Thứ năm, 28/03/2024 22:20 (GMT+7)

U Minh Thượng, ngày ấy…bây giờ !

Trung Hưng -  Chủ nhật, 02/05/2021 21:01 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Hai từ U Minh luôn gợi nhớ trong lòng người dân Kiên Giang, người dân Tây Nam bộ một thời kỳ khai sơn phá thạch, của một vùng đất xa xôi tận cùng phía Tây Nam tổ quốc Việt Nam

Từ U Minh những ngày xưa…

   Có một điều chắc chắn rằng U Minh là căn cứ địa kháng chiến từ trước năm 1945 và trong suốt hai cuộc kháng chiến của Tây Nam bộ. Đất rừng U Minh vốn bao la dần thu hẹp lại nhường chỗ cho ruộng đồng, vườn tược. Dù sao, tên gọi U Minh vẫn là niềm tự hào của người dân Kiên Giang, Cà Mau hay là vùng đất Tây Nam bộ. Nhưng việc khai thác vùng đất U Minh rầm rộ phải kể đến đầu thế kỷ thứ 20, sau khi thực dân Pháp đào con kinh xáng Chắc Băng (và nơi nảy là điễm tập kết 200 ngày đêm) và kinh xáng Xẻo Rô, tổ chức khai thác rừng tràm và mở đất làm ruộng. Nhiều người có tiền bạc và thế lực xin khẩn đất, chiêu mộ tá điền, đồng thời cũng không ít dân nghèo ở các tỉnh phía trên sông Tiền, sông Hậu xuống tự phá rừng để sản xuất nông nghiệp. Có phải chăng tên gọi U Minh xuất hiện vào thời gian này, khi mà người dân đi đến chốn bịt bùng, vắng vẻ để khai hoang mở đất?

Như vậy, có thể nói là hai từ U Minh với tư cách để chỉ một khu vực xuất hiện vào khoảng đầu thế kỷ thứ 20. Từ miệt U Minh cũng ra đời vào lúc này. Khi khai thác rừng ở đây, người ta mới gọi là rừng U Minh. Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, U Minh chính thức là tên gọi của khu rừng này, đồng thời cũng là tên gọi căn cứ địa kháng chiến, mặc dù trước đó, vào năm 1941, Xứ ủy Nam Kỳ cũng đã chỉ đạo xây dựng căn cứ địa ở đây.

U Minh Thượng ngày nay là một khu vực bao gồm các huyện An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận và U Minh Thượng, mà ranh giới có thể xác định bằng con sông Cái Lớn ở phía Bắc và con sông Trẹm ở phía Nam.Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước,  con kinh xáng Chắc Băng (và nơi nảy là điễm tập kết 200 ngày đêm) của quân dân Rạch Giá lúc bấy giờ. U Minh Thượng là trái tim của tỉnh Rạch Giá (nay là tỉnh Kiên Giang), là điểm cuối của tuyến đường huyền thoại 1C, chặng cuối của đường mòn Hồ Chí Minh. Cả thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã dồn sức hòng bình định vùng đất này, thậm chí chúng còn mở những chiến dịch gọi là “Nhổ cỏ U Minh”. Chúng đã dùng đủ thứ vũ khí tối tân, phương tiện hiện đại cùng lực lượng quân sự hùng hậu đánh phá quyết liệt nhằm triệt phá căn cứ địa cách mạng U Minh. Nhưng nhân dân U Minh đã một lòng theo Đảng, theo cách mạng bảo vệ quê hương, bảo vệ U Minh. Mọi chiến thuật, chiến lược mà Pháp, Mỹ triển khai đều thất bại trước tinh thần quật cường, anh dũng của quân dân Kiên Giang và U Minh.

Hồ Hoa Mai - danh thắng nổi tiếng ở rừng quốc gia U Minh Thượng (ảnh: Trung Hưng)

… Đến U Minh bây giờ

Hôm nay về lại U Minh chúng tôi ngạc nhiên là vì chỉ mới vài năm nay thôi, đường vào những vùng sâu, vùng xa của miệt Thứ là những con đê bùn lầy, đi bộ còn lắm khi té lên, té xuống. Cầu khỉ chông chênh bắt qua những con kênh dày đặc như bàn tay, kênh thủy lợi giữa rừng đếm không hết, đã làm nên những dấu ấn buồn cho những nàng dâu Miệt Thứ, khi về làm dâu ở nơi “muỗi kêu như sáo thổi, đĩa lền như bánh canh”. Vậy mà nay cứ ngồi ô tô phon phon trên đường vành đê bao ngoài của vùng đệm rừng U Minh (nay là Vườn quốc gia U Minh Thượng) nối dài đến xã Minh Thuận, và xã An Minh Bắc.

Huyện U Minh Thượng dài hơn 60 km đã tráng nhựa phẳng phiu, những chiếc cầu khỉ hôm nào, giờ đây đã trở thành những chiếc cầu đúc bê tông kiên cố, bề thế. Đến những con đường liên ấp, liên xã chằng chịt như bàn cờ, cũng đều được trải bê tông rộng 3,5m mét. Xe qua cầu, bắt ngang kênh làng Thứ 7 đẹp lộng lẫy, soi bóng mượt mà trên dòng kênh màu nước đỏ ngầu, một màu nước đặc trưng của rừng tràm U Minh. Chiếc cầu này đã nối liền những cách trở đường xa, làm thay đổi bộ mặt nông thôn nơi đây, nhanh chóng xóa đi những nghèo khó khốn cùng.. Chiếc cầu Chợ Công Sự và cũng là đường đẩn vào Vườn quốc gia U Minh Thượng và trung tâm hành chính cùa huyện, đã mang biết bao hạnh phúc cho người dân vùng đệm U Minh Thượng. Chợ xã Minh Thuận,( Người dân nơi đây gọi là chợ Chuột vì chợ này bán chuột quanh năm) một chợ vùng sâu vùng xa, nằm sát với bìa rừng, vậy mà hàng hóa bày bán ê hề, thứ gì cũng có, kể cả các hàng điện tử, quạt máy, TV…Khác với ngày xưa, đối với các chợ nông thôn, trên bến dưới thuyền, xuồng ghe tấp nập. Nhưng nay thì ngược lại, dưới bến chỉ lưa thưa vài chiếc tắc-ráng neo đậu, vây quanh chợ là hàng hàng lớp lớp xe Honda, xe ô tô… của những người đi chợ dựng la liệt, người người tấp nập…

Ngày nay, cho dù văn minh điện khí đã phát triển đều khắp, nhưng khi về đến U Minh, tràm xanh, nước đỏ và tình người ở đây vẫn cho chúng ta cảm giác gần gũi với thiên nhiên hoang dã và sống lại một thời mở đất phương Nam. Đồng thời cũng cảm thấy tự hào vì Kiên Giang có một U Minh Thượng anh hùng./.

Bạn đang đọc bài viết U Minh Thượng, ngày ấy…bây giờ !. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.