Thứ sáu, 29/03/2024 19:08 (GMT+7)

Nhạc kịch “Ký Ức Ngày Hôm Qua” trở lại với khán giả TP.HCM

Thu Hiền - Quang Trường -  Thứ sáu, 01/11/2019 09:00 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Vở nhạc kịch với kịch bản của đạo diễn người Đức Anna Sophie Weber và được dàn dựng bởi hai đạo diễn David Hermann và Anna Sophie Weber đã gây được ấn tượng mạnh trong lần ra mắt đầu tiên tại TPHCM.

Vở nhạc kịch này là một tác phẩm tổng hợp những trích đoạn nhạc kịch khác nhau, được sử dụng để dựng nên một câu chuyện bí ẩn lấy bối cảnh tại một nhà hát opera.

Vở nhạc kịch mang tên “Ký Ức Ngày Hôm Qua” được dàn dựng bởi hai đạo diễn tài năng David Hermann và Anna Sophie Weber. Cả hai đều đang sống và làm việc trong lĩnh vực dàn dựng nhạc kịch tại Berlin.

Tác phẩm sử dụng các trích đoạn từ các nhà soạn nhạc nổi tiếng như Mozart, Wagner, Handel, Bach, Beethoven, Weber, Lehar, Hanns Eisler, và Kurt Weill.

Thanh tra Johnny M. được biểu diễn bởi nghệ sĩ Phan Hữu Trung Kiệt; nghệ sĩ Đào Mác vào vai nạn nhân X cùng với sự tham gia biểu diễn của nghệ sĩ Phạm Khánh Ngọc, Phạm Trang, Phạm Duyên Huyền, Trần Thanh Nam, và Nguyễn Thị Thanh Nguyên.

Thương hiệu thời trang Quỳnh Paris thiết kế và tài trợ trang phục. Askan Geisler phụ trách huấn luyện thanh nhạc, và nhạc trưởng Trần Nhật Minh là chỉ huy cho buổi diễn này. Hơn thế nữa, vở diễn thêm phần thành công do phần thiết kế ánh sáng của David Hermann và Nguyễn Phúc Hải, phần thiết kế cảnh trí và đạo cụ bởi Judith Philipp, cũng như phần điều hành đêm diễn của Nguyễn Mạnh Duy Linh.

Nhạc kịch trinh thám “Ký Ức Ngày Hôm Qua” được biểu diễn lần đầu vào đêm khai mạc Liên hoan Nghệ thuật Giai điệu Mùa Thu 2019.

Một trong những điểm nổi bật của vở nhạc kịch là cảnh mở đầu - sử dụng Dies Irae trích từ Requiem của Mozar,, một cảnh trong nhà xác nơi mọi người đều mặc đồ trắng, và cảnh đám tang sử dụng Dance of the Death (vũ điệu thần chết) dưới hình thức thời Trung cổ gần cuối vở diễn.

Một điều đặc biệt nữa khi khi xem vở nhạc kịch này trong lần công diễn lần đầu vào tháng 8 là cách dàn dựng các hợp xướng biểu diễn trên các balcony của sân khấu nhà hát.

Vở nhạc kịch được hợp tác với Viện Goethe và Thương hiệu Thời Trang Quỳnh Paris.

“Ký Ức Ngày Hôm Qua” được kết hợp một cách khéo léo giữa những trích đoạn nhạc kịch như Nhạc kịch Nhà Thiện Xạ và Cây Sáo Thần với âm nhạc thế kỷ 20 như Surabaya Johnny của Kurt Weill.

Toàn bộ vở diễn được hát bằng ngôn ngữ gốc, đa số là tiếng Đức, có bài bằng tiếng Latin, với lời thoại bằng tiếng Việt.

Chương trình được biểu diễn xuyên suốt với phần biểu diễn của Dàn nhạc Giao hưởng HBSO.

Đạo diễn Anna Sophia Weber cho biết có sự khác nhau trong cách làm việc, tại Việt Nam, hợp xướng đến tập mỗi ngày trong một thời gian dài cho chương trình biểu diễn. Còn tại Đức, hợp xướng chỉ tập nhiều nhất là 4 lần trước buổi diễn đầu tiên.

Nhạc kịch Trinh thám “Ký Ức Ngày Hôm Qua” hứa hẹn là buổi diễn đặc sắc tại bất cứ đất nước nào, và tại TPHCM, nó đã được đánh giá cao vào ngày công diễn 3 tháng trước. Do đó, sự trở lại của vở nhạc kịch này nhận được sự chào đón rất lớn từ phía khán giả.

Giá vé cho buổi biểu diễn từ 450.000 đến 900.000 đồng, với giá đặc biệt dành cho sinh viên là 150.000 đồng - xuất trình thẻ HS-SV khi mua và khi đến xem chương trình.

Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ Kịch TP HCM (HBSO) sẽ tái diễn vở nhạc kịch trinh thám vào lúc 20h ngày 17/ 11 tại Nhà hát thành phố.

Bạn đang đọc bài viết Nhạc kịch “Ký Ức Ngày Hôm Qua” trở lại với khán giả TP.HCM. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.
Bài thơ: Khúc giao mùa tháng Ba
Mộc miên thắp lửa đỏ trời///Lúa chiêm trong nắng xanh ngời chân mây///Giấc mơ lả cánh cò bay///Cố hương ơi! Những mê say cuối chiều.
Bài thơ: Khúc giao mùa
Mùa như gọi nỗi niềm về gõ cửa///Bất chợt thương, bất chợt nhớ một thời///Khi hoa Xuân dịu sắc trắng chơi vơi///Quyện hương bưởi, hương chanh bay lặng lẽ.
Bài thơ: Gái quê...
Không còn chân lấm tay bùn///Gái quê giờ cũng "ai phôn" cả rồi///Tự phong "Hoa hậu", "Hoa khôi"///Quần đen, nón lá... em tôi chẳng cần

Tin mới