Thứ sáu, 19/04/2024 21:47 (GMT+7)

Hà Nội: Độc đáo lễ hội rước “Ông lợn” làng La Phù

TRANG TRIỆU -  Thứ bảy, 09/02/2019 09:10 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Việc chăm sóc lợn để tế Đức Thánh đặc biệt quan trọng, người cai đám phải nuôi "ông lợn" với một chế độ đặc biệt, quan trọng nhất là môi trường nuôi, thức ăn phải sạch sẽ, đảm bảo an toàn.

Theo các cụ cao niên trong làng La Phù, lễ rước “ông lợn” là dịp để dân làng tưởng nhớ công ơn của Tĩnh Quốc Tam Lang dưới thời Hùng Duệ Vương thứ 6 đã có công đánh giặc giữ vững bờ cõi. Đã từ lâu, cứ vào đêm 13 rạng sáng 14 tháng Giêng (âm lịch), người dân ở xã La Phù (Hoài Đức, Hà Nội) lại náo nức tổ chức lễ tế, hội rước “ông lợn”.

Đình làng La Phù - nơi diễn ra lễ tế, rước "Ông lợn".

Tục truyền rằng, mỗi khi Đức Thánh Tam Lang tập hợp quân sĩ đánh giặc, người dân thường thổi xôi, thịt lợn để khao quân. Ông được vua Lê Đại Hành, vua Trần Thái Tông, vua Lê Thái Tổ và vua Quang Trung ban sắc phong… Vị lạc tướng tài ba đã “hóa” vào lúc 0 giờ đêm ngày 13, rạng sáng ngày 14 tháng Giêng. Từ đó, cứ đến ngày 13, rạng sáng ngày 14 tháng Giêng (âm lịch) hàng năm, người dân xã La Phù lại tổ chức lễ hội rước lợn khao quân, qua đó tưởng nhớ ngày giỗ của Tam Lang Đại Vương…

Để có một "ông lợn" to, đẹp tế Thánh thì việc lựa chọn người chăm sóc lợn rất khắt khe. Cai đám (người được chọn nuôi lợn tế) phải là người có đức, tài, con cái trong nhà phải có đủ hai vế con gái và con trai và phải mát tay nuôi lợn.

Việc chăm sóc lợn để tế Đức Thánh đặc biệt quan trọng, người cai đám phải nuôi "ông lợn" nuôi với một chế độ đặc biệt, quan trọng nhất là môi trường nuôi, thức ăn phải sạch sẽ, đảm bảo an toàn.

Cụ Loan (86 tuổi, người dân xã La Phù) cho biết: “Ông lợn được ăn uống sạch sẽ, vệ sinh, không được cho lợn ăn thức ăn thừa hay những thức ăn đã bị ôi thiu. Khi cho lợn ăn rau cũng phải được rửa sạch sẽ. Máng ăn và chuồng trại luôn được phun rửa để giữ sạch sẽ. Khoảng tháng 3 hàng năm, các cai đám sẽ chọn lợn, tiêu chuẩn lợn phải vóc dáng cân đối, tướng mã đẹp, là lợn trắng, có trọng lượng khoảng 40 – 50kg”.

Cụ Loan 86 tuổi, người dân xã La Phù chia sẻ về cách chăm các "Ông lợn".

Trước khi diễn ra lễ hội khoảng 3 tháng, việc chăm sóc những “ông lợn” lại chú trọng hơn nữa, không còn không ăn cám mà phải nấu cháo hoa cho lợn ăn. Để lợn không bị muỗi đốt làm đỏ da khi sửa lễ, buộc phải mắc màn hoặc đốt hương đuổi muỗi trong chuồng…

Cụ Loan cũng cho hay: “Lợn đem tế khi lên kiệu dáng đẹp, da đẹp thì dân làng tin rằng trong năm sẽ gặp những điều thuận lợi khi làm ăn và ngược lại, lợn tế không được chăm sóc cẩn thận sẽ ảnh hưởng đến xóm”.

Đến ngày lễ hội, sáng sớm ngày 13 tháng Giêng, cai đám sẽ đến đón lợn về nhà. Sau đó làm mấy mâm cỗ để mời các cụ trong xóm cùng những người đến thịt lợn. Một nét độc đáo là người ta phải trải chiếu từ cổng chuồng để rước "ông lợn" ra ngoài. Xã La Phù có 15 xóm, mỗi xóm sẽ rước một “ông lợn”, tuy nhiên, nhiều năm nay trở lại đây một số xóm cư dân lớn có làm thêm nên sẽ có khoảng 17, 18 “ông lợn” được rước về đình trong đêm.

Từ ngày 12 tháng Giêng, những chiếc đèn lồng, đèn nháy đã được trang trí khắp đường làng, ngõ xóm để chuẩn bị cho lễ hội.

Để tôn lên sự trang nghiêm, lòng thành kính với và mang tính thẩm mỹ cao, các xóm cử người có trách nhiệm, khéo léo trang trí cho "ông lợn”. Việc làm đẹp cho lợn tế rất kỳ công, trong đó khó nhất là phần căn những lá mỡ mỏng tang phủ lên lưng lợn sao cho những lá mỡ có hình đan như mắt lưới.

Ngoài ra lợn còn được đặt trên một giá đỡ cao, quanh giá đỡ trang trí nhiều họa tiết hoa văn. Trên mắt, tai, mũi, đuôi, chân và nhiều phần khác trên cơ thể "ông lợn” còn được dán giấy mô phỏng rất cầu kỳ, đặc biệt là không được dùng phẩm màu để trang trí.

Những lá mỡ mỏng tang phủ lên lưng lợn sao cho những lá mỡ có hình đan như mắt lưới. (ảnh: Dân trí).

Khoảng 13 giờ 30 phút ngày 13 tháng Giêng hàng năm, những người lớn tuổi đến làm lễ tại nhà cai lợn. Người thịt lợn không được dùng roi quất hoặc dùng dây trói buộc "ông lợn" mà phải dùng tay để giữ. Sau khi thịt, "ông lợn" được đặt lên một chiếc khung tuýp nước bằng sắt đã được uốn cong để tạo dáng chống mình lợn lên cao và được đặt lên chiếc kiệu cao khoảng 1,2m tạo dáng cho lợn như lúc còn sống. Tiếp đó, người dân mới bắt đầu trang trí cho “ông lợn” bằng những bông hoa từ giấy màu, tết hoa tươi thành vòng. Mỗi xóm sẽ có cách trang trí lợn khác nhau”, cụ Loan chia sẻ.

Khoảng 17 giờ ngày 13 tháng Giêng các “ông lợn” và lễ vật được rước qua các làng, ngõ trong xóm trong tiếng trống rộn ràng. Theo lệ, xóm gần rước trước, xa rước sau. Một đội rước được sắp xếp tuần tự: Đi đầu là hai lá cờ đại, rồi sau đó là đội nhạc kèn, múa lân. Tiếp theo sẽ là bàn với đủ đồ thờ như cây đèn, ống hoa, mâm ngũ quả, chè oản và đỉnh hương trầm nghi ngút rồi đến quả xôi. Cuối cùng, kiệu của "ông lợn" được khiêng bởi những thanh niên tráng kiện được tuyển chọn trong làng.

Khi đến đình làng, bàn lễ của các xóm được xếp dọc hai bên sân đình ngoài và sân đình trong, khoảng 21 giờ lễ lợn được khiêng vào sân đình và chờ đến gần 24 giờ sẽ đưa vào hậu cung để các cụ làm lễ. Đến sáng ngày 14, trước sự đông đủ của bà con ở sân đình, các cụ sẽ công bố điểm thi xem lợn của xóm nào đẹp và có quà tặng. Sau đó, từng xóm lại khiêng lợn về và xẻ thịt, chia phần lộc cho từng hộ trong xóm.

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội: Độc đáo lễ hội rước “Ông lợn” làng La Phù. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Bài thơ: Phố giao mùa
Phố giao mùa bâng khuâng lối cũ//Lá sấu rụng đầy vướng chân đi///Cố dịu dàng qua thời con gái///Em nào có được gì?
Bài thơ: Tự...
Ta mạnh mẽ không phải ta không khóc///Thực chỉ là nước mắt ngược vào trong///Bởi ta biết giữa biển đời mênh mông///Sông núi rộng - hành trình ta tự bước
Khai mạc Hội Sách Hải Phòng năm 2024
Năm 2024, là năm thứ ba thành phố Hải Phòng tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam, đồng thời cũng là năm thứ 10 hưởng ứng các hoạt động về Ngày Sách trên địa bàn thành phố.
Bài thơ: Ếch
Con ếch ngồi ở đáy giếng///Vì sao nó kêu rất to,///và huyênh hoang quá đỗi?///Giương đôi mắt lồi, nó đang chứng tỏ điều chi?

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...