Thứ sáu, 29/03/2024 20:38 (GMT+7)

1.000 nghệ nhân sẽ tham gia Festival văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên

A LỰC -  Thứ bảy, 24/11/2018 21:25 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Chỉ còn vài ngày nữa, Festival văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên được tổ chức tại Gia Lai sẽ chính thức bắt đầu. Chương trình Festival năm nay hứa hẹn sẽ có nhiều hoạt động ý nghĩa và hấp dẫn.

Chủ đề chính của Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên 2018 năm nay là “Cồng chiêng và lễ hội dân gian Tây Nguyên” với nhiều hoạt động văn hóa, lễ hội, du lịch, thương mại sẽ được diễn ra tại Phố núi Pleiku. Đây được hứa hẹn sẽ là ngày hội lớn của cộng đồng các dân tộc khu vực Tây Nguyên.

Chương trình Festival năm nay hứa hẹn sẽ có nhiều hoạt động ý nghĩa và hấp dẫn.

Chương trình Festival năm nay sẽ chính thức khai mạc lúc 20h ngày 30/11/2018 tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, TP Pleiku và được truyền hình trực tiếp trên các kênh sóng của đài truyền hình địa phương và một số kênh truyền hình khác của Trung ương, các tỉnh, thành trong nước.

Phần lễ khai mạc sẽ được các nghệ nhân của hai dân tộc bản địa nơi đây là Bahnar và Jrai đến từ các huyện, thị xã trong tỉnh trình diễn cồng chiêng, lồng cùng phần âm nhạc đặc trưng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nơi đây sẽ làm mãn nhãn du khách bốn phương khi đến với lễ hội năm nay.

Dân làng mở hội khánh thành nhà rông tại xã Hà Tây, Chư Pah, Gia Lai.
Lễ mừng năm mới tại huyện Kong Chro, Gia Lai.

Chương trình Festival với nhiều các hoạt động tập trung được diễn ra từng ngày: Lễ hội đường phố (từ ngày 30/11 đến ngày 2/12) được diễn ra tại các trục đường chính của TP Pleiku và Quảng trường Đại Đoàn Kết. Gồm có 26 đoàn nghệ thuật quần chúng và hơn 1.000 nghệ nhân, diễn viên quần chúng đến từ 5 tỉnh khu vực Tây Nguyên sẽ tham gia giao lưu, trình diễn nghệ thuật cồng chiêng trong lễ hội đường phố năm nay. Ngoài việc biểu diễn cồng chiêng thì còn có phần biểu diễn khác trong lễ hội đường phố như: Đi cà kheo, tham quan các nghề thủ công truyền thống, trình diễn nghệ thuật dân gian mang đậm màu sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nơi đây.

1.000 nghệ nhân sẽ tham gia Festival văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên năm nay.

Hoạt động phục dựng nghi lễ, lễ hội truyền thống (từ ngày 1/12 đến ngày 2/12/2018) tại công viên Diên Hồng; công viên Đồng Xanh; làng Ốp, Pleiku với nhiều các hoạt động hấp dẫn mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc nơi đây như: Lễ ăn cơm mới của người Ê Đê, Lễ cúng mừng sức khỏe của người M’nông tại công viên Diên Hồng, Lễ sạ lúa của người Chu Ru, Lễ cầu an của người Bahnar tại công viên Đồng Xanh. Riêng Lễ mừng nhà rông mới của đồng bào các dân tộc Bahnar sẽ được tổ chức tại huyện Kbang. Đây không những là cơ hội để đồng bào các dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên trình diễn văn hóa độc đáo mang đậm bản sắc của địa phương mình đến với du khách bốn phương mà còn là cơ hội để quảng bá các hình ảnh, tiềm năng thế mạnh của địa phương mình đến với đông đảo du khách khi đến với lễ hội năm nay.

1.000 nghệ nhân sẽ tham gia Festival văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên năm nay.

Bên cạnh đó, Hội thảo Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên (diễn ra trong ngày 1/12) tại khách sạn Tre Xanh Plaza với đơn vị chủ trì là UBND tỉnh Gia Lai, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. Theo kế hoạch, Hội thảo năm nay với sự góp mặt của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu về di sản văn hóa phi vật thể, văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, một số nghệ nhân tiêu biểu của tỉnh Gia Lai. Bên cạnh đó còn có lãnh đạo UBND của các tỉnh, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch của các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên. Các sở, ban, ngành, đoàn thể khác của tỉnh Gia Lai bao gồm: Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban dân tộc, Hội Văn học và Nghệ thuật. Và lãnh đạo các UBND các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Gia Lai. Dưới sự chủ trì của Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam cùng phối hợp với Sở VHTTDL Gia Lai nhằm xây dựng kế hoạch chi tiết để tổ chức thực hiện việc Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

Hoạt động Ẩm thực Tây Nguyên và ẩm thực 3 miền (từ ngày 30/11 đến ngày 2/12/2018) được diễn ra tại Quảng trường Đại Đoàn Kết. Với nhiều món ăn đặc trưng, ngoài việc thể hiện được tinh túy ẩm thực các món ăn của các địa phương trên khắp các vùng miền cả nước thì còn là dịp để ẩm thực Gia Lai quảng bá những món ngon đến với du khách từ khắp các địa phương khác nhau như: Phở khô, Bò một nắng, Muối kiến vàng, Cơm lam gà nướng, Bún mắm cua,… hứa hẹn sẽ mang lại những trải nghiệm vô cùng thú vị với du khách khi đến với lễ hội năm nay.

Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên năm nay diễn ra trong 3 ngày (từ ngày 30/11 đến 2/12) dự kiến có hơn 25.000 lượt du khách sẽ tham quan lễ hội Festival; với 1.000 đoàn nghệ thuật trình diễn; khoảng 350 khách mời đến từ quốc tế, trong và ngoài tỉnh và gần 100 địa điểm để phục vụ chương trình Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên 2018. Đây là những con số vô cùng ấn tượng trong lễ hội Festival văn hóa cồng chiêng năm nay.

Festival văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên 2018 không những là cơ hội to lớn để quảng bá tiềm năng du lịch với những điểm đến vô cùng hấp dẫn mà còn là dịp để nâng cao hình ảnh, con người Gia Lai luôn thân thiện, mến khách.

Bạn đang đọc bài viết 1.000 nghệ nhân sẽ tham gia Festival văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.
Bài thơ: Khúc giao mùa tháng Ba
Mộc miên thắp lửa đỏ trời///Lúa chiêm trong nắng xanh ngời chân mây///Giấc mơ lả cánh cò bay///Cố hương ơi! Những mê say cuối chiều.
Bài thơ: Khúc giao mùa
Mùa như gọi nỗi niềm về gõ cửa///Bất chợt thương, bất chợt nhớ một thời///Khi hoa Xuân dịu sắc trắng chơi vơi///Quyện hương bưởi, hương chanh bay lặng lẽ.
Bài thơ: Gái quê...
Không còn chân lấm tay bùn///Gái quê giờ cũng "ai phôn" cả rồi///Tự phong "Hoa hậu", "Hoa khôi"///Quần đen, nón lá... em tôi chẳng cần

Tin mới