Thứ sáu, 29/03/2024 12:50 (GMT+7)

Gia Lai: Chùa Bửu Minh với nét hiện đại và cổ kính

A LỰC -  Thứ tư, 07/11/2018 08:24 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Đầu thế kỉ XX, tại khu vực Biển Hồ (Gia Lai), trong ngôi làng “Xóm Cỏ May”, người dân lập nên một nơi để thờ tự gọi là “Sơn Hải Miếu” (tiền thân của chùa Bửu Minh ngày nay).

Cách trung tâm TP Pleiku gần 15km về phía Bắc, ngôi chùa Bửu Minh tọa lạc tại xã Nghĩa Hưng (huyện Chư Pah, Gia Lai) là một trong những ngôi chùa ra đời sớm tại Gia Lai. Với mặt tiền của ngôi chùa nằm ở phía Tây hướng ra Biển Hồ, phía sau là thôn Tiên Sơn (xã Tân Sơn, TP Pleiku). Đây chính là vị trí địa lý thuận lợi cho sự ra đời của ngôi chùa.

Hàng thông trăm tuổi trên đường vào ngôi chùa

Toàn bộ ngôi chùa được thiết kế từ bê tông - cốt thép và có sự kết hợp hài hòa giữa lối kiến trúc gỗ chạm khắc. Nét đặt biệt của chùa Bửu Minh đó là chỉ có một đòn dông duy nhất với một mái trước và một mái sau dốc đến 45 độ tạo dáng cao vút trông vô cùng thanh thoát.

Chùa Bửu Minh nhìn từ xa.

Thân của tháp được thiết kế theo hình vuông đều nhau ở 3 tầng chính với đường kính hơn 3m. Ngọn tháp cũng có những chi tiết chạm khắc tinh xảo, các góc mái của 3 tầng tháp có sự gắn kết với cặp rồng (theo thế rồng chầu) càng làm cho nó trở nên uyển chuyển.

Khi đứng từ xa nhìn về phía ngôi chùa với đồi chè xanh ngát xung quanh kết hợp với con đường có hàng thông cổ thụ hơn 100 tuổi điều này tạo cho ngôi chùa Bửu Minh một cách vững chãi, uy nghi mà không kém phần hoành tráng, vừa mang phong cách vừa cổ kính vừa hơi hướng hiện đại.

Các chi tiết có hoa văn có gắn liền với cặp rồng (theo thế rồng chầu) ở góc mái.
Một góc chùa Bửu Minh.

Phần chánh điện rộng hơn 500m2 với nền vách được phối màu sắc phù hợp tạo nên cảm giác trang nghiêm khi mọi người vào lễ phật. Trung tâm của chánh điện là tượng Phật Thích Ca bằng đá trắng cao 3m.

Cổng tam quan được thực hiện theo mô hình Hiển Lâm Cát.
Trung tâm phần chánh điện với Tượng Phật Quan Âm nghìn mắt nghìn tay và Phật Thích Ca bằng đá trắng cao 3m.

Trong chánh điện còn có một số tượng phật khác như Phật A Di Đà, tượng Quan Thế Âm… các vị bồ tát như Văn Thù, Phổ Hiền… Trong đó, đặt biệt nhất là Tượng Phật Quan Âm nghìn mắt nghìn tay do chính các nghệ nhân làng Sơn Đông - Hà Tây làm từ gỗ cây mít nhìn rất tinh sảo với bên ngoài được phủ lớp nhũ vàng, đây là pho Tượng được tái hiện theo nguyên mẫu của chùa Bút Tháp (Bắc Ninh).

Tượng Thích Ca ở thế nằm cao hơn 3 mét và dài 11 m.
Nhiều bức tượng được làm tinh xảo.
Nhiều bức tượng được làm tinh xảo.

Riêng cổng tam quan được thực hiện theo mô hình “Hiển Lâm Cát” được tái hiện theo công trình Đại nội Huế có 5 mái với 3 lối ra vào.

Với những dấu ấn mang phong cách riêng, kiến trúc của chùa Bửu Minh chính là sự kết hợp giữa hiện đại mà không mất đi phần cổ kính. Nhằm để phát triển ngôi chùa một cách có chọn lọc với những giá trị văn hóa vật thể và góp phần làm tô điểm, khắc họa một cách phong phú vào quần thể kiến trúc tôn giáo tại Gia Lai nói riêng và của cả khu vực Tây Nguyên nói chung.

Bạn đang đọc bài viết Gia Lai: Chùa Bửu Minh với nét hiện đại và cổ kính. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Khúc giao mùa tháng Ba
Mộc miên thắp lửa đỏ trời///Lúa chiêm trong nắng xanh ngời chân mây///Giấc mơ lả cánh cò bay///Cố hương ơi! Những mê say cuối chiều.
Bài thơ: Khúc giao mùa
Mùa như gọi nỗi niềm về gõ cửa///Bất chợt thương, bất chợt nhớ một thời///Khi hoa Xuân dịu sắc trắng chơi vơi///Quyện hương bưởi, hương chanh bay lặng lẽ.
Bài thơ: Gái quê...
Không còn chân lấm tay bùn///Gái quê giờ cũng "ai phôn" cả rồi///Tự phong "Hoa hậu", "Hoa khôi"///Quần đen, nón lá... em tôi chẳng cần
Bài thơ: Hoa xương rồng
Đau chẳng khóc, nhoẻn cười trong sắc lạnh.///Thấu lòng người giữa danh lợi phù hoa///Những cứ tưởng trưởng thành chung bối cảnh ///Trân trọng hơn khi gặp giữa ta bà.

Tin mới