Thứ năm, 28/03/2024 20:02 (GMT+7)

Tại sao “đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”?

MTĐT -  Thứ sáu, 16/02/2018 09:10 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Từ xưa người Việt đã có câu dân gian “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”, thế nhưng câu nói này có ý nghĩa như thế nào không phải ai cũng biết.

Vào những ngày đầu tiên của năm mới, người dân Việt Nam có thói quen mua một ít muối về nhà lấy may mắn cho cả năm. Trong khi đó, vào những ngày cuối năm, người dân mua vôi về để quét lại nhà, tường, cổng nhà với hy vọng tránh được những điều xui xẻo, không may mắn hay ngụ ý xây nhà dựng cửa.

Câu nói trên được nhân dân ta đúc kết từ trong cuộc sống. Cụ thể, người xưa quan niệm muối là thứ mặn, chống xú uế, xua đuổi tà ma và đem lại nhiều may mắn trong gia đình.

Mua muối đầu năm còn có ý nghĩa trong văn hóa ẩm thực, văn hóa tỉnh cảm. Theo đó, tục mua muối đầu năm với ý nghĩa tượng trưng là cầu mong các mối quan hệ gia đình đậm đà, vợ chồng hòa thuận, cha mẹ - con cái gắn bó, yêu thương.

Với người dân ở đồng bằng Bắc Bộ, người dân quan niệm rằng, đầu năm mua muối thì cả năm sẽ làm ăn tấn tới, mua may bán đắt, tình cảm gia đình đầm ấm, trọn vẹn như vị đậm đà của muối.

Vì vậy, sáng mùng 1 Tết ở Hà Nội vẫn thấy có người rao muối dạo và người Hà Nội thường mua vài đồng muối lấy may. Người bán sẽ đong một bát đầy có ngọn chứ không gạt ngang miệng bát bởi người ta cho rằng mua muối có ngọn mới mang lại sự đầy đủ, trọn vẹn và no ấm cả năm.

Cũng có người quan niệm rằng hạt muối có sự kết tinh cao, màu trắng trong tượng trưng cho sự sạch sẽ và tinh khiết cũng là biểu trưng cho tình cảm tốt đẹp.

Tục mua muối đầu năm - Ảnh minh họa.

Hạt muối tuy nhỏ nhoi, ít giá trị kinh tế nhưng mang trong mình ý nghĩa văn hóa phi vật thể thiêng liêng. Bởi thế, người ta thường rắc muối ra đường và xung quanh nhà với mong muốn bình yên.

Còn vôi có vai trò khá quan trọng trong mỗi gia đình người Việt, vôi dùng để quét lại ngôi nhà sau một năm dài, vôi cũng được dùng để ăn trầu để xua đuổi những điều đen đủi, không hay.

Người Việt cũng cho rằng, vôi trắng có thể tượng trưng cho sự bạc bẽo, lạnh nhạt trong các mối quan hệ. Vì vậy, khi tạm biệt một năm cũ, mua vôi để chuẩn bị trang trí lại nhà cửa, sử dụng hàng ngày thì đầu năm sau sẽ tránh được việc này, đồng nghĩa với quan niệm tránh được sự bạc bẽo trong cả năm.

Theo TS Trần Hữu Sơn, “cuối năm mua vôi” mang nhiều ý nghĩa. Ở nông thôn, nhiều gia đình có quan niệm rằng rắc vôi bột ở 4 góc vườn rồi vẽ hướng ra phía cổng để trừ tà, bỏ hết những cái xúi quẩy trong năm cũ. Ngoài ra cũng có quan niệm rằng, vào ngày 23 tháng Chạp, người dân làm lễ để tiễn ông Công, ông Táo lên chầu trời. Sau khoảng thời gian này, người dân sẽ mua vôi, hoặc dựng cây nêu trong nhà mang ý nghĩa trừ tà, bảo vệ gia đình trong lúc ông Công, ông Táo tạm đi vắng.

Cũng có một cách giải thích khác cho rằng cuối năm phải mua vôi để tiếp vôi cho ông bình vôi - dụng cụ đựng vôi ăn trầu của người Việt.

Bên cạnh đó, câu nói “đầu năm mua muối cuối năm mua vôi” còn có ý nghĩa là để cha mẹ nhắc nhở con cái “ăn dè”, tiết kiệm để dành tiền “cuối năm mua vôi” xây nhà.

Nhật Hạ(t/h)

Bạn đang đọc bài viết Tại sao “đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Hoa xương rồng
Đau chẳng khóc, nhoẻn cười trong sắc lạnh.///Thấu lòng người giữa danh lợi phù hoa///Những cứ tưởng trưởng thành chung bối cảnh ///Trân trọng hơn khi gặp giữa ta bà.
Bài thơ: Khi xa nhau
Khi xa càng nhớ nhau hơn///Ai chăm em lúc dỗi hờn… không anh///Buồn như vết thương chưa lành///Cô đơn đau nhói tim mình vì em.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.