Thứ sáu, 19/04/2024 19:36 (GMT+7)

Hoang tàn lăng mộ Quận công Nguyễn Hữu Hào

HOÀNG BÌNH -  Thứ năm, 27/09/2018 05:48 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Khu lăng mộ Nguyễn Hữu Hào là một trong những di tích mang đậm dấu ấn triều Nguyễn để lại ở TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng).

Thế nhưng hiện nay, di tích lịch sử văn hóa này đang bị tàn phá từng ngày, đìu hiu hoang vắng đến chạnh lòng.

Long Mỹ Quận công Nguyễn Hữu Hào là cha của vị Hoàng hậu cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam – Nam Phương Hoàng hậu (vợ vua Bảo Đại). Ông sinh trưởng trong một gia đình đại địa chủ giàu có nổi tiếng ở Gò Công (tỉnh Tiền Giang). Đến tuổi lập gia đình, ông kết hôn với bà Lê Thị Bính là con gái của đại điền chủ Huyện Sỹ – Lê Phát Đạt (người giàu có bậc nhất Đông Dương ở thế kỷ XIX).

Hai vợ chồng ông bà Nguyễn Hữu Hào được xem là người tiên phong trong việc khai khẩn, thành lập nhiều đồn điền trồng trà và cà phê ở Đà Lạt.

Long Mỹ Quận công Nguyễn Hữu Hào từ trần vào năm 1937 và được an táng theo nghi thức tước Quận công trong một ngôi nhà mồ tráng lệ, tại ngọn đồi thông rộng gần 16 ha, nhìn xuống thác Cam Ly tuyệt đẹp (nay là đường Hoàng Văn Thụ, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng)

Tuy nhiên, hiện nay khu lăng mộ đang bị bỏ hoang, không người hương khói, lạnh lẽo đến chạnh lòng.

Dưới đây là một số hình ảnh PV Môi trường & Đô thị ghi nhận lại:

Di tích này mang đậm sắc màu phương Đông, cổng vào lăng có 4 trụ biểu lớn.
Trên đỉnh trụ có trang trí hai bông hoa sen và hình hai con chó ngao cách điệu.
Ngôi nhà bên cạnh đường dẫn lên khu lăng mộ được một công ty du lịch xây dựng làm nơi nghỉ ngơi cho khách tham quan, tuy nhiên hiện đã bỏ hoang.
Đường lên lăng gọi là "nhất chính đạo" (con đường duy nhất lên lăng) gồm 36 bậc, cứ cách 9 -13 bậc sẽ có một khoảng đất trống được gọi là "chiếu nghỉ".
Nền gạch lát đường dẫn lên lăng in dấu thời gian.
Hai con sư tử đá bảo vệ lăng mộ được đặt 2 bên “nhất chính đạo”, đồng thời còn có nhiệm vụ hóa giải tà khí, thu hút tài lộc.
Theo quan niệm của người Việt, linh vật sư tử là biểu tượng thể hiện sức mạnh, lòng dũng cảm, sự kiên cường và lạc quan trong cuộc sống. Khi thờ sư tử đá nhất định phải thờ 1 cặp: 1 đực, 1 cái.
Nhà mồ ẩn chìm trong hàng cây rậm rạp được nhìn từ sân trước.
Cầu thang bên phải có 13 bậc được dẫn từ sân trước lên sân tế.
Trước khi đi vào nhà mồ phải đi qua sân tế. Sân tế là nơi để tế lễ, được bao bọc bằng những thành lan can làm bằng đá.
Tấm bia đá khắc chữ Hán – Nôm dựng trước sân tế, đối diện lối vào nhà mồ.
20 bậc cầu thang dẫn vào nhà mồ.
Tổng thể nhà mồ Long Mỹ Quận công Nguyễn Hữu Hào và phu nhân Lê Thị Bính. Nhà mồ được xây dựng bằng gạch tô đá rửa, không sử dụng gỗ, ở giữa đỉnh mái có đặt một cây thánh giá theo đạo của thân chủ.
Bên trong nhà mồ, bàn thờ được làm bằng đá xanh nguyên khối đặt chính giữa. Bên trái là mộ phần Long Mỹ Quận công Nguyễn Hữu Hào, bên phải là mộ phần phu nhân Lê Thị Bính.
Hai ngôi mộ được tạc bằng đá xanh với nhiều hoa văn tinh xảo thể hiện sự quyền uy, giàu có. Mộ cao khoảng 30 cm so với mặt nền, rộng khoảng 150 cm, dài khoảng gần 300 cm, ở giữa có hình cây thánh giá.
Nhà bia đặt phía sau bàn thờ và chữ Hán – Nôm được khắc lên.
Nhà bia đặt phía sau bàn thờ và chữ Hán – Nôm được khắc lên.
Mái nhà mồ đúc bằng bê-tông cốt thép, vát cong, và lợp ngói lưu ly, có thiết kế khá giống lăng mộ của các vị vua triều Nguyễn ở cố đô Huế.
Bạn đang đọc bài viết Hoang tàn lăng mộ Quận công Nguyễn Hữu Hào. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Bài thơ: Phố giao mùa
Phố giao mùa bâng khuâng lối cũ//Lá sấu rụng đầy vướng chân đi///Cố dịu dàng qua thời con gái///Em nào có được gì?
Bài thơ: Tự...
Ta mạnh mẽ không phải ta không khóc///Thực chỉ là nước mắt ngược vào trong///Bởi ta biết giữa biển đời mênh mông///Sông núi rộng - hành trình ta tự bước
Khai mạc Hội Sách Hải Phòng năm 2024
Năm 2024, là năm thứ ba thành phố Hải Phòng tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam, đồng thời cũng là năm thứ 10 hưởng ứng các hoạt động về Ngày Sách trên địa bàn thành phố.
Bài thơ: Ếch
Con ếch ngồi ở đáy giếng///Vì sao nó kêu rất to,///và huyênh hoang quá đỗi?///Giương đôi mắt lồi, nó đang chứng tỏ điều chi?

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...