Thứ sáu, 19/04/2024 07:38 (GMT+7)

Hé lộ chuyện thờ chó đá ở phủ Quận Công

Trang Triệu - Triệu Hồ -  Thứ bảy, 10/02/2018 09:10 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Không chỉ ở các vùng nông thôn mà ở một số di tích như đền, phủ ngay Hà Nội vẫn giữ tục chôn chó đá, thậm chí thờ trước cửa. Phủ thờ Quận Công cũng được biết đến là nơi có tục thờ chó đá.

Năm mới Mậu Tuất đang cận kệ với người dân Việt Nam. Năm mới Mậu Tuất thật sự ấm nó và hạnh phúc sẽ đến với chúng ta. Với hình ảnh chú chó vàng may mắn đại diện cho linh vật của năm 2018. 

Loài chó được biết đến là một con vật trung thành, chó bình thường chỉ coi được phần dương, theo quan niệm muốn canh giữ phần âm thì phải “nuôi” chó đá. Tục "nuôi" chó đá đã có từ rất lâu và sâu đậm trong văn hóa người Việt.

Các bậc cao niên ở một số vùng quê Bắc Bộ khẳng định rằng chôn chó đá trước cổng nhà như là linh vật để canh cổng với ý nghĩa trừ tà, cầu phúc và đặt chó đá trên bệ thờ như một thần linh để cầu cúng, thờ phụng.

Không chỉ ở các vùng nông thôn mà ở một số di tích như đền, đình, phủ ngay Hà Nội vẫn giữ tục chôn chó đá, thậm chí thờ trước cửa. Phủ thờ Quận công Nguyễn Ngọc Trì cũng được biết đến là nơi có tục thờ chó đá. 

Phủ thờ Quận Công Nguyễn Ngọc Trì ở làng Hát Môn, xã Hát Môn (Phúc Thọ, Hà Nội)

 Phủ thờ Quận công Nguyễn Ngọc Trì ở làng Hát Môn, xã Hát Môn (Phúc Thọ, Hà Nội) có 4 con chó đá. Trong đó 2 con chó đá được đặt trước phủ, hướng ra cổng phủ, hai chân trước đứng, chân sau như sắp nhổm lên sủa và 2 con chó đá với kích thước lớn hơn được đặt sau phủ, hướng mặt vào nhau. Trước mỗi tượng chó đá đều có bát hương. 

Trước phủ Quận công đặt 2 tượng chó đá hướng ra cổng phủ, trước mỗi tượng chó đá đều có bát hương

Trước phủ Quận công đặt 2 tượng chó đá hướng ra cổng phủ, trước mỗi tượng chó đá đều có bát hương

Sau phủ cũng đặt 2 tượng chó đá với kích thước lớn hơn và hướng mặt vào nhau

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Ngọc Toàn (60 tuổi), con cháu dòng họ Nguyễn Ngọc là người trông coi phủ cho biết: “Phủ Quận công được xây dựng từ thế kỷ 17, là nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, thể hiện tấm lòng thành kính của nhân dân địa phương và dòng họ đối với Quận công Nguyễn Ngọc Trì".

Ông Toàn cũng chia sẻ: “Về những tượng chó đá, cũng không rõ có từ bao giờ, chỉ biết thờ chó đá có ý nghĩa để canh gác cho phủ, giống như những con chó bình thường khác canh nhà cho người dân. Chất liệu để làm nên những tượng chó đá toàn bộ bằng đá xanh nguyên phiến”.

“Dòng họ Nguyễn Ngọc bao đời nay đều thờ cúng cẩn thận, ngày nào cũng dọn dẹp, thắp hương”, ông Toàn cho biết.

Ông Nguyễn Ngọc Toàn (60 tuổi), con cháu dòng họ Nguyễn Ngọc là người thường xuyên trông coi phủ

Được biết, hiện nay phủ có các hạng mục công trình: Nghi môn, tả - hữu mạc, nhà phụ trợ và công trình thờ tự chính gồm đại bái và hậu cung. Ngày 28/6/2016, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã có quyết định xếp hạng Di tích nghệ thuật cấp quốc gia đối với Phủ thờ Quận công Nguyễn Ngọc Trì xã Hát Môn.

Năm 2016, Phủ thờ Quận công Nguyễn Ngọc Trì xã Hát Môn được xếp hạng Di tích nghệ thuật cấp quốc gia.

Theo tìm hiểu, tại xã Hát Môn không chỉ có phủ thờ quận công Nguyễn Ngọc Trì mà ở đền Hai Bà Trưng hiện vẫn thờ một đôi chó đá với vai trò canh giữ đền.

Đền Hai Bà Trưng hiện cũng thờ một đôi chó đá với vai trò canh giữ đền

Trong chuyện cổ tích Việt Nam cũng có một câu chuyện kể về chó đá: Ngày xưa, có người học trò vào nhà thầy giáo, khi qua cửa thì con chó đá nhỏm dậy tỏ vẻ mừng rỡ. Lấy làm lạ, người học trò hỏi: "Anh em học trò qua đây cũng đông, sao mày chỉ mừng một mình tao?". Con chó đáp: "Khoa thi này chỉ có mình thầy đậu thôi. Số trời đã định, tôi phải kính trọng mừng thầy".

Người học trò nghe nói vậy liền kể cho cha mẹ nghe. Từ đó, người cha lên mặt hống hách. Ông ta dắt trâu ra đồng, cho trâu dẫm cả vào lúa non của người khác. Người dân góp ý, ông ta dọa dẫm: "Khoa này con ông đỗ, rồi chúng mày sẽ biết tay ông". Dân làng nghe ông nói vậy, cũng có lòng sợ, không dám lôi thôi. Nhưng những ngày sau, người học trò đi qua, không thấy chó đá nhỏm dậy vẫy đuôi mừng.

Người học trò hỏi: "Mọi buổi tao qua đây, mày vẫn đứng dậy mừng, hôm nay sao mày không đứng dậy nữa?". Con chó đá nói: "Tại cha thầy lên mặt hách dịch với dân làng nên Thiên Tào đã gạch tên thầy đi, khoa này thầy không đỗ được nên tôi không phải mừng thầy nữa".

Người học trò đem chuyện kể lại với cha, người cha lấy làm hối hận, rồi từ đó không những không lên mặt hống hách mà còn xin lỗi những người mà mình đã xúc phạm. Khoa ấy, người học trò dù đã lọt qua mấy kỳ nhưng không đỗ thật.

Tuy vậy, người học trò cũng không lấy làm nản, càng chăm chỉ học hành. Người cha cũng không lấy làm oán hận, càng tu thân tích đức để chuộc lỗi. Ba năm sau, người học trò đi qua chỗ con chó đá, lại thấy nó đứng dậy mừng rỡ như trước.

Con chó đá bảo: "Nhà thầy tu nhân tích đức đã ba năm nay, đủ chuộc lại những lỗi lầm trước rồi nên sổ Thiên Tào lại định cho thầy khoa này thi đỗ". Người học trò mừng thầm nhưng không nói cho cha mẹ nghe nữa, chỉ biết ra sức cố học. Khoa ấy quả nhiên thi đỗ cao.

Qua câu chuyện cổ tích này, có thể thấy tục thờ chó đá đã có từ rất lâu và sâu đậm trong văn hóa người Việt. Hiện nay không chỉ có đình, phủ, đền mới thờ chó đá mà một số công sở thậm chí là những gia đình giàu có cũng đặt chó đá trước nhà để để xua đuổi ma quỷ.

Bạn đang đọc bài viết Hé lộ chuyện thờ chó đá ở phủ Quận Công. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Ninh Bình: Khai hội Hoa Lư 2024
Tối 17/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Cố đô Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) đã long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.

Tin mới

Ninh Bình: Khai hội Hoa Lư 2024
Tối 17/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Cố đô Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) đã long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.