Thứ sáu, 19/04/2024 10:29 (GMT+7)

Gia Lai: Công bố “bí mật” ký tự lạ trên bia đá cổ

NGUYỄN GIÁC -  Thứ sáu, 04/10/2019 21:39 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sau nhiều năm phát hiện và nghiên cứu, các chuyên gia hàng đầu về văn khắc Champa đã chính thức công bố bản dịch từ bản đá có khắc ký tự lạ tại Gia Lai.

Sáng 4-10, tại huyện Đak Pơ (Gia Lai), chính quyền địa phương cùng phối hợp các chuyên gia nghiên cứu tại Viện Viễn Đông Bác cổ tại Hà Nội chính thức công bố “bí mật” được khắc ghi trên bia đá cổ tồn tại từ thế kỷ 15 tại Gia Lai.

Các chuyên gia, nhà nghiên cứu và chính quyền địa phương bên tấm bia đá có khắc chữ Champa cổ từ thế kỷ 15.

Theo thông tin tại buổi họp báo, vào năm 2010, thông tin về một hòn đá có khắc chữ “lạ” tồn tại khá lâu tại thôn Tư Lương, xã Tân An, huyện Đăk Pơ, Gia Lai được đăng tải và chuyển đến các nhà nghiên cứu hàng đầu của thế giới về văn khắc Champa của Viện Viễn Đông Bác cổ, sau thời gian tìm hiểu và trao đổi giữa các nhà khoa học cùng chính quyền địa phương, năm 2018, hai chuyên gia về chữ viết Champa cổ là ông Arlo Griffiths và cô Khom Sreymom đã trực tiếp đến, tiếp cận hiện vật được là khối đá có khắc chữ.

Tại đây, các chuyên gia cùng với các kỹ thuật chuyên môn chuyên sâu, họ đã thực hiện các bước để có được bản dập và thu thập được một số bản hoàn thiện với độ nét của chữ viết hiện trên bản giấy rõ nhất.

Bản dập chữ được lưu trữ tại huyện Đak Pơ.

Sau thời gian dài nghiên cứu và trao đổi qua lại giữa các chuyên gia, họ đã đi đến thống nhất và chính thức công bố nội dung được chạm khắc trên 2 mặt của khối đá cổ tại thôn Tư Lương.

Theo đó, khối đá có khắc chữ được ghi nhận là đá tự nhiên granit, tảng đá có chiều cao 220cm, rộng 180cm, dày 140cm, 2 mặt trên tảng đá được khắc 11 hàng chữ. Qua bản dịch, nội dung tấm bia ban đầu được hiểu: Ngợi ca về đế chế và hoàng tử của vua Jayasinhavarma thuộc dòng dõi quý tộc, ông được tôn phong và cai quản nhiều vùng đất khác nhau... Trong năm con hổ, ông dựng nhà trên nhiều con đường, đắp đập trên sông... Vào năm ba mươi (đã xây dựng) nhà chữ của văn khắc đá này tại mvanna của nhà vua...

Quang cảnh buổi họp báo.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia về văn khắc Champa cổ, văn khắc Tư Lương (tên gọi theo địa danh phát hiện của tấm bia đá khắc chữ cổ) chứa đựng một số từ ngữ vẫn chưa thể hiểu một cách thỏa đáng trong thời điểm hiện tại, dịch nghĩa còn hạn chế bởi các am hiểu về kiến thức ngôn ngữ Champa cổ và họ hy vọng trong tương lai sẽ tiếp tục nghiên cứu đầy đủ hơn về ý nghĩa của văn bản cổ được khắc trên bản đá này. Trong nội dung được dịch, cho biết nội dung chạm khắc trên ký tự cổ này vào năm Saka1360 tương ứng với năm 1438/1439 Công lịch.

Địa phương sẽ xây dựng đường giao thông để thuận lợi cho việc nghiên cứu, phát triển du lịch tại khu vực bia đá Champa cổ.

Tại buổi họp báo công bố thông tin chính thức về văn bia cổ tại huyện Đak Pơ, các nhà nghiên cứu văn hóa, khảo cổ học và phía cơ quan địa phương đã có những trao đổi về sự xuất hiện, các nội dung dịch thuật chữ Champa cổ.

Được biết, sau quá trình tìm hiểu, nghiên cứu từ các chuyên gia Viện Viễn Đông Bác cổ đã đưa hồ sơ bản văn khắc Tư Lương vào lưu trữ tại kho văn khắc Champa của viện và được đánh số hiệu là C.237. Ngoài ra, các bản dập do 2 chuyên gia thực hiện đã được chuyển 1 bộ lưu tại Phòng VHTT huyện Đak Pơ, bộ khác được chuyển đến Bảo tàng tỉnh Gia Lai và bản thứ 3 được gửi về Pháp để lưu giữ trong thư viện của Viện Viễn Đông Bác cổ, các bản dập này được đăng ký dưới các số hiệu n.2404 và n.2405.

Cùng với việc phát hiện, tìm hiểu được một phần ý nghĩa của ký tự cổ được khắc trên bia đá, phía chính quyền địa phương cùng ngành văn hóa đã xây dựng nhà để tránh bia đá bị nứt vỡ, phong hóa, đồng thời sẽ lập bảng chỉ dẫn, đường giao thông dẫn vào khu vực bia đá Tư Lương để phục vụ việc nghiên cứu, du lịch tại địa phương, cũng như việc xin ý kiến lập hồ sơ để xin xếp hạng di tích phục vụ cho công tác tuyên truyền, bảo tồn hiệu quả nhất.

Bạn đang đọc bài viết Gia Lai: Công bố “bí mật” ký tự lạ trên bia đá cổ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Ếch
Con ếch ngồi ở đáy giếng///Vì sao nó kêu rất to,///và huyênh hoang quá đỗi?///Giương đôi mắt lồi, nó đang chứng tỏ điều chi?
Ninh Bình: Khai hội Hoa Lư 2024
Tối 17/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Cố đô Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) đã long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.

Tin mới

Bài thơ: Ếch
Con ếch ngồi ở đáy giếng///Vì sao nó kêu rất to,///và huyênh hoang quá đỗi?///Giương đôi mắt lồi, nó đang chứng tỏ điều chi?