Thứ sáu, 19/04/2024 10:31 (GMT+7)

Tết mừng lúa mới ở Kon H’ring

LỘC BÌNH -  Thứ năm, 04/01/2018 10:22 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Kết thúc một năm mưa thuận gió hòa, bà con người Xê Đăng, tỉnh Đắk Lắk lại háo hức tổ chức lễ cúng mừng lúa mới cùng các sinh hoạt văn hóa văn nghệ dân gian nhằm tạ ơn trời đất.

Kết thúc một năm mưa thuận gió hòa, bà con  người Xê Đăng, tỉnh Đắk Lắk lại háo hức tổ chức lễ cúng mừng lúa mới cùng các sinh hoạt văn hóa văn nghệ dân gian nhằm tạ ơn trời đất.

Khi mặt trời chiếu nắng chênh chếch trên nóc nhà sàn giữa núi rừng là lúc dòng người khắp nơi lục tục kéo về trung tâm buổi lễ.

Ngày hội trọng đại

Từ nhiều năm rồi, cứ đến ngày 1/1 năm mới, người Xê Đăng từ khắp nơi tại tụ họp về buôn Kon H’ring tổ chức Lễ hội mừng lúa mới cảm tạ trời đất phù hộ cho buôn làng một năm mùa màng bội thu. Dịp này, nam thanh nữ tú người đồng bào tạm lau khô những giọt mồ hôi mặn chát trên rẫy nương cùng xúng xính trong những bộ trang phục  rực rỡ, múa hát, tấu chiêng trong ngày vui thôn làng.  

Lễ mừng lúa mới là hoạt động nghi lễ quan trọng trong đời sống tâm linh của người Xê Đăng tại Tây Nguyên. Đêm trước ngày lễ chính, người Xê Đăng quây quần bên nhau tại nhà truyền thống, dâng món ăn bản địa lên thần linh. Già làng – người có uy tín trong làng, thường đại diện kể lại kết quả làm việc của bà con trong năm  qua và cầu xin thần linh về chứng giám, dự lễ với bà con. 

Lễ mừng lúa mới của người Xê Đăng tại Đắk Lắk có nhiều điểm tương đồng với một số lễ hội của đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Những lễ hội cho dù tên gọi khác nhau nhưng đều nêu cao tinh thần đoàn kết, cầu mong vụ mùa bội thu hoặc ước mong về sự bình yên đến với muôn nhà. 

Lễ mừng lúa mới của người Xê Đăng tại Đắk Lắk có nhiều điểm tương đồng với một số lễ hội của đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Và trong khuôn khổ lễ hội dù ở Đắk Lắk hay tại Quảng Nam, nghi thức dựng cây nêu  có ý nghĩa biểu tượng cho sự đồng lòng, thường được dựng ở trung tâm của buổi lễ, là nơi trú ngụ của thần linh trong những ngày thần về cùng bà con. Những điểm chung này có thể giải thích về mặt địa lý khi nhiều địa phương cùng dựa lưng vào dãy núi Trường Sơn. Có lẽ vì vậy nên sự giao thoa văn hóa là điều dễ hiểu. 

Sự ồn ào, náo nhiệt của đám đông bỗng lắng xuống, mọi người đứng tựu quanh cây nêu, hướng về già làng A Măm với lòng thành kính. Một vài nhịp cồng chiêng tấu vang tạo không khí linh thiêng, trang trọng. 

Khi mặt trời chiếu nắng chênh chếch trên nóc nhà sàn giữa núi rừng là lúc dòng người khắp nơi lục tục kéo về trung tâm buổi lễ. Nải chuối rừng, con heo sữa, ché rượu cần được bà con chuẩn bị tinh tươm thành kính dâng lên bàn thờ chính.  

Già làng A Măm trong bộ trang phục truyền thống, đỉnh đạt, chậm rãi bước tới cây,  tay xá trước ngực, miệng khấn thỉnh thần linh chứng giám để dân làng bắt đầu ngày hội. Theo lời già A Măm, tiếng cồng chiêng trầm hùng, vang càng vang xa thì thần linh sẽ chứng giám, phù hộ cho buôn làng.

Phát huy nét đẹp văn hóa

Tại buổi lễ, ông Ma Nem - buôn trưởng buôn Kon H’ring cho chúng tôi biết, lễ hội truyền thống mừng lúa mới của bà con buôn Kon H’Ring được tổ chức vào đầu mỗi năm mới và đã duy trì đều đặn từ năm 1994 đến nay. Theo thời gian, ngày hội của đồng bào Xê Đăng  thu hút đông đảo bà con các dân tộc từ khắp nơi và cả du khách trong và ngoài nước đến tham dự.

Ngay khi Lễ mừng lúa mới tạm kết thúc phần lễ, già A Măm tuyên bố bắt đầu phần hội bắt đầu... Từng nhóm thanh niên trong làng xếp hàng tấu lên những bản cồng chiêng réo rắc. Xung quanh, du khách háo hức được chụp hình chung với người đồng bào bản địa, ăn những món ăn truyền thống của người Xê Đăng… 

Người Xê Đăng tấu chiêng trong lễ hội mừng lúa mới

Ngồi trò chuyện bên men rượu cần say nồng cùng chúng tôi, ông Ma Nem sang sảng – kể, trong lễ hội mừng lúa mới, người Xê Đăng cho rằng nhờ sự chân thành, luôn hướng về cội nguồn nên những vị thần linh cai quản ruộng đồng, trời đất ghi nhận những lễ vật  bà con dâng lên. Sau khi nhận lễ, thần linh sẽ ban cho trời đất ấm êm, cây cỏ tươi tốt. Giữa gian nhà sàn, ông Ma Nem say sưa kể những câu chuyện cổ tích của người Xê Đăng cho những đứa trẻ và cả khách phương xa như chúng tôi. 

Những câu chuyện cổ của người Xê Đăng qua lời kể của ông Ma Nem có chủ đề ca vẻ đẹp của quê hương, đất rừng Tây Nguyên nắng gió và sự phù hộ của thần linh giúp dân làng người Xê Đăng trong những ngày khai hoang lập làng… 

Ông Ma Lê - Trưởng Ban công tác Mặt trận buôn  - chia sẻ, bên cạnh nỗ lực của bà con nhân dân trong quá trình tăng gia sản xuất thì vai trò định hướng, hỗ trợ các cấp ủy đảng, chính quyền và các đoàn thể vô cùng quan trọng. Các ngành chức năng thường xuyên về thăm động viên, hướng dẫn bà con áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi các mô hình cây trồng, vật nuôi phù nhằm nâng cao năng suất, xóa đói giảm nghèo. 

Theo lời ông Ma Lê, nhờ sự quan tâm, sâu sát của chính quyền cấp cơ sở đã góp phần vào việc nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của người dân. Những suy nghĩ lạc hậu trong một bộ phận bà còn cũng dần bị đẩy lùi thay vào đó, người Xê Đăng luôn biết cách giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp của mình, góp phần tạo nên bức tranh văn hóa đa dạng của địa phương. “Trong xã hội hiện đại, lễ hội mừng lúa mới của người Xê Đăng đã vượt ra khỏi ranh giới của địa phương. Lễ hội mừng lúa mới nhiều năm nay trở thành lễ hội chung của bà con buôn Kon Hring và cả nhiều du khách từ khắp nơi tìm về” – ông Ma Lê chia sẻ. 

Theo thông tin từ UBND xã Ea H’Đing,  buôn Kon H’ring có 334 hộ (trong đó có 24 hộ người Kinh) còn lại là các hộ đồng bào dân tộc Xê Đăng với gần 2.000 khẩu, bà con về đây sinh sống lập làng từ năm 1988. Trải qua nhiều năm đời sống của bà con ngày càng nô ấm, hiện tỷ lệ hộ khá giả của buôn chiếm hơn 60%. 

Bạn đang đọc bài viết Tết mừng lúa mới ở Kon H’ring. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Ếch
Con ếch ngồi ở đáy giếng///Vì sao nó kêu rất to,///và huyênh hoang quá đỗi?///Giương đôi mắt lồi, nó đang chứng tỏ điều chi?
Ninh Bình: Khai hội Hoa Lư 2024
Tối 17/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Cố đô Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) đã long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.

Tin mới

Bài thơ: Ếch
Con ếch ngồi ở đáy giếng///Vì sao nó kêu rất to,///và huyênh hoang quá đỗi?///Giương đôi mắt lồi, nó đang chứng tỏ điều chi?