Thứ sáu, 29/03/2024 17:45 (GMT+7)

Lý do phải cúng giao thừa trong dịp Tết Nguyên Đán

MTĐT -  Thứ hai, 04/02/2019 08:52 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Cúng giao thừa là nghi lễ quan trọng dịp Tết mỗi năm của người Việt từ xưa đến nay. Lễ Giao thừa thường được tiến hành vào giờ chính Tý tức vào 12 giờ đêm 30 tháng Chạp.

Việc cúng ngoài trời có cội nguồn từ cổ xưa, trước cả tôn giáo. Khi đó, cả cộng đồng thường chọn những bãi đất trống, bên con suối, nơi cây tràm hay ngoài nhà để cúng giao thừa. Trước tiên người ta cúng rừng, xong cúng núi và sau là cúng trời đất.

Người dân Việt luôn coi phút giao thừa là quan trọng, thiêng liêng. Từ xưa các cụ ta quan niệm: Mỗi năm thiên đình sẽ thay toàn bộ quan quân trong nom công việc dưới hạ giới, đứng đầu là một vị quan toàn quyền.

Nếu năm đó dân chúng được mùa, không phải chịu nhiều thiên tai, hạn hán hay bệnh dịch thì vị quan toàn quyền đó được đánh giá là vị quan anh minh, sáng suốt, có tài đức.

Ngược lại, nếu để con dân hạ giới phải chịu cơ cực thì ông quan toàn quyền đó bị đánh giá là người kém cỏi, tắc trách và tham lam.

Mâm cơm đầy đủ để cúng trong đêm giao thừa đón năm mới.

Bàn về nghi thức cúng giao thừa ngoài trời, nhà nghiên cứu Văn hoá dân gian Nguyễn Hùng Vĩ cho biết: “Giao thừa là thời điểm mà người ta tin rằng mỗi năm một lần các vị thần hành binh, hành khiển, phán quan phải thay đổi. 

Các vị thần đó được Ngọc Hoàng cử xuống để theo dõi, bảo vệ, trông nom, phán xử ở cấp độ các vùng, các làng, các thôn, các xóm. Cho nên, họ phải đi rất nhiều không ai kịp vào một gia nào. Vì thế, người ta cúng và khấn ở ngoài trời.

Đầu tiên, chúng ta khấn thổ thần thổ địa , sau đó đến thần đất nơi mà mình cư trú và khấn bái tiễn các vị hành khiển, hành binh, phán quan hoàn thành nhiệm vụ năm trước và đón các vị hành khiển, hành binh, phán quan sẽ thực hành nhiệm vụ năm sau”.

Giao thừa là thời khắc quan trọng nhất trong năm.

Để thực hiện nghi thức cúng giao thừa các gia đình thường chuẩn bị mâm lễ cúng gồm có xôi gà, bánh trái, hoa quả, rượu, nước, nhang đèn lên hương án rồi khấn vái với lòng thành tâm tiễn đưa các vị quan nhà trời đã cai quản nhà mình trong năm cũ; Đồng thời đón rước các vị quan mới xuống làm nhiệm vụ trong năm tới.

Do các vị quan thần đi đi, về về, bàn giao công việc rất nhanh và khẩn trương không kịp dừng chân ở lại, đi qua chỉ kịp chứng kiến lòng thành cho chủ nhà. Vì vậy, đồ lễ không cần bày vẽ cầu kì, thậm chí chỉ cần chén rượu, nén hương, quả ngọt mà thành tâm, thành ý khấn vái là được.

Theo Lao động

Bạn đang đọc bài viết Lý do phải cúng giao thừa trong dịp Tết Nguyên Đán. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.
Bài thơ: Khúc giao mùa tháng Ba
Mộc miên thắp lửa đỏ trời///Lúa chiêm trong nắng xanh ngời chân mây///Giấc mơ lả cánh cò bay///Cố hương ơi! Những mê say cuối chiều.
Bài thơ: Khúc giao mùa
Mùa như gọi nỗi niềm về gõ cửa///Bất chợt thương, bất chợt nhớ một thời///Khi hoa Xuân dịu sắc trắng chơi vơi///Quyện hương bưởi, hương chanh bay lặng lẽ.
Bài thơ: Gái quê...
Không còn chân lấm tay bùn///Gái quê giờ cũng "ai phôn" cả rồi///Tự phong "Hoa hậu", "Hoa khôi"///Quần đen, nón lá... em tôi chẳng cần

Tin mới

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ