Thứ sáu, 29/03/2024 15:11 (GMT+7)

Có một Ngày hội độc đáo mang tên Lục Bát

Hồng Anh -  Thứ sáu, 18/09/2020 19:42 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Lễ hội Lục Bát Việt Nam, diễn ra vào dịp 6/8 âm lịch hằng năm tại Hà Nội và một số tỉnh thành, do những người yêu thơ Lục Bát tự tổ chức liên tục, kể từ năm Kỷ Sửu – 2009, bằng kinh phí xã hội hóa.

Chúng ta đều biết Ngày Thơ Việt Nam được tổ chức vào Rằm tháng Giêng hằng năm, kể từ năm Quý Mùi – 2003. Đó là Ngày thơ do Hội Nhà văn Việt Nam và Hội Văn học Nghệ thuật các tỉnh thành phố địa phương tổ chức, sử dụng kinh phí Nhà nước, đã tổ chức 17 năm liên tục. Tuy nhiên, riêng năm Canh Tý – 2020, do dịch bệnh Covid-19, dù đã gửi Giấy mời, nhưng Hội Nhà văn Việt Nam đã ra quyết định hoãn tổ chức Ngày Thơ nêu trên.

Nhưng còn một Ngày Thơ rất độc đáo nữa, đó là Lễ hội Lục Bát Việt Nam, diễn ra vào dịp 6/8 âm lịch hằng năm tại Hà Nội và một số tỉnh thành, do những người yêu thơ Lục Bát tự tổ chức liên tục, kể từ năm Kỷ Sửu – 2009, bằng kinh phí xã hội hóa thì sao? Năm nay là tròn 12 năm Lễ hội Lục Bát. Một con số nhiều ý nghĩa với lịch Thiên can và Địa chi. Xin được điểm lại đôi nét về Ngày hội độc đáo và đậm màu sắc văn hóa dân tộc này.

Lễ hội thơ Lục Bát Bính Thân năm 2016

Khởi đầu từ Cộng đồng Mạng mang tên Lục Bát Việt Nam…

Vào những ngày này cách đây tròn 12 năm, từ sự khởi xướng của Nhà thơ Đặng Vương Hưng, một nhóm những người yêu Thơ Lục Bát đã thành lập website Lục Bát Việt Nam (http://www.lucbat.com/), đề tạo một diễn đàn trên internet, tôn vinh thể thơ thuần Việt nhất, góp phần xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh và đậm đà bản sắc dân tộc. Trong 12 năm qua, website đã quy tụ hàng ngàn cây bút sáng tác Lục Bát từ khắp mọi miền đất nước và cả cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, đăng tải hàng vạn bài thơ, bài nghiên cứu về Lục Bát xưa và nay. Nhiều cây bút từng là Quản trị viên của Website Lục Bát đã trưởng thành, được các giải thưởng cao trong các cuộc thi sáng tác thơ và trở thành Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam: Nhà thơ Đinh Thường (hiện là Chủ tịch Hội Nhà văn Hải Phòng); nhà thơ Vũ Thiên Kiều (Kiên Giang); nhà thơ Đặng Cương Lăng và nhà thơ Chử Thu Hằng (Hà Nội)…

Cùng với sự hình thành và phát triển của website Lục Bát Việt Nam, là các CLB Thơ Lục Bát ở nhiều tỉnh thành trên cả nước và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài được thành lập tại: TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Hòa Bình, Phú Thọ, Cộng hòa Ucraine... Nhiều câu lạc bộ có số lượng hàng trăm thành viên, với những hoạt động rất thiết thực và hiệu quả.

Khi mạng xã hội facebook phát triển mạnh, cũng chính nhà thơ Đặng Vương Hưng đã khởi xướng việc thành lập Nhóm Lục Bát Việt Nam (https://www.facebook.com/groups/2141260285915819), để những người yêu Thơ Lục Bát dễ dàng đăng tải các sáng tác mới và tương tác cùng nhau. Hiện nay, Nhóm Lục Bát Việt Nam trên mạng xã hội facebook đã thu hút được gần một vạn thành viên tự nguyện và nhiệt tình tham gia. Cả website Lục Bát Việt Nam và Nhóm facebook Lục Bát Việt Nam đã và đang nỗ lực cùng nhau xây dựng một Cộng đồng Mạng Lục Bát Việt Nam, sử dụng chung một logo nhận diện, có chung một tôn chỉ mục đích rõ ràng là: cùng chung tay, góp sức để quảng bá, bảo tồn và phát huy Thơ Lục Bát – một thể thơ thuần Việt nhất; phấn đấu để Thơ Lục Bát sớm được Nhà nước công nhận là Quốc Thi; tiến tới được công nhận là Di sản văn hóa Quốc gia và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại!

“Lộc phát Canh Tý – 2020” và bộ sách 12 tập Thơ Lục Bát tự chọn của Lục Bát Việt Nam.

Tập thơ Lộc Phát

Để chuẩn bị cho Ngày Thơ Lục Bát lần thứ 12, năm 2020, Ban Điều hành Cộng đồng Mạng Lục Bát Việt Nam đã phối hợp với một số CLB Thơ, tổ chức tuyển chọn và biên soạn một ấn phẩm duy nhất mang tên “Lộc Phát Canh Tý – 2020” (ruột in giấy xốp nhẹ đặc biệt, đóng bìa cứng) phục vụ cho các nghi lễ trong Ngày Hội Lục Bát. Đó là tập thơ Lục Bát mới nhất, với sự góp mặt của hàng trăm tác giả, do nhà thơ Trương Nam Chi làm Chủ biên, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông cấp phép ấn hành. Được biết, năm nay do Ban Biên soạn miễn phí đóng góp in sách, nên số lượng tác giả tự chọn đăng ký đông gấp nhiều lần những năm trước. Tuy nhiên, để giữ chất lượng của tập thơ, nên một số tác phẩm và một số tác giả dù đã đăng ký, nhưng tiếc là vẫn chưa có tên trong sách.

Như vậy, trong 12 năm liên tiếp, “Lộc Phát” đã “điểm mặt và gọi tên” đủ 12 con giáp: Kỷ Sửu – 2009, Canh Dần – 2010, Tân Mão - 2011, Nhâm Thìn - 2012, Quý Tỵ - 2013, Giáp Ngọ - 2014, Ất Mùi – 2015, Bính Thân – 2016, Đinh Dậu – 2017, Mậu Tuất – 2018, Kỷ Hợi – 2019 và Canh Tý – 2020. Điều thú vị là theo lịch âm thì năm Canh Tý cũng là khởi đầu của một Thiên Can và Địa Chi mới. Nói cách khác, sự khép lại cũng chính là sự mở đầu của một giai đoạn mới…

Với việc biên soạn và phát hành bộ sách Lộc Phát nêu trên, nhà thơ Trương Nam Chi đã được xác lập Kỷ lục Quốc gia năm 2018: “Chủ biên Bộ sách thơ Lục Bát tự chọn "Lộc Phát”10 tập, được phát hành trong nhiều năm liên tục nhất (2008 - 2018)”

Có một Ngày hội độc đáo mang tên Lục Bát Việt Nam diễn ra vào dịp 6/8 âm lịch hằng năm.

Cùng với việc xuất bản 12 tập “Lộc Phát” là 12 mùa Lễ hội Lục Bát đã được tổ chức trang trọng hoàn toàn bằng kinh phí xã hội hóa nhiều tỷ đồng, với các nghi thức độc đáo, mang tính tâm linh: Rước Thơ, Dâng Thơ và Phát Lộc Thơ… Với sự chủ trì của các cao tăng nhà Phật và sự chứng kiến của nhiều văn nghệ sĩ, trí thức và báo giới thủ đô Hà Nội…

Kể từ năm 2009, Website Lục Bát Việt Nam đã phối hợp với nhiều cơ quan báo chí có uy tín tổ chức Lễ Hội Lục Bát, kết hợp với việc sắp đặt các “Lục Bát quán” giới thiệu đặc sản văn hóa các vùng miền… Ngày Thơ Lục Bát đã dần trở thành một sự kiện Văn hóa của năm, góp phần tích cực vào việc tôn vinh truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc; ngày càng được dư luận Người yêu thơ cả nước quan tâm… Nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Website Lục Bát Việt Nam đã phối hợp với Báo Người Cao tuổi tổ chức cuộc thi thơ Lục Bát mang chủ đề “Ngàn năm hồn Việt”, gây tiếng vàng lớn trong dự luận xã hội.

Từ năm 2012 đến năm 2018, xuất phát từ ý tưởng, đề xuất của Nhà thơ Đặng Vương Hưng và Tiến sĩ- Luật sư Đồng Xuân Thụ, một cuộc thi Thơ Lục bát độc đáo, kéo dàu 6 năm với tên gọi “Tổ quốc và Đạo pháp” do Ủy Ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam chỉ đạo; Hội Nhà văn Việt Nam bảo trợ cố vân chuyên môn và giám khảo, website Lục bát Việt Nam cùng Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam là cơ quan thường trực. Cuộc thi với quy mô cả nước, toàn bộ giải thưởng trao tặng bằng vàng và bạc thật từ nguồn kinh phí xã hội hóa nhận được đánh giá cao từ dư luận. Năm Mậu Tuất – 2018 là năm cuối cùng, kết thúc cuộc thi kéo dài 6 năm, Ban tổ chức đã chọn ra các giải vàng, giải bạc và giải cao nhất là giải kim cương. Là 2 thành viên Thường trực nêu ý tưởng và tổ chức cuộc thi, Nhà thơ Đặng Vương Hưng và Tiến sĩ Đồng Xuân Thụ đã được Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tặng Bằng Tuyên dương Công đức.

Với thành tích 10 năm liền tổ chức thành công Ngày hội Lục Bát bằng kinh phí xã hội hóa hàng tỷ đồng, trong Ngày thơ Lục Bát Mậu Tuất - 2018 nhà thơ Đặng Vương Hưng đã được tổ chức kỷ lục Việt Nam xác nhận là “Người khởi xướng và tổ chức lễ hội Lục bát Việt Nam nhiều năm liên tục nhất (2008 - 2018)”

Phấn đấu để Thơ Lục Bát trở thành Quốc Thi, được công nhận là Di sản Văn hóa Quốc gia và Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại

Đặc biệt, trong năm Kỷ Hợi – 2019, lần đầu tiên Website Lục Bát Việt Nam đã phối hợp với Hội Di sản Văn hóa Việt Nam, Hội đồng Thơ - Hội Nhà văn Việt Nam và một số cơ quan đơn vị, tổ chức thành công Hội thảo khoa học “Thơ Lục Bát với Di sản văn hóa dân tộc”. Kỷ yếu Hội thảo đã tập hợp được hơn 30 bài tham luận, nghiên cứu chuyên sâu về Thơ Lục Bát xưa và nay, của các tác giả đến từ mọi miền đất nước và người Việt ở nước ngoài.

Trân trọng cảm ơn Giáo sư Hoàng Chương (Viện trưởng Viện Nghiên cứu, Bảo tồn và Phát huy Văn hóa dân tộc); Nhà báo Kim Quốc Hoa (nguyên Tổng biên tập Báo Người cao tuổi); Tiến sĩ, Luật sư Đồng Xuân Thụ (Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam); Kỷ lục gia, Nhà thơ Trương Nam Chi (Trưởng Ban biên tập website Lục Bát Việt Nam); các các giả và bạn đọc gần xa đã chung tay, góp sức, đồng hành với Cộng đồng Mạng Lục Bát Việt Nam, tổ chức thành công nhiều Ngày hội Lục Bát trong 12 năm qua.

Năm Canh Tý – 2020, do điều kiện dịch bệnh Covid–19 phức tạp Hội Nhà văn Việt Nam đã hủy bỏ việc tổ chức Ngày Thơ Rằm tháng Giêng. Còn dịp 6/8 này, vì ảnh hưởng của làn sóng Covid-19 lần 2 thành phố Hà Nội cũng mới dỡ bỏ lệnh cấm tập trung đông người vài ngày nay.

Dù thời gian chuẩn bị rất gấp, nhưng đáp ứng nguyện vọng của người yêu Thơ Lục Bát, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam vẫn phối hợp với Cộng đồng Mạng Lục Bát Việt Nam và CLB “Trái tim Người lính” tổ chức buổi gặp mặt tại CÀ PHÊ LỤC BÁT (40 Võ Thị Sáu, Hà Nội) với đại diện các CLB Thơ Lục Bát đến từ Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Hòa Bình, Phú Thọ…với chủ đề CHÀO MỪNG NGÀY THƠ LỤC BÁT CANH TÝ – 2020 và giới thiệu tập thơ Lộc Phát thứ 12… để có những thông tin và hình ảnh mới nhất gửi tới bạn yêu Thơ Lục Bát gần xa./.

Bạn đang đọc bài viết Có một Ngày hội độc đáo mang tên Lục Bát. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.
Bài thơ: Khúc giao mùa tháng Ba
Mộc miên thắp lửa đỏ trời///Lúa chiêm trong nắng xanh ngời chân mây///Giấc mơ lả cánh cò bay///Cố hương ơi! Những mê say cuối chiều.
Bài thơ: Khúc giao mùa
Mùa như gọi nỗi niềm về gõ cửa///Bất chợt thương, bất chợt nhớ một thời///Khi hoa Xuân dịu sắc trắng chơi vơi///Quyện hương bưởi, hương chanh bay lặng lẽ.
Bài thơ: Gái quê...
Không còn chân lấm tay bùn///Gái quê giờ cũng "ai phôn" cả rồi///Tự phong "Hoa hậu", "Hoa khôi"///Quần đen, nón lá... em tôi chẳng cần

Tin mới

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.