Thứ bảy, 20/04/2024 00:06 (GMT+7)

Nghệ sĩ Trung Dân từng bị cám dỗ lên đến cả “triệu đô”

Thu Hiền -  Thứ hai, 11/11/2019 08:39 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trong Chuyện Của Sao với MC Minh Đức, Trung Dân tiết lộ tuyên bố có “gen chung tình” nên không “hoang dã đi tìm của lạ”.

Anh còn khẳng định bản thân sống hạnh phúc hơn nhiều người “dù không giàu hay nổi tiếng bằng ai”.

Tuần này, khách mời của chương trình Chuyện của Sao là Trung Dân - người nghệ sĩ mà cái tên đã như một tiền định về sứ mệnh nghệ thuật mà anh mang theo trong đời, một hành trình kiên trì và bền bỉ.

Anh là người nghệ sĩ sống trong lòng khán giả với lối diễn xuất độc đáo, không “đụng hàng” với bất cứ nghệ sĩ nào. Cách diễn của anh như bước ra từ chính đời thực đầy sống động.

Lần đầu giải thích về cái tên “Trung Dân” mang theo suốt nửa đời người

Nghệ sĩ Trung Dân sinh năm 1967 tại xã Nhị Bình, Hóc Môn trong một gia đình không ai theo nghệ thuật, song từ bé anh đã yêu thích biểu diễn trên sân khấu. Sau khi tốt nghiệp cấp 3, Trung Dân thi vào trường Đại học Tổng hợp TP.HCM. Học được hơn một năm thì anh quyết định rẽ hướng thi vào trường Cao đẳng Sân khấu Điện ảnh (khóa 1987 - 1992). Dù quãng thời gian ngồi ghế trường Sân khấu đầy khó khăn, thiếu thốn nhưng Trung Dân vẫn hạnh phúc vì được theo đuổi, đam mê với cái nghề mình đã chọn.

Trưởng thành trên mảnh đất lao động nên nghệ sĩ Trung Dân luôn “sắm” cho mình hình ảnh một anh “hai lúa” chân chất qua các bộ phim, hài kịch: vai ông Mười hớt tóc (vở kịch Quán cafe bồ đề) trong chương trình Trong nhà ngoài phố nổi tiếng một thời của Đài Truyền hình TP.HCM. Sau vai diễn gây “bão”, từ một diễn viên bình thường, Trung Dân trở thành một nghệ sĩ hài danh tiếng.

Chặng đường sự nghiệp của Trung Dân cũng giống như cái tên mà ba mẹ anh đặt với ý nghĩa “trung dân là sự trung thành, chung thủy, gắn bó với người dân”. Và bao nhiêu năm qua, hình ảnh của nam nghệ sĩ trên sân khấu, trên phim ảnh vẫn luôn gần gũi, thân thương.

Không còn mơ ước nhận được một danh hiệu hay giải thưởng

Nói về những vai diễn đặc trưng và không mấy đa dạng, Trung Dân không ngần ngại khẳng định anh không tự ti khi nhập vai “ông hoàng, bà chúa” trên sân khấu. Anh chỉ muốn diễn những vai tạo cho bản thân nét đặc trưng, để khán giả dễ dàng tiếp nhận và quen thuộc tính cách của anh.

Chính vì vậy, anh luôn làm khán giả cười một cách rất thâm thúy với cách sử dụng đại từ chỉ có ở Trung Dân. Hình ảnh một lão nông dân khó tính, hay “chửi bới, nói móc” mỗi khi xuất hiện trên sân khấu đã trở thành thương hiệu rất riêng của anh.

Trung Dân cho biết: “Ai cũng có ước mơ, nếu nói tôi không cần những giải thưởng thì mọi người đều không tin. Nhưng đến thời điểm này, tôi không còn mơ sẽ nhận được một danh hiệu hay giải thưởng nào đó nữa”. Anh nói thêm, giải thưởng chỉ là một cảm giác thoáng qua khi anh đứng trước mặt mọi người nhận danh hiệu, rồi cảm giác đó cũng sẽ dần tắt đi. Vì vậy, nam nghệ sĩ nuôi những ước mơ dài hơi “như người nông dân được khoẻ mạnh, sáng suốt, làm những việc có trách nhiệm với xã hội”.

Từng suýt xiêu lòng vì những cám dỗ “triệu đô”

Chia sẻ bí kíp cơ bản để giữ lửa hạnh phúc hôn nhận, nghệ sĩ Trung Dân tiết lộ không mưu cầu cao vời và luôn đặt gia đình lên vị trí hàng đầu.

Về việc nhiều người thường mang hai chữ “bản năng” ra để bao biện cho thói lăng nhăng, Trung Dân cho rằng, bản năng là điều tự nhiên, nhưng anh được giáo dục, rèn luyện từ nền tảng tốt đẹp của gia đình. Đặc biệt hơn, anh có “gen chung tình” nên không dễ bị cám dỗ, hay “hoang dã đi tìm của lạ”, để thỏa mãn bản thân.

Bằng tính cách chân thật, đề cao sự thiêng liêng của hôn nhân, Trung Dân không bao giờ có ý định dối lừa, gây tội lỗi với người phụ nữ vốn luôn tin tưởng chồng một cách tuyệt đối, là vợ anh. Trải qua 20 mấy năm chung sống cùng bà xã, Trung Dân cho rằng đó là hạnh phúc: “Tôi không ngu dại gì mà đi đánh đổi. Giá trị lớn nhất của con người không phải là danh vọng, nổi tiếng mà là cái nhìn cuộc sống, sự nhận biết đúng, sai”. Thời điểm hiện tại, Trung Dân khẳng định, hạnh phúc với anh không xa vời “chỉ cần vợ con vui, một bữa cơm, buổi đi chơi, mọi người đầm ấm với nhau là đủ”.

Anh thẳng thắn cho biết dù bản thân không hấp dẫn về ngoại hình nhưng đầy hấp dẫn về nội tâm. Điều đó khiến nhiều người tìm cách tiếp cận anh: “Không hiếm lần tôi bị cám dỗ về tình, về tiền. Có người trao tôi số tiền lớn, cả mấy triệu đô, họ bảo tôi phải làm cái này cái kia theo ý họ nhưng tôi từ chối. Tôi vẫn giữ mail và cuộc hội thoại ấy làm kỷ niệm để dặn lòng không bao giờ được đánh đổi”.

Nam nghệ sĩ nhấn mạnh, anh không mê xe hơi, nhà lầu tỷ đô mà chỉ thích chạy xe cub, sống trong một căn nhà lá hoặc gỗ, trồng hoa lá xanh cùng các vật nuôi. “Sống thật sẽ mang đến tương lai tốt đẹp. Mặc dù, tôi không giàu hay nổi tiếng như những người khác nhưng chắc chắn tôi hạnh phúc hơn rất nhiều người”.

Bạn đang đọc bài viết Nghệ sĩ Trung Dân từng bị cám dỗ lên đến cả “triệu đô”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Bài thơ: Phố giao mùa
Phố giao mùa bâng khuâng lối cũ//Lá sấu rụng đầy vướng chân đi///Cố dịu dàng qua thời con gái///Em nào có được gì?
Bài thơ: Tự...
Ta mạnh mẽ không phải ta không khóc///Thực chỉ là nước mắt ngược vào trong///Bởi ta biết giữa biển đời mênh mông///Sông núi rộng - hành trình ta tự bước
Khai mạc Hội Sách Hải Phòng năm 2024
Năm 2024, là năm thứ ba thành phố Hải Phòng tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam, đồng thời cũng là năm thứ 10 hưởng ứng các hoạt động về Ngày Sách trên địa bàn thành phố.
Bài thơ: Ếch
Con ếch ngồi ở đáy giếng///Vì sao nó kêu rất to,///và huyênh hoang quá đỗi?///Giương đôi mắt lồi, nó đang chứng tỏ điều chi?

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...