Thứ sáu, 29/03/2024 19:16 (GMT+7)

Gợi ý các địa điểm tâm linh đi lễ đầu năm nổi tiếng nhất Miền Bắc

MTĐT -  Thứ ba, 05/02/2019 11:28 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Đi lễ đầu xuân cầu phước là nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt, được lưu truyền từ ngàn đời nay, và đây cũng là mảnh ghép để ngày Tết Nguyên Đán thêm vẹn tròn.

1. Chùa Quán Sứ - Hà Nội

Nhắc tới những ngôi chùa linh thiêng tới cầu an đầu năm, không thể bỏ qua chùa Quán Sứ. Ngôi chùa luôn tấp nập du khách thập phương tới lễ bái, đặc biệt là ngày lễ Tết, rằm tháng riêng tới du xuân và cầu an.

Chùa Quán sứ - Hà Nội. 


Vào dịp chùa tổ chức cầu an, cầu siêu đều thu hút rất đông Phật tử tới tham gia. Nơi đây đã trở thành chốn tâm linh linh thiêng của người dân thủ đô cũng như du khách trong và ngoài nước.

2. Phủ Tây Hồ (Hà Nội)

Phủ Tây Hồ thờ công chúa Liễu Hạnh hay còn gọi là Mẫu Liễu Hạnh, là một trong những ngôi đền linh thiêng và điểm đến tâm linh nổi tiếng nhất của thủ đô. Phủ Tây Hồ tọa lạc tại vị trí rất đẹp, ngay sát với Hồ Tây. Bởi vậy, trong những ngày đầu năm, nơi này luôn đông nghẹt Phật tử từ các nơi đổ về xin lễ, lộc, cầu bình an cho gia đình.

Phủ Tây Hồ - Hà Nội. 

3. Đến chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội) thăm "Nam thiên đệ nhất động"

Chùa Hương là một ngôi chùa nổi tiếng của miền Bắc bởi chùa vừa linh thiêng lại tọa lạc ở một nơi non nước hữu tình, cảnh sắc sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Tới đây, không chỉ được cầu an, vãn cản chùa mà còn được thưởng thức nhiều đặc sản đặc sắc thú vị.

Chùa Hương (Mỹ Đức - Hà Nội)

4. Đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh) - Cầu tài, lộc, công danh

Nằm trên lưng chừng ngọn núi Kho, tại khu Cô Mễ (xã Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh), đền bà Chúa Kho là nơi hàng nghìn người hành hương về trong dịp năm mới để xin lộc rơi lộc vãi.

Hầu hết những người làm ăn kinh doanh đều mong muốn dâng lễ lên trước cửa Bà để mong Bà ban phát phước lộc, mở kho xuất tiền cho vay.

Đền Bà Chú Kho (Bắc Ninh). 


Sở dĩ đền có tên là Bà Chúa Kho bởi đây chính là nơi tưởng niệm người phụ nữ đã có công giúp triều đình trông coi kho lương thực tại Núi Kho (tỉnh Bắc Ninh). Khi bà mất, nhà vua thương tiếc nên phong cho Bà là Phúc Thần. Ngôi đền hiện tại nằm trên mảnh đất của kho lương thực ngày xưa và do người dân lập nên.

5. Chùa Tây Thiên (Tảm Đảo, Vĩnh Phúc)- "Đến với Phật, về với Mẫu"

Nằm cách thủ đô Hà Nội 65km về phía Tây Bắc, Tây Thiên là quần thể di tích lịch sử văn hóa giữa núi rừng Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc.

Chùa Tây Thiên (Tam Đảo - Vình Phúc).


Ngoài thiên nhiên non nước hữu tình, ở đây còn mang ý nghĩa nhân văn với bề dày lịch sử tôn giáo, tín ngưỡng được thế hệ cha ông truyền lại.

 Chùa có đền thờ Quốc mẫu Tây Thiên Lăng Thị Tiêu - người kết hôn cùng Hùng Chiêu Vương sau khi giúp nhà vua đánh giặc giữ nước cùng với các ngôi chùa thờ Phật, thu hút hàng nghìn người đến đây mỗi năm.

6. Chùa Yên Tử (Quảng Ninh) - "Đất tổ Phật giáo Việt Nam"

Chùa Yên Tử là nơi Phật Hoàng Trần Nhân Tông chọn làm nơi tu hành và sáng lập nên thiền phái Trúc Lâm Yên Tử được mệnh danh là "miền đất tổ Phật giáo của Việt Nam". Vì vậy, Chùa Yên Tử nổi tiếng rất linh thiêng.

Chùa Yên Tử. 

Ngày nay, chùa Yên Tử trở thành địa chỉ hành hương của nhiều Phật tử và những người theo tín ngưỡng đạo Phật, dịp đầu xuân năm mới du khách về đây để vãn cảnh và cầu may.

7. Chùa Ba Vàng (Quảng Ninh) - Rực rỡ về đêm như chốn bồng lai tiên cảnh

Chùa Ba Vàng nằm ở phía tây TP Uông Bí, Quảng Ninh, phía trước là sông, phía sau tựa lưng vào núi, hai bên là rừng thông xanh ngát.

Tăng ni, phật tử hành lễ tại chùa Ba Vàng. 

Đặc biệt, trong chùa còn có một giếng cổ nước không bao giờ cạn. Tương truyền, ai mà uống được nước lấy từ giếng sẽ khỏe mạnh và khỏi bách bệnh. Bởi vậy, nhiều Phật tử, du khách thập phương tới đây đều muốn được uống nước lấy từ giếng lên.

8. Chùa Bái Đính (Ninh Bình) - "Quần thể chùa lớn nhất Đông Nam Á"

Quần thể chùa Bái Đính ở tỉnh Ninh Bình được biết đến là khu du lịch tâm linh lớn nhất Việt Nam hiện nay.

Chùa Bái Đính. 

Đến nay, tổng số kỷ lục chùa Bái Đính đang nắm giữ là 12, có thể kể đến như: Chuông đồng lớn nhất, 30 tấn; Pho tượng Phật Thích ca Mâu ni bằng đồng cao và nặng nhất, 150 tấn; Bộ tượng Tam thế bằng đồng lớn nhất, mỗi pho nặng 50 tấn; Chùa có Giếng Ngọc lớn nhất, đường kính 35m…vv.

Cẩm Anh (T/H)

Bạn đang đọc bài viết Gợi ý các địa điểm tâm linh đi lễ đầu năm nổi tiếng nhất Miền Bắc. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.
Bài thơ: Khúc giao mùa tháng Ba
Mộc miên thắp lửa đỏ trời///Lúa chiêm trong nắng xanh ngời chân mây///Giấc mơ lả cánh cò bay///Cố hương ơi! Những mê say cuối chiều.
Bài thơ: Khúc giao mùa
Mùa như gọi nỗi niềm về gõ cửa///Bất chợt thương, bất chợt nhớ một thời///Khi hoa Xuân dịu sắc trắng chơi vơi///Quyện hương bưởi, hương chanh bay lặng lẽ.
Bài thơ: Gái quê...
Không còn chân lấm tay bùn///Gái quê giờ cũng "ai phôn" cả rồi///Tự phong "Hoa hậu", "Hoa khôi"///Quần đen, nón lá... em tôi chẳng cần

Tin mới