Thứ bảy, 20/04/2024 18:16 (GMT+7)

'Tôi vui vì Môi trường và Đô thị VN đã nói lên tiếng nói lịch sử'

BÙI PHƯƠNG -  Thứ sáu, 21/06/2019 10:23 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nhà báo Trần Hồng được biết đến là một nhà báo, nghệ sỹ nhiếp ảnh có mặt trực tiếp trên chiến trường biên giới ngay từ những ngày đầu của cuộc chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược.

Để thấu hiểu được sự hi sinh của những chiến sĩ đã từng đánh đổi cả tuổi xuân, máu và nước mắt để dành lại từng tấc đất biên giới thiêng liêng của Tổ quốc những năm 1979-1989, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã có cuộc trò chuyện với Đại tá, nghệ sỹ nhiếp ảnh, nhà báo Trần Hồng – cựu phóng viên báo Quân đội Nhân dân.

Nhà báo Trần Hồng được biết đến với cương vị là một nhà báo, nghệ sỹ nhiếp ảnh có mặt trực tiếp trên chiến trường biên giới phía Bắc.

Đại tá, nghệ sỹ nhiếp ảnh, nhà báo Trần Hồng – cựu phóng viên Báo Quân đội Nhân dân.

 Thưa ông, mới đây Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt giới thiệu cuốn sách "Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc (1979 - 1989) - Góc nhìn báo chí”. Là một nhà báo đã từng trực tiếp sống và làm việc tại biên giới phía Bắc những năm 1979-1989, ông có cảm xúc gì khi nhớ lại những ngày tháng đó?

Ngày hôm nay, khi được cầm trên tay cuốn sách "Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc (1979 - 1989) - Góc nhìn báo chí”, tôi được gợi lại rất nhiều cảm xúc đặc biệt mà rất khó để có thể diễn tả bằng lời.

Nhưng với tôi bây giờ, đó là niềm vui, niềm tự hào khi nhớ về các đồng nghiệp, đồng đội của tôi. Những người đã hy sinh ở cuộc chiến tranh ác liệt. Bởi ngày hôm nay chúng ta đã nói lên lịch sử, đó là thái độ tôn trọng lịch sử, sự thật về cuộc chiến qua góc nhìn báo chí đã gói trọn trong cuốn sách này. Tôi vui vì tạp chí đã nói lên lịch sử.

Khi đọc tác phẩm, tôi cảm thấy trân trọng các đồng nghiệp của tôi – những cây bút chiến trường. 40 năm qua, cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc ít được nhắc đến, nhưng tới hiện tại, cuốn sách này sẽ là một niềm an ủi rất lớn đối với các đồng đội đã hi sinh ở chiến tranh biên giới.

Cuốn sách "Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc (1979 - 1989) - Góc nhìn báo chí”.

Trong 10 năm ở chiến trường biên giới phía Bắc, dưới góc độ của một nhà báo, ông đã từng đối mặt với hiểm nguy?

Nói về chiến tranh, góc độ nào cũng khó khăn, nguy hiểm. Với chúng tôi, những phóng viên báo Quân đội Nhân dân, thì khó khăn lớn nhất là không được trang bị vũ khí như các chiến sĩ bộ binh. Khi tham gia vào chiến trường, tôi đi theo Trung đoàn 2 để vào trực tiếp cuộc chiến, tôi là người đầu tiên ghi nhận lại xác lính Trung Quốc sau hai ngày ở đồi Trầu Cảnh (Lạng Sơn), cách biên giới 5 km. Cuộc chiến rất ác liệt, cho tới sau này, tài liệu mà tôi ghi nhận đều trở thành tư liệu rất quý.

Vậy, với những vấn đề của lịch sử được phản ánh qua góc nhìn báo chí, ông có đánh giá ra sao về tác động của cuốn sách tới cộng đồng xã hội hiện nay, thưa nhà báo?

Theo tôi, cuốn sách này có tác dụng rất lớn đối với nhận thức của mỗi người. Nhưng để tiếp cận với thế hệ trẻ bây giờ lại đang là vấn đề rất khó, vì văn hóa đọc đang dần sa sút. Trên phương diện cá nhân, tôi cho rằng, cuốn sách này sẽ phải trở thành một tư liệu, tài liệu ở các trường học để các cháu có thể tiếp cận với lịch sử, bởi không có gì dạy lịch sử tốt bằng các góc nhìn thực tế. Không chỉ những người trong cuộc, những người có tuổi, mà cả xã hội cần tôn trọng lịch sử, thấu hiểu những hy sinh của cha anh đã nằm xuống vì độc lập của đất nước.

Theo xu hướng bây giờ, nhiều bộ phận giới trẻ sẽ không thích thú khi tìm đọc những cuốn sách về lịch sử. Bởi vậy, tôi rất mong Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các cơ quan liên quan bổ sung nội dung này vào sách giáo khoa và xây dựng những bài học về cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc (1979-1989) để các thế hệ trẻ nắm được lịch sử.

 Muốn như thế, cần biên tập rất ngắn gọn nội dung, nói rõ cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Trung Quốc là một cuộc chiến tranh vĩ đại chống lại 60 vạn quân xâm lược của Trung Quốc và kéo dài tận 10 năm liền.

Ngày 19/6 vừa qua, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam phối hợp cùng Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông đã xuất bản cuốn sách "Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc (1979 - 1989) - Góc nhìn báo chí". Lễ ra mắt cuốn sách có sự tham dự của nhiều đại biểu khách quý là các anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, các vị tướng lĩnh, cùng đông đảo cựu chiến binh đã tham gia chiến đấu tại mặt trận biên giới phía Bắc những năm 1979-1989.

Buổi lễ ra mắt cuốn sách được tổ chức trang trọng dưới sự chủ trì của TS.LS. Đồng Xuân Thụ - Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam và TS. Lê Quang Long (đồng chủ biên); Đại tá, Cựu chiến binh, Nhà văn Đặng Vương Hưng; Đại tá, Cựu chiến binh, Nhà báo Ngô Văn Học, Nguyên Tổng biên tập Báo Quân khu 1.

Bạn đang đọc bài viết 'Tôi vui vì Môi trường và Đô thị VN đã nói lên tiếng nói lịch sử'. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Chân dung được vẽ bằng lụa vụn.
Dự án "Những bức chân dung từ lụa vụn" đã khởi động, mục tiêu là hỗ trợ các nghệ nhân đằng sau các tác phẩm tranh lụa của Vụn Art.
Bài thơ: Đời...
Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc///Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn///Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn///Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất

Tin mới

Bài thơ: Đời...
Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc///Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn///Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn///Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất