Thứ sáu, 29/03/2024 22:30 (GMT+7)

K9 – Đá chông: Nơi chúng con về!

MTĐT -  Thứ năm, 30/05/2019 14:18 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Thực hiện theo kế hoạch giảng dạy, gắn lý luận với thực tiễn, phát huy năng lực, sáng tạo và tính đoàn kết trong hoạt động học tập.

Ngày 18/5, phòng đào tạo Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền đã tổ chức cho học viên lớp “Nghiệp vụ báo chí truyền thông - Quản lý trang tin điện tử” K2 đi tham quan thực tế tại khu di tích lịch sử K9 - Đá Chông, Ba Vì – Hà Nội và thăm quan Làng cổ Đường Lâm. Tham gia chuyến đi có thầy Hà Duy Khánh đại diện nhà trường cùng 68 học viên lớp “Nghiệp vụ báo chí truyền thông - Quản lý trang tin điện tử” K2.

Đền thờ Chủ Tịch Hồ Chí Minh tại K9 - Đá Chông.

Đúng 7h15 sáng, xe bắt đầu chuyển bánh từ trường Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền đến K9 - Đá Chông, khu căn cứ của Trung ương thời kì từ năm 1959 đến 1969. Những năm có chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ, để đề phòng chiến tranh có thể mở rộng toàn quốc.

Trong một lần thăm sư đoàn 316 diễn tập bên sông Đà, Bác Hồ đã dừng chân ăn trưa ngay dưới chân ba tảng đá Chông hùng vĩ. Thấy khí hậu nơi đây mát mẻ, địa hình hiểm trở, phong cảnh đẹp, Bác đã chọn vị trí này làm khu căn cứ của TW. Nhiều lần Bác và các đồng chí trong Bộ Chính trị đã lên làm việc và nghỉ ngơi tại đây. Ngày 2/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mãi mãi ra đi. Cũng chính nơi đây, Đảng và Nhà nước đã chọn địa điểm K9 là nơi đầu tư trang thiết bị kỹ thuật để gìn giữ thi hài Bác từ năm 1969-1975 ở đồi Đá Chông.

8h35 đoàn đã đặt chân tới K9, điểm đầu tiên chúng tôi đến là đền thờ Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Trước cảnh núi non linh thiêng hùng vĩ, thầy trò lớp K2 Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền  làm lễ dâng hương, tỏ lòng thành kính và tri ân sâu sắc nhất đến vị lãnh tụ vĩ đại vô vàn kính yêu, đây cũng là dịp kỷ niệm 129 năm ngày sinh nhật Bác (19/5/1890- 19/5/2019). 

Thầy và trò lớp K2- Hoc Viện Báo chí Tuyên Truyền dâng hương đền thờ Chủ Tịch Hồ Chí Minh.

Ba tảng đá Chông hùng vĩ mà Bác đã từng dừng chân.

Sau lễ dâng hương, đoàn được hướng dẫn viên đưa đi thăm gian nhà nhỏ nơi bảo quản thi hài của Bác trong suốt 7 năm. Hướng dẫn viên đã kể cho chúng tôi nghe câu chuyện về cuốn di chúc và việc không làm theo lời di nguyện của Người trước khi mất. Trong di chúc người nói:“Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi(tứchỏa táng)...Tro thì chia làm ba phần, bỏ vào ba hộp sành. Một hộp cho miền Bắc,một hộp cho miền Trung,một hộp cho miền Nam”.

Nhưng khi Bác qua đời, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã quỳ xuống xin với Bác:Chúng con không thể thực hiện được di nguyện này của Người vì nếu hỏa táng thì khi nước nhà thống nhất con cháu ở miền Nam ralàm sao gặp được Bác?”. Bởi vậy, Bộ Chính trị đã quyết định giữ gìn lâu dài thi hài của Bác để sau này đồng bào cả nước, nhất là đồng bào miền Nam, bè bạn quốc tế có điều kiện tới viếng, thể hiện tình cảm sâu đậm đối với Bác. Câu chuyện đã khiến chúng tôi không khỏi bồi hồi xúc động nhớ về Người như một lời tri ân sâu sắc.

Thầy và trò lớp K2- Hoc Viện Báo chí Tuyên Truyền chụ hình luu niệm tại Đền thờ Chủ Tịch Hồ Chí Minh.

Dưới cái nắng chói chang 40°C thầy và trò chúng tôi vẫn vui tươi, hào hứng khám phá đầy thú vị. Đi tiếp lên trên núi, chúng tôi đến thăm ngôi nhà 2 tầng thiết kế phòng theo kiểu nhà sàn của Bác ở khu di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch.

Tiếp đến chúng tôi đến thăm khu đá chông và  nơi bảo quản có 3 chiếc xe: xe UAZ cứu thương biển số FH-1468, xe Zin 157 biển số 470-189 cùng chiếc xe Pháp biển số 31-162 là những "người bạn chiến đấu" thân thuộc đã cùng cán bộ, chiến sĩ Đoàn 69 (đơn vị tiền thân của Bộ Tư lệnh bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh) di chuyển thi hài Bác 6 lần vượt qua mọi địa hình thời tiết. Đúng 23h ngày 23/12/1969 thi hài Bác đã được đưa về K9 bảo đảm an toàn tuyệt đối.

Đoàn thắp hương ở khu vực 3 hòn đá Chông.

Trải nghiệm thực tế mới thấy hết được cuộc đời và sự nghiệp của Người gắn liền với những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc ta trong thế kỷ XX. Những nơi Người đã từng sống và làm việc đều giản dị mộc mạc, gần gũi. Đúng như tư tưởng đạo đức, tác phong của Người.Và K9 cũng vậy, ngay khi xây dựng ngôi nhà, làm đường sá, Người đã nói giữ lại tất cả các cây lấy gỗ. Các ngôi nhà, đường đi đều được làm trên những khoảng đất trống. Hai loài cây được trồng ở những nơi thường xuyên Người có thể nhìn thấy là cây vú sữa của Miền Nam thân yêu và cây hoa râm bụt của quê nhà. Cây vú sữa được trồng ngay trước cửa sổ bàn làm việc, cây hoa dâm bụt trồng ở con đường bậc thang ngày ngày Bác vẫn đi dạo rèn luyện sức khỏe.

Con đường hoa dâm bụt tại K9.

Qua câu chuyện về Người, chúng tôi càng hiểu thêm về giá trị di sản Người để lại nơi đây không chỉ là Khu Di tích K9 - Đá Chông, một cảnh quan thiên nhiên đẹp đã được Người chăm sóc và gìn giữ. Mà giá trị người để lại cho chúng tôi một bài học về tinh thần, nghị lực, ý trí quyết tâm, đạo đức, lối sống cao đẹp và rất  giản dị... Người như tấm gương sáng soi  đường chỉ lối để chúng tôi thi đua, học tập “làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Bữa tiệc âm nhạc

Kết thúc chặng đường thứ nhất, chúng tôi nghỉ chân dùng bữa ở nhà hàng Tản Viên Sơn với màn giao lưu văn nghệ và hoạt động phong trào vui nhộn của tập thể lớp K2. Nhiều ca khúc hát về trường, lớp và tình thầy trò, tình bạn được các anh chị lớn tuổi thể hiện rất vui nhộn trên sân khấu cùng  tiếng cổ vũ reo hò của cả lớp, khiến cho mọi người quên đi cái nắng khắc nghiệt ngoài kia và nạp tiếp cho mình những năng lượng tích cực để chinh phục chặng đường tiếp theo.

Đại diện lớp phát biểu, khai mạc chương trình văn nghệ.

Làng cổ Đường Lâm mùa tháng 5

Khác với sự tôn nghiêm của K9 thì Đường Lâm lại bình dị, gần gũi cổ kính, mang đậm  nét thôn quên đặc trưng của làng quêViệt.

Tới Đường Lâm, bạn đừng quên dừng chân tại quán chè của bà cụ đối diện đình làng Mông Phụ, uống nước chè xanh và ăn kẹo lạc, dồi nghe các cụ nói chuyện về làng cổ Đường Lâm.

Dừng chân uống trà, ăn kẹo lạc trước cổng làng Mông Phụ.

Điểm nổi bật đầu tiên là cổng làng Mông Phụ, cổng làng xây bằng đá ong, 2 mái; Có kiến trúc xây dựng từ năm 1833, trên cổng còn có dòng chữ “Thế hữu hưng ngơi đại”, tạm hiểu là vốn dĩ trước đây làng có tới 5 cổng, một cổng lớn và 4 cổng trấn tứ phương, “thời nào cũng có người tài giỏi”.

Hòa quyện với mùi rơm lúa mới, cảnh thiên nhiên cây đa 300 tuổi, bến nước, sân đình. Tạo nên một Đường Lâm cổ kính thanh bình đến lạ.

Cổng làng cổ Mông Phụ ngày mùa tháng 5.

Những con đường ở Đường Lâm vào mùa trải đầy thóc và rơm khô thật thú vị! Với thiết kế được xây dựng theo hình xương cá, một trục đường chính và nhiều đường ngõ nhỏ thông với nhau từ cổng vào làng bằng những con đường lát gạch rất ấn tượng.

Những con đường làng lát gach đỏ, tường đá ong ở Đường Lâm.

Thăm Đình Mông Phụ là công trình bề thế ở khu đất cao giữa làng. Đình Mông Phụ được xây dựng năm 1684 (niên hiệu Vĩnh Tộ đời vua Lê Hy Tông), có nét đặc trưng của đình Việt. Đình Mông Phụ mang đậm dấu ấn của lối kiến trúc Việt – Mường ( của người Việt cổ), đình có sàn gỗ cách mặt đất, mô phỏng kiểu kiến trúc của nhà sàn. Sân đình thấp hơn mặt bằng xung quanh nên khi trời mưa, nước chảy vào sân rồi thoát ra theo hai cống ở hai bên tạo thành hình hai râu rồng. Bên trong đình còn có nhiều cổ vật quý được nhiều thế hệ gìn giữ.

Đình làng Mông Phụ.

Nét nổi bật ở Đường Lâm là những ngôi nhà cổ. Trong làng hiện có tới 956 ngôi nhà cổ, tập trung nhiều nhất ở các thôn Đông Sàng, Mông Phụ và Cam Thịnh. Nhiều ngôi nhà được xác định xây dựng từ các năm 1649, 1703, 1850...

Chúng tôi quyết định vào thăm một ngôi nhà được cho là cổ nhất trong hẻm. Ngôi nhà có cổng, tường rào quanh nhà xây bằng đá ong theo lối xưa bằng đất đá, bã trấu, bùn để tạo chất kết dính. Nhà cổ chủ yếu dựng bằng gỗ mít và gỗ lim với những nét chạm trổ tinh xảo. Nhà có 5 gian, hai chái. Gian giữa để thờ có bàn thờ, trang trí cửa võng, có bàn ghế, sập gụ. Các nét chạm trổ vẫn được giữ nguyên với tích phong cảnh thể hiện nề nếp của các cụ ngày xưa. Đó là cái cha ông để lại cần phải bảo tồn để không bị mai một đi".

Ngôi nhà cổ được đánh giá lâu đời nhất tại Đường Lâm.

Đường Lâm trở thành làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được Nhà nước trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia ngày 19 tháng 5 năm 2006. Cùng với những di tích lịch sử, những phong tục tập quán của người dân, làng cổ Đường Lâm là địa danh nổi tiếng thu hút khách du lịch bốn phương tới tham quan để hiểu thêm về lịch sử, nét văn hóa độc đáo của các làng quê Việt.

Nghề làm tương gia truyền tại Đường Lâm.

Kết thúc chuyến đi, cảm ơn thầy cô và nhà trường đã tạo điều kiện cho học viên có những trải nghiệm thực tế ý nghĩa nhân văn sâu sắc về lòng biết ơn và tự tôn dân tộc. Một bài học thực tế mà không có sách vờ nào có thể so sánh được. Học viên lớp K2 đồng lòng quyết tâm học tập và rèn luyện theo đạo đức tư tưởng của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. 

Bạn đang đọc bài viết K9 – Đá chông: Nơi chúng con về!. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Trần Lan

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.
Bài thơ: Khúc giao mùa tháng Ba
Mộc miên thắp lửa đỏ trời///Lúa chiêm trong nắng xanh ngời chân mây///Giấc mơ lả cánh cò bay///Cố hương ơi! Những mê say cuối chiều.
Bài thơ: Khúc giao mùa
Mùa như gọi nỗi niềm về gõ cửa///Bất chợt thương, bất chợt nhớ một thời///Khi hoa Xuân dịu sắc trắng chơi vơi///Quyện hương bưởi, hương chanh bay lặng lẽ.
Bài thơ: Gái quê...
Không còn chân lấm tay bùn///Gái quê giờ cũng "ai phôn" cả rồi///Tự phong "Hoa hậu", "Hoa khôi"///Quần đen, nón lá... em tôi chẳng cần

Tin mới