Thứ sáu, 29/03/2024 19:46 (GMT+7)

Phong tục đón Tết độc đáo của các dân tộc thiểu số

Thùy Dung -  Thứ ba, 05/02/2019 10:14 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tết là dịp để các gia đình sum họp, đoàn tụ. Khác với tết của người dân tộc Kinh, đối với người dân tộc thì mỗi dẫn tộc có văn hóa riêng tạo nên những bản sắc vô cùng đa dạng.

Tục báo hiếu cha mẹ của người Tày, Nùng

Người xưa có câu “Mùng 1 Tết cha, Mùng 2 Tết mẹ” đối với người dân tộc Tày, Nùng của tỉnh Cao Bằng cũng vậy. Tết là dịp để con cái thực hiện lễ, nghĩa với cha mẹ, tổ tiên. Đáng chú ý là vào ngày mùng 2 Tết hằng năm, con cái khi về nhà ngoại không chỉ mang theo bánh chưng, bánh kẹo, hoa quả, mà còn mang cả gà và thịt lợn. Với ý nghĩa báo hiếu cha mẹ vợ, bởi vậy vào ngày này khi về ăn Tết bên nhà ngoại, mỗi gia đình sẽ mang 1 con gà trống thiến và 1 miếng thịt ba chỉ to để thắp hương ông bà tổ tiên để báo cáo rằng con cháu đã về nhà ăn Tết.

Phong tục báo hiếu cha mẹ vào ngày Tết của người Tày, Nùng Cao Bằng.

Khác với người dân tộc Tày của tỉnh Cao Bằng, người Tày tại tỉnh Lạng Sơn hay Tuyên Quang thì lại không có phong tục đó. Với người Tày Lạng Sơn thì có nét đặc biệt riêng đó là bánh chưng cẩm. Ở những nơi khác bánh chưng có màu xanh truyền thống thì người dân ở đây sẽ quen với chiếc bánh chưng màu tím mỗi dịp Tết đến.

Bánh chưng cẩm không thể thiếu trong ngày Tết của người Tày, Nùng Lạng Sơn.

Cây cẩm mọc lan trên mặt đất, có hoa tím ngắt nằm sâu trong rừng. Phải chọn những đám cây có lá xanh non, thì mới cho màu đẹp. Đem về, băm nhỏ trộn với tro của rơm nếp, giã nát, lọc lấy nước. Sau đó đem nước cẩm đã lọc sạch bã ngâm với gạo nếp trong vòng 1 tiếng là có thể mang ra gói bánh. Điều thú vị là, chỉ có tro của rơm nếp giã cùng lá cẩm mới có thể tạo màu và có hương vị đặc biệt.

Nếu như người Tày Cao Bằng có phong tục đặc biệt, người Tày Lạng Sơn có món ăn đặc sắc thì người Tày Tuyên quang lại có Lễ hội không kém phần thú vị đó chính là Lễ hội Lồng Tông. Lễ hội Lồng Tông “hội xuống đồng” được tổ chức vào khoảng thời gian từ ngày 4 đến ngày 25 tháng Giêng, thời gian thường kéo dài trong 3 ngày và tổ chức theo trình tự: Lễ rước, lễ đặt mâm tồng, lễ dâng hương, lễ tế thần, lễ cầu mưa, lễ dâng rượu, lễ hóa dâng văn tế để thể hiện sự biết ơn đối với thánh thần xin cho dân làng được may mắn, sức khỏe, mùa màng bội thu.

Lễ hội Lồng Tông của người Tày, Nùng Tuyên Quang.

Phần cuối có lễ Hạ điền, cày những đường cày đầu tiên của năm mới. Phần hội diễn ra với không khí náo nhiệt, vui tươi gồm nhiều trò chơi dân gian đặc sắc như: Tung còn, múa lân, hát Then, Sli lượn,…

Tục "Ăn trộm lấy may" của người Lô Lô

Với quan niệm nếu như mang được 1 chút gì về nhà vào thời khắc chuyển giao sang năm mới thì cả năm đó, gia đình sẽ được may mắn và đủ đầy. Do vậy, người Lô Lô tại tỉnh Hà Giang có phong tục ngày Tết là đi lấy trộm cầu may nhưg đồ vật được lấy sẽ không có giá trị lớn, mà chỉ là củ hành, củ tỏi, thanh củi… Người đi lấy may sẽ không đi công khai, không rủ nhau đi và không muốn chủ nhà bắt được. Ai cũng đi âm thầm, lặng lẽ, gặp người quen cũng không chào hỏi và nhỡ có bị chủ nhà bắt được thì họ cũng không bị trách móc gì.

Phong tục ăn chộm để lấy may của người Lô Lô.

Gội đầu bằng nước gạo chua của người Thái trắng

Nghe có vẻ hơi lạ, thế nhưng đó chính là 1 phong tục đặc trưng vào ngày cuối cùng trong năm của người dân tộc Thái trắng tại tỉnh Sơn La. Những chậu nước gạo to được ngâm cho chua nhẹ, rồi tất cả từ già làng, trưởng bản đến những người già, trẻ nhỏ sẽ rủ nhay ra bờ song, bờ suối để tổ chức lễ gội đầu với nước gạo chua, mong muốn xua đi tất cả những gì không may mắn trong năm.

Lễ gội đầu bằng nước gạo chua của người Thái trắng.

Các dân tộc vốn dĩ đã là những màu sắc riêng, đối với những ngày lễ, Tết chúng ta lại thấy rõ điều đó. Nhưng có một điều mà bất kể dân tộc nào cũng muốn hướng đến trong dịp Tết đó chính là được sum họp bên gia đình cùng đón những thời khắc chuyển sang năm mới. Cùng mong muốn một năm mới cả gia đình sẽ có nhiều may mắn, hạnh phúc và đủ đầy.

Bạn đang đọc bài viết Phong tục đón Tết độc đáo của các dân tộc thiểu số. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.
Bài thơ: Khúc giao mùa tháng Ba
Mộc miên thắp lửa đỏ trời///Lúa chiêm trong nắng xanh ngời chân mây///Giấc mơ lả cánh cò bay///Cố hương ơi! Những mê say cuối chiều.
Bài thơ: Khúc giao mùa
Mùa như gọi nỗi niềm về gõ cửa///Bất chợt thương, bất chợt nhớ một thời///Khi hoa Xuân dịu sắc trắng chơi vơi///Quyện hương bưởi, hương chanh bay lặng lẽ.
Bài thơ: Gái quê...
Không còn chân lấm tay bùn///Gái quê giờ cũng "ai phôn" cả rồi///Tự phong "Hoa hậu", "Hoa khôi"///Quần đen, nón lá... em tôi chẳng cần

Tin mới