Thứ sáu, 29/03/2024 11:43 (GMT+7)

Giữ lửa nghệ thuật - Nơi gặp gỡ của những gia tộc cải lương

Thu Hiền - Quang Trường -  Thứ tư, 04/03/2020 08:26 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Diễn viên Ngân Quỳnh - Bà Bích của “Gạo nếp gạo tẻ” đã không kiềm được sự xúc động khi nhớ lại quãng thời gian chật vật làm nghề…

"Vang bóng một thời" tuần này tiếp tục lên sóng với chủ đề “Giữ lửa nghệ thuật”, nơi gặp gỡ của những gia tộc cải lương đã hoạt động lâu đời, qua nhiều thế hệ và có những đóng góp nhất định cho nghệ thuật sân khấu của nước nhà. Ba chị em nhà nghệ sĩ Thanh Hằng, Thanh Ngọc và Ngân Quỳnh là những nhân vật chính trong tập phát sóng lần này.

Những ai yêu cải lương, yêu sân khấu, yêu truyền hình đều không xa lạ gì với 3 nữ nghệ sĩ này, nghệ sĩ Thanh Hằng là chị cả, từng được ca ngợi là bà hoàng sân khấu, là cô đào đắt show nhất nhì làng cải lương, nghệ sĩ Thanh Ngọc lại có phần bình lặng hơn các chị em, nghệ sĩ Ngân Quỳnh thì hoạt động sôi nổi trên lĩnh vực âm nhạc, phim ảnh và sân khấu. Cô út Thanh Ngân đã là NSND và được ghi nhận với loạt giải thưởng về cải lương nhưng không sắp xếp được thời gian để cùng tham gia với các chị.

Gia đình của nghệ sĩ Thanh Hằng là gia tộc cải lương 3 đời, qua nhiều thăng trầm của thời gian thì những nghệ sĩ trong gia tộc này vẫn luôn “giữ lửa nghệ thuật”, cống hiến hết mình cho cải lương, cho sân khấu. Trong số 4 chị em, trong khi nghệ sĩ Thanh Hằng và NSND Thanh Ngân đạt những thành tựu rực rỡ thì sự nghiệp của 2 nữ nghệ sĩ còn lại có phần khó khăn hơn. Nếu nghệ sĩ Thanh Ngọc chọn con đường lui về sau hậu trường thì nghệ sĩ Ngân Quỳnh từng vất vả để khẳng định mình, đã có lúc cô phải ‘cầu cứu’ chị Hai Thanh Hằng giúp đỡ.

Nữ diễn viên Gạo nếp gạo tẻ kể: “Khi cải lương không còn vị trí như xưa nữa thì đúng ra mình muốn bỏ nghề rồi. Hồi trước 7h khán giả còn đến rạp coi, kín sân bãi nhưng khi phim truyền hình lên ngôi thì 9h rồi cũng chẳng ai đến. Chị buồn kinh khủng mà lại còn ở miền Trung nữa, đâu có làm gì được nên nghĩ thôi chắc buôn bán gì đó chứ không đi diễn nữa”., Cũng trong thời gian đó, nữ diễn viên thử chuyển sang hát tân nhạc và nhận ra mình có khả năng với âm nhạc chứ không riêng gì sân khấu nhưng vẫn chưa thành công được.

Ở Huế một mình không người thân, lại ca hát không chuyên, Ngân Quỳnh mãi vẫn chưa tìm được lối đi cho sự nghiệp của mình. Thời buổi điện thoại chưa phổ biến, chỉ có phương tiện liên lạc qua thư từ, Ngân Quỳnh không thấy chị Hai hồi âm nên “làm liều” theo một đoàn văn công Quảng Trị về Sài Gòn. Khi gặp lại cô em thì nghệ sĩ Thanh Hằng còn lo lắng, không biết khả năng hát ra sao nên tính chuyện mở hàng buôn bán cho Ngân Quỳnh có nghề. “Chị Hai nói là hát hò có được không, không thì chị mở cho cửa hàng bán buôn chứ muốn theo nghề phải hát cho hay cho giỏi. Còn không hay, không giỏi là không được. Về Sài Gòn thì những bạn cùng thời với mình họ đã nổi tiếng quá rồi. Mình phải bắt đầu lại từ đầu khi tuổi đã lớn.” – Ngân Quỳnh tâm sự.

Tuy nhiên, khi chứng kiến Ngân Quỳnh đứng trên sân khấu biểu diễn thì nghệ sĩ Thanh Hằng quyết định hỗ trợ em gái trở lại với sân khấu. “Chị Hai đứng một góc thấy mình diễn thì diễn xong kéo mình đi ngay, dẫn mình đi shop mua quần áo, rồi đi thâu hai băng cải lương. Lâu rồi chị không hát cải lương, chị quên hết, hát hụt hơi hoài à. Chị Hai mới chạy lại giữ cái eo chị để chị giữ cột hơi. Bài thứ hai là Ngân kiệu cho chị hát. Bởi vậy nên có bài chị giống y chang chị Hai, có bài chị giống y chang Ngân.” – Ngân Quỳnh bật khóc.

Các nghệ sĩ và khán giả càng thêm ngưỡng mộ tình thân mà các thành viên trong gia đình của nghệ sĩ Thanh Hằng bao bọc cho nhau, giúp đỡ nhau cùng làm nghề. NSND Hồng Vân từng làm việc cùng nghệ sĩ Thanh Hằng phải công nhận: “Cái nào mà Vân đóng chung với chị Hằng là vô cùng yên tâm. Chỉ gò cho mình từng câu một. Chỉ nói chuyện giọng sang sảng vậy thôi chứ hiền cực kỳ hiền luôn.”. Còn với MC Đại Nghĩa, ấn tượng của anh khi còn là sinh viên trường sân khấu điện ảnh thì nghệ sĩ Thanh Hằng giống như người mẹ, bảo bọc và chăm chút từng li từng tí cho cô út Thanh Ngân tập luyện đi thi giải thưởng cải lương Trần Hữu Trang năm 1996.

Còn với nghệ sĩ Thanh Ngọc, ai cũng công nhận nữ nghệ sĩ có tất cả những yếu tố để làm nghề như khuôn mặt xinh đẹp, giọng ca cực hay được thừa hưởng từ gia đình nhưng lại có phần trầm lắng hơn chị em. Nữ nghệ sĩ cũng chia sẻ vui: “Thực ra mình có cái tính hay mắc cỡ, làm gì cũng ngại ngùng, học thì học cùng các chị em nhưng làm theo thì lại ngại. Chị bị cứng đầu, không nghe lời lại lo yêu không à.” Cô cũng nói thêm bản thân tự thấy mình kém hơn các chị em, lại hát không có ‘hồn’.

Nghệ sĩ Thanh Hằng đã quá nổi tiếng với khán giả, cô có một khoảng thời gian xa quê, định cư ở Úc và phải 15 năm sau cô mới về nước hoạt động nghệ thuật trở lại. Cùng với nghệ sĩ Hoài Linh, nghệ sĩ Thanh Hằng cũng đã từng ngồi ghế giám khảo Thử tài siêu nhí mùa đầu tiên và truyền nghề cho các tài năng nhí theo đuổi bộ môn cải lương.

Cũng trong chương trình, các nghệ sĩ đã gửi đến khán giả những ca khúc tân nhạc thật hay, nhưng khép lại bằng một đoạn ca khúc Thương hoài hai tiếng cải lương như một lời khẳng định. Họ sẽ còn tiếp tục giữ trọn đam mê của mình, phát huy truyền thống 3 đời của gia đình và cống hiến hết mình cho khán giả những vở diễn hay nhất.

Bạn đang đọc bài viết Giữ lửa nghệ thuật - Nơi gặp gỡ của những gia tộc cải lương. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Khúc giao mùa tháng Ba
Mộc miên thắp lửa đỏ trời///Lúa chiêm trong nắng xanh ngời chân mây///Giấc mơ lả cánh cò bay///Cố hương ơi! Những mê say cuối chiều.
Bài thơ: Khúc giao mùa
Mùa như gọi nỗi niềm về gõ cửa///Bất chợt thương, bất chợt nhớ một thời///Khi hoa Xuân dịu sắc trắng chơi vơi///Quyện hương bưởi, hương chanh bay lặng lẽ.
Bài thơ: Gái quê...
Không còn chân lấm tay bùn///Gái quê giờ cũng "ai phôn" cả rồi///Tự phong "Hoa hậu", "Hoa khôi"///Quần đen, nón lá... em tôi chẳng cần
Bài thơ: Hoa xương rồng
Đau chẳng khóc, nhoẻn cười trong sắc lạnh.///Thấu lòng người giữa danh lợi phù hoa///Những cứ tưởng trưởng thành chung bối cảnh ///Trân trọng hơn khi gặp giữa ta bà.

Tin mới

Bài thơ: Khúc giao mùa tháng Ba
Mộc miên thắp lửa đỏ trời///Lúa chiêm trong nắng xanh ngời chân mây///Giấc mơ lả cánh cò bay///Cố hương ơi! Những mê say cuối chiều.