Thứ bảy, 20/04/2024 10:07 (GMT+7)

Khai hội Gióng đền Sóc Sơn (Hà Nội)

MTĐT -  Chủ nhật, 10/02/2019 13:56 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sáng 10/2 (tức mùng 6 Tết Kỷ Hợi), lễ hội Gióng đền Sóc Sơn, Hà Nội đã chính thức khai hội với sự tham gia của hàng vạn người dân trong vùng và khách thập phương.

Hội Gióng được đánh giá là lễ hội độc đáo ở Việt Nam và là lễ hội duy nhất trong tổng số gần 8.000 lễ hội truyền thống của Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ảnh: Anh Tuấn - TTXVN.

Điều mọi người quan tâm nhất là việc phát lộc hoa tre sau khi lễ Thánh, năm nay ngay sau lễ khai hội, lộc hoa tre đã được đưa vào hậu cung để tránh tình trạng cướp lộc lộn xộn như vài năm trước. 

Khi kết thúc phần lễ Thánh tại sân đền Thượng, lộc hoa tre và trầu cau được đưa vào đền để dỡ khỏi giò, xếp vào các thùng giấy để đưa vào hậu cung bảo vệ cẩn thận. Bởi đang trong quá trình làm lễ nên công đoạn này do các thôn làng và Ban tổ chức thực hiện, người dân không vào khu vực này.

Khi hoàn tất nghi lễ Thánh, người dân tự do vào lễ tại đền, Ban tổ chức lễ hội đã cắm lên ban thờ trong hậu cung và người dân vào đây lễ sẽ xin cành lộc mang về. Ghi nhận tại lễ hội cho thấy, người dân vào xin lộc hoa tre trong trật tự, không ồn ào, chen lấn.

Ban tổ chức lễ hội cũng cắt cử 3 người đứng hướng dẫn người dân lễ Thánh, xin lộc. Sau khi lộc hoa tre tán hết, người dân xin đến lộc trầu cau.

Lễ hội Gióng đền Sóc Sơn, Hà Nội. Ảnh: TTXVN.

Theo ông Nguyễn Nam Nho, Giám đốc Trung tâm quản lý Khu du lịch di tích đền Sóc, Phó Ban tổ chức lễ hội cho biết, lễ hội năm nay có 1000 cành lộc hoa tre được tán cho người dân và khách thập phương.

Trước đó, Ban tổ chức lễ hội cũng bàn thảo, tính toán kỹ việc tán lộc hoa và lộc trầu cau để tránh tình trạng lộn xộn.

Ông Lê Hữu Mạnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn, Trưởng Ban tổ chức lễ hội cho hây: Việc phát lộc hoa tre và lộc trầu cau được quản lý chặt chẽ, không phát tràn lan. Việc tán lộc chỉ được thực hiện khi đã đảm bảo mọi điều kiện về trật tự, an toàn.

Lễ hội Gióng đền Sóc Sơn năm nay được đánh giá an toàn, văn minh, đảm bảo an ninh nơi thờ tự, người dân đi hội vui tươi, phấn khởi. Hôm nay cũng là ngày nghỉ cuối tuần, trước khi người dân trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết, thời tiết đẹp nên rất đông người trảy hội đền Sóc.

Lễ hội Gióng đền Sóc Sơn được biết đến với nhiều nghi lễ độc đáo, đặc biệt là tục cướp lộc hoa tre và lộc trầu cau.

Nhiều năm trước đó, tục này đã gây tình trạng lộn xộn, thậm chí đánh nhau gây thương tích rất phản cảm trong mùa lễ hội.

Trước ý kiến đóng góp của dư luận và đề xuất của cơ quan quản lý văn hóa, từ năm 2018, Ban tổ chức lễ hội đã thay đổi hình thức tán lộc, không để cướp lộc tập trung mà chia nhỏ lộc ra để tán, trong đó có tán lộc ngay tại đền./.

Theo Đinh Thuận – Minh Ngọc/TTXVN

Bạn đang đọc bài viết Khai hội Gióng đền Sóc Sơn (Hà Nội). Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ
Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Bài thơ: Phố giao mùa
Phố giao mùa bâng khuâng lối cũ//Lá sấu rụng đầy vướng chân đi///Cố dịu dàng qua thời con gái///Em nào có được gì?
Bài thơ: Tự...
Ta mạnh mẽ không phải ta không khóc///Thực chỉ là nước mắt ngược vào trong///Bởi ta biết giữa biển đời mênh mông///Sông núi rộng - hành trình ta tự bước

Tin mới

Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ