Thứ năm, 25/04/2024 10:51 (GMT+7)

Cần phải thay đổi văn hóa lễ hội

MTĐT -  Thứ bảy, 10/03/2018 10:10 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

“Ra giêng ngày rộng tháng dài” “Tháng giêng là tháng ăn chơi” đây là những câu nói quen thuộc của người Việt ta khi xuân vừa sang. Nhưng ai vui, ai chơi như thế nào?

Theo con số thông kê nước ta có tới 8000 lễ hội được diễn ra trong một năm, không chỉ ở nước ta mới có nhiều lễ hội mà trên khắp thế giới họ cũng có nhiều lễ hội lớn được rải rác vào các tháng trong năm. Còn ở nước ta thì phần đa các lễ hội lớn đều diễn ra vào tháng giêng.

Bức tranh lễ hội

Lễ hội là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa đời sống tâm linh và thực tế hiện hữu. Khi nào con người ta tìm đến những bậc siêu linh? Chính là khi họ bất lực trước cuộc sống, muốn tìm tâm thế, chốn thanh bình, thanh thản, an nhiên để cân bằng lại cuộc sống. Dân ta từ xưa đến nay có truyền thống đi lễ chùa, đi hội hè vào tháng giêng khởi đầu cho một năm mới, tìm nơi an trú cho tâm hồn cầu cho vạn sự tốt lành và cả năm thành công may mắn.

Nhưng thực tế khi đi du xuân, tham gia các lễ hội hiện nay đã không còn nguyên vẹn ý nghĩa đó nữa, thay vào đó là sự chen lấn, xô bồ, cướp giật, nạn trộm cắp, buôn thần bán thánh… đáng buồn là hiện tượng trên đều xảy ra tại các lễ hội lớn nhất cả nước như lễ hội Chùa Hương( Mỹ Đức, Hà Nội), hội khai Ấn đền Trần, Lễ hội Chợ Viềng (Nam Định)…

Hình ảnh tại lễ hội Phủ Dầy.

Báo chí gần đây có phản ánh về sự dẫm đạp, xô đẩy lên nhau, thậm chí có người cầm trên tay rồi vẫn có người đến để cướp Phết – môt nghi thức quan trọng trong lễ hội Phết ở Hiền Quan, Tam Nông, Phú Thọ. Đây là lễ hội tưởng nhớ nữ tướng Thiều Hoa công chúa – Đức Thánh Mẫu Đại Vương. 

Còn nói về lễ hội khai Ấn Đền Trần ( Nam Định) dù ban tổ chức, quản lý, các cấp chính quyền đã điều động hơn 2000 cảnh sát, bảo vệ thiết lập 5 vòng vây nhưng cảnh biển người chen lấn vào khu vực lễ chính vẫn diễn ra. 

Phi văn hóa, Thương mại hóa lhội…

Hiện tượng lợi dụng lễ hội để kinh doanh, buôn bán chuộc lợi ngày càng tăng cao, lan giải và khó giải quyết. Đầu tiên phải nói đến vấn đề trông giữ xe máy, ôtô lượng du khách lớn đồng nghĩa với phương tiện đi lại nhiều vì thế mà giá trông giữ xe cũng phải nhiều.

Thứ hai là giá đồ ăn cũng theo đó mà tăng mà “chặt chém”. Quả thực, đây không phải là vấn đề mới nổi lên mà cách đây vài năm đã có hiện tượng này rồi, Tư lợi, thương mại nơi chốn linh thiêng, ảnh hưởng tới bộ mặt văn hóa du lịch của một đất nước. Du khách nước ngoài có xu hướng tham quan du lịch ở Việt Nam, nước ta được thiên nhiên ban tặng cho nhiều khu danh lam thắng cảnh, vẻ đẹp được coi là tự nhiên, hoang sơ, trong trẻo. Nhưng nhiều du khách cũng phải sợ khi nhìn thấy những tấm thịt to bự, treo đầu thui đen, lơ lửng dãy hàng quán nơi diễn ra các nghi thức tâm linh thiêng liêng. 

Hội Lim mùa xuân năm 2018. Ảnh Xuân Thụ.

Ngoài ra còn có những vấn nạn khác như đốt hương, vàng mã quá nhiều, vứt rác bừa bãi mặc dù BTC đã bố trí thùng rác ở nhiều nơi trong khuôn viên lễ hội…

Nơi có cách tổ chức quản lý khác.

Một ngôi chùa không mấy nổi tiếng ở phía Bắc Miền Trung, nơi đây có cách tổ chức lễ hội khác biệt, quy củ và trang nghiêm. Hằng năm, cứ sau Tết Nguyên Đán, ban quản lý chùa Viên Quang (Nam Thanh, Nam Đàn, Nghệ An) lại tổ chức lễ Cầu an và phát lộc đầu năm. Số lượng du khách và phật tử đến tham gia lễ hội bao giờ cũng trên 10.000 người, mọi người cùng tham gia vào khóa lễ. 

Lễ hội Tây Thiên, Tam Đảo, Vĩnh Phúc mùa xuân 2018. Ảnh Xuân Thụ.

Đặc biệt nhà chùa còn nấu cơm chay phát cho du khách ăn trước khi ra về. Hỏi về số lượng suất cơm đã phát trong đại lễ, đại diện BTC đưa ra con số là 1.500 suất cơm chỉ chuẩn bị trong 4 tiếng. 

Ban tổ chức lễ hội đã kêu gọi các bạn thanh niên tình nguyện về chùa tập huấn trước ngày diễn ra đại lễ. Thanh niên tham gia làm hàng rào ổn định du khách khi làm lễ, phụ giúp phần phát lì xì đầu năm, phân luồng chặt chẽ nên việc chen lấn, xô đẩy, cướp giật không xuất hiện tại đây.

Sau những tháng này làm việc vất vả, dịp đầu xuân, mọi người lại muốn tìm tâm thế, chốn thanh bình, thanh thản, an nhiên để cân bằng lại cuộc sống.Ảnh Xuân Thụ

Như vậy, để tạo nên sự văn minh, ổn định trong các lễ hội thì các nhà quản lý và tổ chức nên đề ra kế hoạch, các phương án tập huấn, cách thức tổ chức sao cho hợp lý nhất. Để mái chùa là về nơi thanh tịnh, an nhiên, không xô bồ, chen chúc. 

Dẫn lời GS-TS Ngô Đức Thịnh nói về vấn đề này: “Việc đi lễ đầu năm là nét đẹp trong tín ngưỡng văn hóa của người dân Việt Nam. Nhưng việc đi lễ thế nào cho đúng với văn hóa tín ngưỡng dân gian lại là câu chuyện không đơn giản. Không phải cứ mâm cao, cỗ đầy mới chứng tỏ mình thành tâm, cũng không phải cứ lao vào cướp vật phẩm lấy may thì sẽ được may mắn cả năm. Nếu thành tâm thì chỉ cần một nén hương thơm cũng cho thấy lòng thành. Đến với đền, chùa là hướng tới điều thiện, vì vậy mỗi người đi lễ cố gắng hãy làm theo giáo lý của nhà Phật, đừng quá mê muội dẫn đến hành động mù quáng, phản cảm”.

Bạn đang đọc bài viết Cần phải thay đổi văn hóa lễ hội. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Vân Oanh

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Chuyện thế nhân
Bạn thân hỡi giữa thế giới bao la///Mình cứ sống cuộc đời mình là đủ///Màng làm chi lời khen - chê đủ thứ///Cứ an yên và hết mực chân thành

Tin mới

Bài thơ: Chuyện thế nhân
Bạn thân hỡi giữa thế giới bao la///Mình cứ sống cuộc đời mình là đủ///Màng làm chi lời khen - chê đủ thứ///Cứ an yên và hết mực chân thành