thêm 4.211 trường hợp trong ngày 22/4. Tây Ban Nha hiện là “ổ dịch” lớn thứ 2 thế giới và lớn nhất ở châu Âu. Số ca tử vong do Covid-19 của Tây Ban Nha hiện tại là 21.717 sau khi ghi nhận thêm 435 trường hợp trong ngày 22/4.

Chính phủ Tây Ban Nha đang lên kế hoạch dỡ bỏ dần các biện pháp phong tỏa do đại dịch Covid-19 trong nửa cuối tháng 5. Theo Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez, các hạn chế do lệnh phong tỏa và giãn cách xã hội sẽ được nới lỏng từ từ để đảm bảo an toàn cho người dân, tránh sự bùng phát dịch trở lại.

Ngày 22/4, Cơ quan Bảo vệ Dân sự Italy thông báo nước này đã ghi nhận thêm 3.370 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca mắc bệnh COVID-19 tại quốc gia Nam Âu này lên 187.327 trường hợp. Trong đó, số ca tử vong tăng 437 ca lên 25.085 trường hợp. Ngoài ra, Italy hiện có 23.805 ca nhập viện với các triệu chứng, trong đó, tổng số ca phải điều trị tích cực là 2.384, giảm 87 trường hợp.

Vùng tâm dịch Lombardy, phía Bắc Italy, ghi nhận thêm 1.161 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại vùng này lên 69.092 trường hợp, số ca tử vong là 12.740 ca (tăng 161 ca).

Chính phủ Italy đã công bố giai đoạn 2 nhằm ứng phó với dịch COVID-19, bắt đầu từ ngày 4/5. Thủ tướng Italy Giuseppe Conte nêu rõ chính phủ sẽ thông qua sắc lệnh mới về tình trạng khẩn cấp với gói hỗ trợ khoảng 50 tỷ euro. Trong giai đoạn 2, người dân bắt buộc phải đeo khẩu trang và duy trì giãn cách xã hội nhằm đảm bảo khoảng cách an toàn khi mà vẫn chưa có liệu pháp điều trị bệnh và vaccine phòng ngừa.

Theo Thủ tướng Conte, việc mở cửa trở lại sẽ tiến hành đồng nhất trên toàn lãnh thổ, song có xét đến đặc thù từng vùng. Ông khẳng định một giai đoạn rất phức tạp đang ở phía trước và nước này phải tiến hành nới lỏng các biện pháp hạn chế hiện nay, song phải dựa trên một kế hoạch chặt chẽ.

Pháp xác nhận thêm 1.827 ca nhiễm và 544 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 159.877 và 21.340, trở thành vùng dịch thứ tư báo cáo số người chết vượt 20.000.

Truyền thông Pháp đưa tin một bệnh nhi ở nước này nhiễm COVID-19 nhưng không lây cho 172 người từng tiếp xúc, cho thấy trẻ em có thể không chiếm tỷ lệ lớn trong việc lây lan dịch bệnh

Bé trai kể trên liên quan đến ổ dịch lây nhiễm từ doanh nhân Steve Walsh, người Anh đầu tiên nhiễm COVID-19 sau khi dự hội nghị ở Singapore hồi tháng một.

Đức báo cáo thêm 2.195 ca nhiễm và 193 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt là 150.648 và 5.279. Bộ trưởng Y tế Jens Spahn nói số ca nhiễm mới ở Đức "đã giảm đáng kể" và ổ dịch đang "được kiểm soát".

Thủ tướng Đức Angela Merkel và thủ hiến các bang quyết định nới phong tỏa từ cuối tuần trước, 16 bang dỡ bỏ lệnh hạn chế ở mức độ khác nhau. Các cửa hàng có diện tích dưới 800 m2 được phép hoạt động từ 20/4, song tại một số địa phương như thủ đô Berlin, các hoạt động kinh doanh sẽ mất nhiều thời gian để khôi phục hoạt động.

Tuy nhiên, Merkel cảnh báo thành công của Đức "hết sức mong manh". Chính phủ Đức tiếp tục đề nghị dân chúng đeo khẩu trang khi đi mua sắm và trên các phương tiện công cộng. Lệnh cấm tụ tập hơn hai người và yêu cầu duy trì khoảng cách tối thiểu 1,5 m tại nơi công cộng vẫn có hiệu lực.

Đức đã cho phép thử nghiệm lâm sàng trên người một loại vaccine phòng Covid-19 là BNT162 của công ty BioNTech.

Tại Anh, ngày 22/4, Ngoại trưởng Dominic Raab khẳng định tới cuối tháng 4, quốc gia này sẽ đạt được mục tiêu xét nghiệm 100.000 người nghi nhiễm virus trong một ngày. Các số liệu chính thức hôm 21/4 cho thấy nước này đã tiến hành 18.206 xét nghiệm vào một ngày trước. Ngoại trưởng Raab đang tạm thời đảm nhận vai trò điều hành đất nước thay Thủ tướng Boris Johnson đang trong quá trình phục hồi sau khi phải nhập viện điều trị COVID-19.

Hiện Anh ghi nhận 133.895 ca nhiễm và 18.100 ca tử vong. Phát biểu trước Quốc hội, ông Raab cũng nhận định quốc gia này đang bắt đầu bước qua giai đoạn đỉnh dịch.

Iran vượt qua Trung Quốc, trở thành vùng dịch lớn nhất châu Á với 85.996 ca nhiễm. Nước này ghi nhận thêm 94 ca tử vong, đánh dấu ngày thứ 9 liên tiếp số ca tử vong hàng ngày dưới 100, nâng tổng số người chết lên 5.391.

Chính quyền đã cho phép các doanh nghiệp nhỏ mở cửa trở lại từ 18/4, bất chấp chỉ trích từ các chuyên gia y tế. Giới chức kêu gọi công chúng hạn chế sử dụng phương tiện công cộng. Thành phố Tehran cho biết 317 tài xế taxi tại đây nhiễm COVID-19, trong đó 19 người chết. 147 tài xế xe buýt và 40-50 nhân viên tàu điện ngầm cũng nhiễm virus.

Tổng số ca mắc Covid-19 tại Trung Quốc đại lục là 82.788 trường hợp, trong đó có 4.632 ca tử vong. Trung Quốc đại lục là nơi đầu tiên trên thế giới bùng phát dịch Covid-19 nhưng giờ đã không còn là tâm dịch của thế giới. Các ca mới ghi nhận tại Trung Quốc đại lục trong ngày vẫn chủ yếu là các ca nhập cảnh.

Bộ Y tế Singapore ngày 22/4 cho biết tính nước này đã ghi nhận thêm 1.016 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca nhiễm ở đây lên thành 10.141 ca. Đây là ngày thứ ba liên tiếp Singapore ghi nhận mỗi ngày trên 1.000 ca nhiễm mới, trong đó phần lớn xuất phát từ các khu nhà ở của lao động nước ngoài. Trong số các ca nhiễm mới ngày 22/4 có 15 ca nhiễm là công dân Singapore và người có thẻ thường trú dài hạn.

Số ca nhiễm trong cộng đồng tại Singapore có chiều hướng giảm, xuống còn bình quân 28 ca/ngày trong tuần qua so với 39 ca/ngày trong tuần trước đó. Tuy nhiên, trong số đó, số ca nhiễm không rõ nguồn gốc lại tăng nhẹ, từ 19 ca/ngày trong tuần trước đó lên 22 ca/ngày trong tuần vừa qua.

Tại Ấn Độ, Bộ Y tế liên bang thông báo số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tại quốc gia này vượt mốc 20.000 ca. Tới 6h sáng 23/4, Ấn Độ ghi nhận tổng cộng 21.370 ca mắc bệnh. Tổng số ca tử vong cũng đã tăng lên 681 người.

Trong 2 tuần tới, Ấn Độ sẽ sử dụng một loại vaccine phòng lao phổi cho trẻ sơ sinh để thử nghiệm trên người trưởng thành để xác định xem vaccine này có tạo ra cơ chế miễn dịch chống lại SARS-CoV-2 hay không.

Indonesia ghi nhận thêm 19 người chết vì COVID-19, nâng tổng số ca tử vong lên 635, tiếp tục là vùng dịch chết chóc nhất Đông Nam Á. 283 ca nhiễm mới cũng được phát hiện, nâng tổng số ca nhiễm lên 7.418.

Chính phủ Indonesia từng khước từ các biện pháp phong tỏa hoàn toàn do lo ngại ảnh hưởng đến kinh tế. Tuy nhiên, hôm 20/4, Tổng thống Joko Widodo kêu gọi xem xét mở rộng khẩn cấp những biện pháp nhằm ngăn chặn Covid-19.

Philippines, vùng dịch lớn thứ ba Đông Nam Á, ghi nhận thêm 111 ca nhiễm COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm lên 6.710. Số ca tử vong ở nước này tiếp tục cao thứ hai khu vực với 446 người chết, thêm 9 ca so với hôm qua. 

Số ca nhiễm COVID-19 tại Malaysia tăng lên 5.532 với 50 ca nhiễm mới. Nước này ghi nhận 93 ca tử vong, tăng một ca so với hôm trước. Chính phủ Malaysia đã áp lệnh phong tỏa toàn quốc, đi kèm với loạt biện pháp cách biệt cộng đồng để kiềm chế đại dịch.

Nhật Hạ (t/h)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức trong ngày dịch Covid-19 mới nhất, nóng nhất ngày 23/4/2020. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Chuyện thế nhân
Bạn thân hỡi giữa thế giới bao la///Mình cứ sống cuộc đời mình là đủ///Màng làm chi lời khen - chê đủ thứ///Cứ an yên và hết mực chân thành
Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.

Tin mới

Bài thơ: Chuyện thế nhân
Bạn thân hỡi giữa thế giới bao la///Mình cứ sống cuộc đời mình là đủ///Màng làm chi lời khen - chê đủ thứ///Cứ an yên và hết mực chân thành