Thứ sáu, 29/03/2024 16:07 (GMT+7)

Khám phá nguồn gốc tục lệ kiêng quét nhà ngày mùng 1 Tết

MTĐT -  Chủ nhật, 03/02/2019 10:09 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Quét nhà vào mùng 1 những điều kiêng kị dịp Tết mà ai cũng phải nhớ. Vậy, nguồn gốc của việc kiêng kị đó là gì?

Tại sao phải kiêng quét nhà ngày mùng 1 Tết?

Theo quan niệm dân gian, nếu những ngày đầu xuân năm mới, người dân sẽ phải tuân theo những điều kiêng kị ngày Tết nếu không muốn cả năm xui xẻo.

Một trong những điều kiêng kị đó là quét nhà ngày mùng 1 Tết. Theo đó, nếu gia chủ quét nhà vào thì cũng giống là quét đi những tài lộc.

Điều đó sẽ khiến tài chính của gia đình năm đó không được khởi sắc, có thể những thành viên trong gia đình không tạo ra nhiều của cải vật chất hoặc có thì cũng sẽ bị "trôi" vào các việc khác mà không để dành, tích lũy được.

Sở dĩ có điều kiêng kị như vậy bởi người dân quan niệm, khi hốt rác trong nhà đổ đi thì thần Tài sẽ đi mất. Chính vì thế, mọi người thường chỉ quét rác quanh nhà và gom vào một chỗ chứ không quét ra ngoài cửa, cũng không mang rác ra đổ ngoài đường.

Mùng 1 Tết, người dân kiêng quét nhà. (Ảnh: Khoevadep).

Để chuẩn bị cho một ngày năm mới "không quét nhà, không hót rác", thông thường vào ngày cuối cùng của năm cũ, các thành viên trong gia đình sẽ tổng vệ sinh nhà cửa thật sạch sẽ, dọn dẹp, vứt bỏ hết những thứ không sử dụng được trước thời khắc giao thừa.

Dân gian có khá nhiều câu chuyện, điển tích để giải thích cho kiêng kị đó. Có thể kể đến hai câu chuyện dưới đây:

Điển tích của Trung Quốc có ghi trong "Sưu thần kí"

Một câu chuyện xa xưa của Trung Quốc đã giải thích cho kiêng kị này cụ thể như sau:

Xưa kia, một lái buôn tên Âu Minh, trong lúc đi qua hồ Thanh Thảo đã được vị Thủy Thần ban tặng cho một người hầu có tên Như Nguyệt để về phục vụ.

Từ ngày được ban Như Nguyệt công việc làm ăn, kinh doanh cũng như mọi chuyện trong gia đình của Âu Minh đều thuận lợi hơn hẳn. Chẳng mấy chốc, Âu Minh giàu lên nhanh chóng.

Đến một năm nọ, vào đúng ngày mùng 1 Tết, Như Nguyệt không may làm vỡ chiếc bình quí đắt tiền của Âu Minh.

Quá tức giận, Âu Minh đã phạt đánh Như Nguyệt. Cô sợ quá nên trốn vào đống rác ở góc nhà và cứ ở trong đó không dám ra.

Một lúc sau, vợ Âu Minh vì không để ý nên đã dọn nhà và hót luôn đống rác có Như Nguyệt đang trốn ở trong đem đổ ra ngoài đường.

Từ đó, Như Nguyệt biệt tăm, không ai biết cô sinh sống ra sao. Còn gia đình Âu Minh thì dần làm ăn khó khăn, hoàn cảnh gia đình sa sút hơn hẳn.

Người dân trong làng thấy vậy mới kháo nhau bảo Như Nguyệt chính là vị thần tài mà Thủy Thần ban tặng cho Âu Minh.

Cô ấy đã mang đến tiền bạc, may mắn cho nhà họ Âu mà Âu Minh lại không biết quí trọng. Chính vì thế, dân làng đã lập một bàn thờ Như Nguyệt hi vọng Như Nguyệt cũng sẽ mang may mắn đến cho dân làng.

Đồng thời, vào đúng ngày mùng 1 tết, dân làng ở đây cũng tuyệt đối kiêng việc hót rác, quét nhà và từ đó, những điều kiêng kị ngày Tết đã tồn tại cho đến tận bây giờ.

Bắt nguồn từ "Sự tích cái chổi" của Việt Nam

Dân gian Việt Nam cũng truyền miệng “Sự tích cái chổi” để giải thích cho kiêng kị này. Câu chuyện kể rằng:

Ngày xưa ở trên trời có một người phụ nữ rất khéo tay, nấu ăn ngon nên Ngọc Hoàng Thượng đế đã giao cho bà cộng việc chuyên trông nom bếp núc, nấu ăn ở thiên trù.

Tuy vậy, người phụ nữ này lại có tính tham lam và có tật hay ăn vụng. Trên thiên đình, bà cũng có một mối tình với người chăn ngựa.

Tình yêu khiến bà mù quáng. Nhiều phen bà làm liều, lấy cắp rượu thịt trong thiên trù và tuồn ra ngoài cho người tình. Không những thế, vì được trông nom bếp núc nên cũng nhiều phen bà dắt lão lẻn vào kho rượu, mặc sức cho lão uống rượu thỏa thích say đến bí tỉ.

Một hôm, Ngọc Hoàng Thượng đế mở tiệc chiêu đãi quần thần. Giữa lúc cỗ đang được bày lên mâm thì từ đằng xa, bà đã nghe tiếng lão chăn ngựa.

Biết được người tình đang tìm mình, bà lật đật chạy ra đón và đưa lão trốn phía trong góc chạn.

Để cho người tình ăn vụng đồ ăn, người đàn bà trông coi việc bếp núc của Thiên đình đã bị phạt làm cái chổi và đày xuống trần gian. (Ảnh minh họa: bachhoaxanh).

Trong bóng tối, lão thấy trên mâm có nhiều cao lương mĩ vị với vị mùi thơm khó cưỡng, quen thói ăn vụng, lão giở lồng bàn bốc lấy bốc để...

Khi những người lính hầu bưng mâm ngự thiện ra thì ai nấy cũng bất ngờ vì món ăn nào cũng đều như đã có người nếm trước. Ngọc Hoàng thượng đế vừa trông thấy không ngăn được cơn thịnh nộ.

Tiếng quát của Ngọc Hoàng dữ dội làm cho mọi người sợ hãi. Người đàn bà nấu bếp nghe vậy đã cúi đầu nhận hết tội lỗi và bị đày xuống trần, bắt phải làm cây chổi để làm việc luôn tay không ngừng nghỉ.

Về sau, thấy thấy người phụ nữ (lúc đó là cái chổi) phải làm việc liên tục không được nghỉ ngơi, Ngọc Hoàng thương tình ra lệnh cho nghỉ ba ngày trong một năm. Ba ngày đó là ba ngày Tết Âm lịch.

Bởi vậy đời sau trong dịp Tết Nguyên đán, người dân không được quét nhà vì lí do để cho cây chổi được nghỉ ngơi sau cả năm làm việc cật lực.

Nếu kiêng quét nhà mùng 1 Tết thì phải làm thế nào để nhà luôn sạch đẹp?

Những ngày cuối năm, nhiều gia đình đã "huy động" toàn bộ nhân lực để dọn nhà đón năm mới. (Ảnh minh họa).

Đây là băn khoăn của không ít người vào dịp Tết Âm lịch. Bởi Tết là dịp người thân, bạn bè đến chúc Tết, thăm hỏi nhau. Nếu nhà cửa bẩn thỉu, bề bộn rác sẽ khiến khách đến nhà mất thiện cảm. Đồng thời, chính gia chủ cũng sẽ cảm thấy không thoải mái khi ở trong căn nhà của mình.

Chính vì thế, để căn nhà luôn sạch đẹp dịp Tết, nhiều gia đình đã "huy động" toàn bộ thành viên trong gia đình cùng tổng vệ sinh nhà cửa, vứt bỏ những thứ đồ cũ, hỏng, không dùng đến và thay vào đó là các chậu cây cảnh mới, những đồ vật mới đẹp đẽ hơn.

Ngoài ra, trong ngày mùng 1 Tết nếu có quá nhiều rác ở nhà mà chưa thể mang đi đổ, bạn có thể buộc kín và để vào những góc khuất trong nhà (tuy nhiên phải tránh để ở nơi ẩm ướt) và đợi hết ngày mùng 1 hoặc mùng 3 Tết (tùy quan niệm từng vùng) để mang đi vứt.

Hiện tại, để giữ cho nhà cửa luôn sạch sẽ mà không cần quét nhà, nhiều gia đình đã sắm sửa máy hút bụi, máy lau nhà tự động. Những loại máy đấy sẽ giúp bạn "giải bài toán" giữ cho sàn nhà luôn sạch mà vẫn không phạm phải những điều kiêng kị ngày Tết.

Theo Mai Trịnh (TH)/Đời sống & Pháp lý)

Bạn đang đọc bài viết Khám phá nguồn gốc tục lệ kiêng quét nhà ngày mùng 1 Tết. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.
Bài thơ: Khúc giao mùa tháng Ba
Mộc miên thắp lửa đỏ trời///Lúa chiêm trong nắng xanh ngời chân mây///Giấc mơ lả cánh cò bay///Cố hương ơi! Những mê say cuối chiều.
Bài thơ: Khúc giao mùa
Mùa như gọi nỗi niềm về gõ cửa///Bất chợt thương, bất chợt nhớ một thời///Khi hoa Xuân dịu sắc trắng chơi vơi///Quyện hương bưởi, hương chanh bay lặng lẽ.
Bài thơ: Gái quê...
Không còn chân lấm tay bùn///Gái quê giờ cũng "ai phôn" cả rồi///Tự phong "Hoa hậu", "Hoa khôi"///Quần đen, nón lá... em tôi chẳng cần

Tin mới

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.