Thứ năm, 28/03/2024 19:42 (GMT+7)

Cộng đồng dân tộc Khmer đón tết Việt

Nguyên Vương -  Thứ tư, 27/01/2021 21:31 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Chẳng biết thời điểm nào, Tết Nguyên đán của người Việt lại thấm sâu, giao hòa với văn hóa của người Khmer. Để từ đó, đồng bào dân tộc thiểu số Khmer ở miền Nam lại chung niềm hân hoan khi mùa xuân về

Từ giao thoa văn hóa

Nhanh tay rót chén trà cho chúng tôi, ông Thạch Khương (ngụ thị trấn Cái Tắc, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang) không giấu được niềm vui khi được chúng tôi hỏi về chuyện chuẩn bị cho tết âm lịch sắp tới. Với ông, Tết Nguyên đán của người Việt đã trở nên hài hòa, gắn bó từ lúc sinh ra cho đến khi tóc điểm màu sương.

Đồng bào Khmer đến cũng đến chùa lễ Phật trong dịp Tết Nguyên đán

“Năm naydo tình hình chung nên gia đình tôi cũng như những hộ khác chỉ đón Tết vừa thôi không lớn lắm vì tình hình dịch bệnh cũng ảnh hưởng phần nào với kinh tế gia đình,vợ chồng tôi cũng tíchgóp được ít tiền chuẩn bị đón năm mới. Dù là Tết truyền thống của người Việt nhưng đồng bào Khmer vẫn chung vui. Nhà nào cũng xem Tết Nguyên đán là hoạt động không thể thiếu bên cạnh lễ Dolta, Chol Chnam Thmay tưởng nhớ ông bà, tổ tiên.

Hơn nữa, mấy đứa con của tôi tuy đi làm xa nhà nhưngTết nào cũng về sum họp cùng nhau nên nhà cửa ấm cúng lắm. Thật ra, tôi chỉ mong được vui vầy cùng con cháu vì đây là dịp chúng tôi được ở cạnh nhau lâu nhất. Qua Tết, các con lại “đi công ty” ở xahết rồi!”.

Theo lão nông Khmer này, không khí mùa xuân trong sóc cũng náo nức chẳng kém những nơi có đông người Việt sinh sống. Đồng bào dân tộc thiểu số Khmer luôn xem mình là một phần trong đại gia đình Việt Nam, cùng hướng đến mùa xuân thanh bình, đổi mới của đất nước.

 Thiếu nữ dân tộc Khmer diện trang phục truyền thống viếng chùa ngày Tết Nguyên đán của người Việt.

“Cũng giống như người Việt, chúng tôi khi trước Tết chừng nửa tháng, mọi người rủ nhau ra dọn dẹp sân nhà, đường đi chung trong sóc cho quang đãng. Những người có điều kiện thì sửa chữa nhà cửa khang trang hơn, mắc vài dây đèn chớp ngoài sân cho vui mắt về đêm” ông Thạch Khương nói thêm “Được sự hỗ trợ, quan tâm của Đảng, Nhà nước nên đời sống của người Khmer chúng tôi đã khởi sắc hơn, người lớn có việc làm ổn định, trẻ con được đi học để thành người. Vì vậy, sư sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động để bà con nêu cao tinh thần đoàn kết, cùng xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc hơn. Để mỗi năm, bà con Khmer lại đón Tết Nguyên đán đầy đủ, vui vẻ hơn!”.

Giữ gìn nét văn hóa truyền thống

Dù đón Tết Nguyên đán cùng người Việt nhưng đồng bào Khmer vẫn gìn giữ nét văn hóa truyền thống của mình, đó là đến chùa bái Phật, nghe kinh và cầu nguyện cho ông bà, tổ tiên.

Ông Thạch Quang (ngụ thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang) chia sẻ: “Điểm đặc biệt trong phong tục đón Tết của người Khmer là nhiều gia đình tranh thủ đến chùa lễ Phật vào ngày 30 tháng Chạp hàng năm. Đây là lúc mọi người gửi gắm niềm tin, mong ước một năm mới may mắn, sung túc hơn. Sau đó, họ trở về nhà cúng ông bà và đón giao thừa như người Việt. Có những gia đình sẽ không đến chùa nhưng họ cũng kho thịt, gói bánh tét để ăn trong những ngày đầu năm hoặc đi thăm bà con ở xa để thắt chặt tình tộc họ”.

Luôn được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước!

Bà Mai Thị Lan, Phó Bí thư thị trấn Cái Tắc, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang nói “Địa bàn thị trấn Cái Tắc là địa bàn đặcthù của tỉnh vì có nhiều người dân tộc Khmer sinh sống nên mỗi dịp tết đến Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đến đời sống của người dân. Các ban ngành, đoàn thể đều tổ chức thăm, tặng quà cho những hộ dân tộc nghèo, có hoàn cảnh khó khăn trong khu vực nên bà con cũng có cái tết sung túc hơn”.

Bạn đang đọc bài viết Cộng đồng dân tộc Khmer đón tết Việt. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Hoa xương rồng
Đau chẳng khóc, nhoẻn cười trong sắc lạnh.///Thấu lòng người giữa danh lợi phù hoa///Những cứ tưởng trưởng thành chung bối cảnh ///Trân trọng hơn khi gặp giữa ta bà.
Bài thơ: Khi xa nhau
Khi xa càng nhớ nhau hơn///Ai chăm em lúc dỗi hờn… không anh///Buồn như vết thương chưa lành///Cô đơn đau nhói tim mình vì em.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.