Thứ bảy, 20/04/2024 15:18 (GMT+7)

Nhà văn Bùi Anh Tấn: Văn chương đòi hỏi độ lùi

Thu Hiền -  Thứ bảy, 05/10/2019 10:13 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Là một nhà văn – nhà báo với hơn 30 năm cầm bút, anh Bùi Anh Tấn đang sở hữu một “gia tài khủng” với trên 20 tiểu thuyết, hàng trăm tập phim truyền hình và nhiều thành tích đáng tự hào khác.

Đáng chú ý hơn, anh còn là một trong những nhà văn đầu tiên ở Việt Nam viết về đề tài người đồng tính, đặc biệt là đồng tính nữ.

Nhà văn Việt Nam đầu tiên viết về người đồng tính

Cái duyên đưa nhà báo Bùi Anh Tấn trở thành nhà văn cũng khá thú vị. Anh chia sẻ, xuất phát điểm là một người làm báo suốt khoảng 10 năm, bỗng có một khoảng thời gian ngắt quãng “lúc đấy buồn quá, nhớ chữ nghĩa quá, nhưng lại không biết thể hiện bằng gì… thế là viết văn thôi”.

Tác phẩm đầu tiên của anh mang tên “Một thế giới không có đàn bà” với nội dung khai thác về đời sống và tình cảm của những người đồng tính. Vào thời điểm 20 năm trước, đây là đề tài còn rất “nhạy cảm” trong xã hội Việt Nam, nên anh đã “gõ cửa” nhiều nhà xuất bản nhưng hầu như không nơi nào dám in vì… sợ! Vậy mà không thể ngờ, sau khi đến tay bạn đọc, sách bán chạy hàng vạn bản và trở thành “hiện tượng” trong giới văn chương và đưa Bùi Anh Tấn trở thành cái tên "hot" trên văn đàn thời điểm đó.

Tuy nhiên nhà văn “bật mí”, ở phần kết tác phẩm, anh cho nhân vật được quyền lựa chọn sống theo bản thân, nhưng nhà xuất bản yêu cầu sửa lại cho nhân vật phải về lấy vợ và trở lại cuộc sống bình thường. Khi sách phát hành, nhiều bạn đọc phản ứng dữ dội về cái kết này. Ở những lần tái bản sau, khi xã hội Việt Nam đã có cái nhìn thoáng hơn, anh đã đấu tranh để khôi phục cái kết ban đầu.

Về sau, nhà văn Bùi Anh Tấn tiếp tục cho ra đời nhiều tác phẩm văn học đồng tính khác, trong đó nổi bật là “Les – vòng tay không đàn ông” (2005). Do đó, anh còn được mệnh danh là "nhà văn của người đồng tính". Không chỉ dừng lại ở đó, Bùi Anh Tấn còn dấn thân vào những đề tài mà anh tự thừa nhận là “khó đọc” như chiến tranh, lịch sử, tôn giáo… Bởi, để đọc và cảm được tác phẩm đó, đòi hỏi độc giả không những phải có kiến thức nền, mà còn cần có sự nghiền ngẫm sâu sắc.

 Nơi giao thoa của những đường biên nghề nghiệp

Viết văn, viết báo hay viết kịch bản phim truyền hình đều thuộc lĩnh vực chữ nghĩa nên sẽ có những khoảng giao thoa với nhau. Song, làm thế nào để những vai trò khác nhau ấy không “xung đột” trong cùng một con người? Đó lại là vấn đề khá… căng cơ! Trước câu hỏi của người kết nối Phương Hiếu về việc nhiều người cho rằng nhà văn có thể trở thành nhà báo nhưng hiếm có nhà báo trở thành nhà văn, anh Bùi Anh Tấn đã có những nhận định sâu sắc.

Tất cả nhà văn đều có thể viết báo được, nhưng ngược lại đúng là không phải nhà báo nào cũng có thể trở thành nhà văn, đấy là một sự thật” - nhà văn khẳng định. Anh giải thích, văn chương là công việc xuất phát từ bản thân của mỗi con người và gắn liền với tài năng và cảm xúc riêng, còn báo chí lại là một công việc chuyên môn và đòi hỏi sự học hành.

Với kinh nghiệm 30 năm cầm bút, theo anh: “Nghề báo đòi hỏi sự nhanh nhạy và độ chính xác cao… nhưng ngược lại công việc của văn chương đòi hỏi độ lùi”. Có thể nói, công việc của nhà báo sôi động hằng ngày, nhưng công việc của nhà văn lại là sự lắng đọng. Tuy vậy, anh cũng cho rằng khi đảm trách cả hai “tay bút” là văn chương và báo chí, người viết sẽ có cái lợi là độ tinh nhạy và uyển chuyển của chữ nghĩa.

Nói về công việc hiện tại của mình, nhà văn Bùi Anh Tấn tiếp tục có một “bật mí” khá thú vị. Theo nhận định của anh, xung đột lớn nhất không phải giữa văn chương và báo chí, mà là giữa văn chương và kịch bản phim. Để lên kịch bản cho một bộ phim chủ yếu là lời thoại và hành động, tính chất lả lướt của văn chương không thể hiện được trên kịch bản, phần còn lại là do đạo diễn và diễn viên. “Đa phần bạn bè tôi viết kịch bản xong quay lại viết văn rất khó, lời văn sẽ bị khô đi, thậm chí là triệt tiêu đi, nó rất đáng sợ!” – anh bộc bạch.

Bạn đang đọc bài viết Nhà văn Bùi Anh Tấn: Văn chương đòi hỏi độ lùi. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ
Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam

Tin mới

Bài thơ: Đời...
Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc///Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn///Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn///Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất
WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ