Thứ ba, 19/03/2024 10:21 (GMT+7)

ĐH Đà Lạt: Nét lãng mạn Châu Âu giữa lòng xứ sở ngàn hoa

HOÀNG BÌNH -  Thứ năm, 22/11/2018 09:32 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

ĐH Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) với tuổi đời gần 100 năm, mang đậm dấu ấn kiến trúc Pháp.

Trải qua bao thăng trầm lịch sử, nơi đây đã đào tạo ra nhiều gương mặt anh tài phục vụ đất nước, thu hút sinh viên đến học tập và du khách đến chiêm ngưỡng bởi nét đẹp trầm mặc, cổ kính pha chút lãng mạn đậm chất Châu Âu.

Những ngày giữa tháng 11, khi núi rừng Tây Nguyên còn lác đác cơn mưa cuối mùa, không gian phủ đầy sương mờ ảo kết hợp với cái buồn vốn có của xứ cao nguyên, điều đó đã khiến khung cảnh nên thơ của trường Đại học Đà Lạt càng thêm lãng mạn, hút hồn du khách.

Trường Đại học Đà Lạt được thành lập vào tháng 10 năm 1976. Là đại diện duy nhất của vùng Tây Nguyên xếp vào nhóm 45 trường Đại học tốt nhất tại Việt Nam, theo bảng xếp hạng Đại học công bố năm 2018 của tổ chức UniRank.
Tiền thân của trường là trại lính Courbet. Vào năm 1923, dựa vào đồ án quy hoạch Đà Lạt của kiến trúc sư Ernest Hébrard, chính quyền đương thời đã xây dựng khu quân sự lớn ở phía Bắc thành phố và đồng thời xây dựng trại lính Courbet. Khoảng 9 năm sau trại Courbet chuyển thành trường thiếu sinh quân Âu – Á.
Mùa thu năm 1957, trại lính Courbet đổi thành Viện Đại học Đà Lạt.
Viện Đại học Đà Lạt được biết đến với các chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn như Ngữ văn, Lịch sử, Triết học, Ngoại ngữ, nổi tiếng nhất là Chính trị Kinh doanh (với hai phân khoa: Chính trị Xã hội và Quản trị Kinh doanh).
Tuy là một cơ sở giáo dục thuộc Giáo hội Công giáo, nhưng Viện Đại học Đà Lạt không chủ trương gây dựng nền giáo dục theo sát quan điểm của Giáo hội. Số giảng viên theo đạo ít hơn 25% và sinh viên Công giáo chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 30%. Hiện nay khu giảng đường này là Hội trường Thống Nhất.
Nổi bật nhất là công trình nguyện đường Năng Tĩnh (khu nhà A25 hiện tại) được xây dựng trên mặt bằng hình tam giác cân với đỉnh tam giác là tháp chuông cao 38m.
Viện Đại học Đà Lạt tọa lạc trên một ngọn đồi rộng khoảng 38ha với 40 tòa nhà nằm rải rác dọc theo những con đường nhỏ quanh co uốn khúc trong rừng thông.
Đây được xem là trường Đại học có khuôn viên đẹp nhất Đông Nam Á thời bấy giờ.
Đất nước thống nhất, vào tháng 10 năm 1976, Viện Đại học Đà Lạt chuyển thành trường Đại học Đà Lạt, do PGS.TS Trần Thanh Minh làm Hiệu trưởng. Là một trường đại học tổng hợp với mục tiêu đáp ứng nhu cầu giáo dục, phát triển kinh tế xã hội cho các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và cho cả nước.
Cơ sở vật chất của trường ngày càng được hoàn thiện và nâng cao nhằm phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu khoa học. Trường có tổng diện tích phòng học là 17.055 m2 với 81 phòng.
Khu giảng đường Sư phạm đa năng đang được xây dựng.
Công viên của trường dưới rừng thông bạt ngàn.
Một góc sân vận động, là nơi thường tổ chức các sự kiện thể thao của trường.
Sân bóng đá mini có thể hoán đổi thành sân bóng chuyền phục vụ môn học thể dục và nhu cầu giải trí nâng cao thể chất cho sinh viên.
Một góc của Đại học Đà Lạt.
Giữa màu xanh bạt ngàn của cỏ cây, bên cạnh những khối nhà kiến trúc hiện đại, thì những tòa nhà mang âm hưởng kiến trúc thập niên 50 – 60 của thế kỷ 20 vẫn được lưu giữ.
Một bức tường rêu phong, mang đậm dấu ấn thời gian.
Cầu “Thê Húc” trước cửa Khoa Vật lý.
Hoadã quỳ nở vàng rực rỡ bên các sườn đồi trong khuôn viên trường, tạo ra khung cảnh hài hòa, một đặc sản của Tây Nguyên.
Nét lãng mạn đặc trưng của thành phố sương mù, Đại học Đà Lạt là nơi lý tưởng để học tập, nghiên cứu khoa học và là điểm dừng chân đáng chú ý của du khách đến với xứ sở ngàn hoa.
Bạn đang đọc bài viết ĐH Đà Lạt: Nét lãng mạn Châu Âu giữa lòng xứ sở ngàn hoa. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Nghệ An: Quỳ Châu có tân Chủ tịch UBND huyện
Sáng 18/3, Hội đồng Nhân dân huyện Quỳ Châu khóa XX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 khai mạc Kỳ họp thứ 14 (kỳ họp chuyên đề). Dự kỳ họp có đồng chí Nguyễn Như Khôi - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Lãnh đạo một số Sở, ban ngành.