Thứ sáu, 26/04/2024 03:24 (GMT+7)

Cầu Đà Rằng - Linh hồn của xứ sở núi Nhạn sông Ba

Mạc Tường Vi -  Thứ hai, 28/09/2020 09:21 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Cầu Đà Rằng đã đi vào ca dao của miền Trung và đặc biệt là của người dân Phú Yên từ đầu thế kỷ XX, để rồi cây cầu mang đậm dấu ấn lịch sử đã trở thành một biểu tượng văn hóa của mảnh đất này.

Cầu Đà Rằng được sinh ra từ thời Đông Dương. Ngày đó, cầu được bắc qua dòng sông Ba hay còn gọi là sông Đà Rằng, thuộc địa phận thị xã Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Cái tên Đà Rằng xuất phát từ tiếng Chăm cổ “Ea Rarang” nghĩa là “con sông lau sậy”, con sông lớn nhất khu vực Nam Trung bộ.

Trước thế kỷ XX trên dặm thiên lý Bắc Nam, giao thông đường bộ khi ngang qua miền Nam Trung bộ phải qua một trong hai bến đò, bến đò Ngọc Lãng hoặc bến đò Ông Chừ. Đến năm 1924, người Pháp đã nghiên cứu xây cầu vượt sông Đà Rằng trên con đường số 1. Dự kiến xây dựng cầu Đà Rằng và cầu Sông Chùa, gọi chung là cầu Đà Rằng. Cầu được xây dựng dùng chung cho cả đường bộ và đường sắt. Cầu Đà Rằng dài 1.105m, cầu Sông Chùa dài 141,5m, với tổng kinh phí xây dựng là 117.800 đồng Đông Dương. Cầu hoàn thành và đi vào sử dụng tháng 7/1927, được xem là một trong những cây cầu dài nhất Việt Nam lúc bấy giờ

Cây cầu đi cùng năm tháng, nối liền đôi bờ nơi có Núi Nhạn và Sông Ba, nhờ có cầu Đà Rằng để có những chuyến tàu xuyên suốt Bắc Nam, rồi từ đó núi Nhạn, sông Đà Rằng đi vào thơ ca của đất Tuy Hòa.

“Cầu Đà Rằng dài hai mươi mốt nhịp/ Chàng bỏ ta đi biền biệt bấy lâu/ Ngày xuân con cá giải sầu/ Trông chàng chẳng thấy chàng đâu hỡi chàng”. Những câu ca dao lưu hành ở miền Trung nói về cầu Đà Rằng mang biểu tượng cho mảnh đất Phú Yên mà ai cũng biết đến. Những nhịp zích zắc đầu tiên của cây cầu đặt lên mênh mông dòng sông như mang linh hồn của xứ sở núi Nhạn sông Ba.

Cầu sinh ra từ thời Pháp thuộc, đã đi qua từng chế độ như ghi dấu từng trang ký ức in sâu trong dòng lịch sử của đất nước. Năm 1946, cầu bị phá hủy một số nhịp, do phong trào tiêu thổ kháng chiến, chặn bước tiến của quân Pháp xâm chiếm vùng tự do ở bắc Phú Yên. Thị xã Tuy Hòa lúc ấy trở nên vắng vẻ, người dân di cư về các miền quê. Sau Hiệp định Geneve (1954), chính quyền Sài Gòn cho khôi phục lại cầu Đà Rằng, dường như muốn giữ lại kỷ niệm nên họ thiết kế lại nguyên mẫu của người Pháp. Đến năm 1970, cầu đường bộ Đà Rằng được khởi công, tách ra khỏi cầu đường sắt. Từ đó, cây cầu nhịp sắt zích zắc xửa xưa được tu sửa, dành riêng cho xe lửa và nằm song song bên cạnh cầu đường bộ.

Là biểu tượng văn hóa của quê hương xứ Nẫu, nhịp cầu Đà Rằng như linh hồn nối liền kỷ niệm của thời gian giữa xưa và nay. Cây cầu như một nhân chứng lịch sử đứng hiên ngang giữa tháng năm qua bao thế hệ. Giữa sương gió thăng trầm cầu đứng lặng lẽ để nối quá khứ, hiện tại và tương lai cho dòng xe cộ tấp nập đi qua.

Bạn đang đọc bài viết Cầu Đà Rằng - Linh hồn của xứ sở núi Nhạn sông Ba. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.