Thứ sáu, 29/03/2024 13:05 (GMT+7)

Thông báo phát hành bộ sách 'Nhật ký thời chiến Việt Nam'

MTĐT -  Thứ hai, 20/04/2020 09:46 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Bộ sách “Nhật ký chiến tranh Việt Nam” mang một giá trị lớn lao mà ngay lúc này chúng ta cũng chưa thể nhận ra hết giá trị của những trang nhật ý ấy.

Nếu là người yêu thích sách và văn hóa đọc, chắc chắn nhiều bạn đã sở hữu, hoặc biết đến 2 cuốn nhật ký lừng danh, với hàng triệu bản in đã được phát hành, dịch ra nhiều thứ tiếng: “Mãi mãi tuổi hai mươi” của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc và “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” của Anh hùng, liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm? Nhưng chỉ 2 cuốn ấy thôi thì chưa đủ!

Lần đầu tiên, những tác phẩm “Nhật ký thời chiến Việt Nam” hay nhất, nổi tiếng nhất một thời, đã đứng chung trong một bộ sách, với 30 tác phẩm của 30 tác giả. Không chỉ có nhật ký “Mãi mãi tuổi Hai mươi” và “Nhật ký Đặng Thủy Trâm”; mà còn có hàng chục cuốn nhật ký đầy máu lửa chiến trường khác, nhiều bạn chưa được đọc: “Gửi lại mai sau”của Nguyễn Hải Trường (tức liệt sĩ CAND Vũ trang Nguyễn Minh Sơn); đặc biệt, là những trang viết của các văn nghệ sĩ nổi tiếng: “Nhật ký chiến tranh” của anh hùng, nhà văn, liệt sĩ Chu Cẩm Phong; “Nhật ký chiến trường” của liệt sĩ, nhà văn Dương Thị Xuân Quý; “Những ngày trong vòng vây” của nhà báo Trần Mai Hạnh; “Nhật ký Bê trọc” của nhà văn Phạm Việt Long và “Nhật ký đi B” của cố nhà văn Triệu Bôn. Bạn đọc còn được tiếp cận những trang viết hiếm hoi mang đầy chất văn hóa tâm linh trong nhật ký “Trở về trong giấc mơ” của liệt sĩ Trần Minh Tiến – Chàng cầu thủ bóng đá đẹp trai, có mối tình đẫm nước mắt với cô Văn công xung kích xứ Hà Đông xưa; hoặc nhật ký “Tài hoa ra trận” đầy chất văn chương lãng mạn của liệt sĩ Hoàng Thượng Lân – Chàng họa sĩ đẹp trai (bạn cùng lứa của 2 người nổi tiếng là họa sĩ Thành Chương và họa sĩ Lê Trí Dũng)…

Trung tướng, TSKHQS, AHLLVTND Đoàn Sinh Hưởng (nguyên Tư lệnh Binh chủng Tăng – Thiết giáp; nguyên Tư lệnh Quân khu 4) Chủ tịch Quỹ “Mãi mãi tuổi 20” cho biết: Hội đồng Quản lý Quỹ đã quyết định giao cho CCB nhà văn, Đặng Vương Hưng chịu trách nhiệm chính việc tổ chức Sưu tầm và Biên soạn Bộ sách quý “Nhật ký thời chiến Việt Nam”, gồm nhiều tập, với dung lượng hàng ngàn trang, được ấn hành bằng kinh phí xã hội hóa. Đây là công trình có giá trị cao về nội dung tư tưởng, mang thông điệp về cái đẹp và mang tính nhân văn sâu sắc. Chúng tôi kỳ vọng: Bộ sách Nhật ký Thời chiến Việt Nam sẽ như một “Tượng đài Di sản phi vật thể”, mà các Anh hùng - Liệt sĩ, các cựu chiến binh đã để lại dấu ấn của tâm hồn mình cho thế hệ sau. Công trình này sẽ có tác dụng thiết thực phục vụ phong trào và sự nghiệp Cách mạng; có ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài trong đời sống nhân dân; đóng góp tích cực vào sự nghiệp bảo vệ, xây dựng Tổ quốc và phát triển nhận thức xã hội; góp phần bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa của dân tộc...

Đánh giá về bộ sách này, Nhà văn Nguyễn Quang Thiều (Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Phó Tổng thư ký thứ Nhất Hội Nhà văn Á – Phi) khẳng định: “Không có gì mang tính chính xác về cuộc chiến tranh hơn những trang nhật ký của những người lính. Bởi họ viết những trang nhật ký này là viết ngay tại chiến trường, viết những gì mà họ muốn nói nhất khi biết rằng sau đó họ có thể mãi mãi không thể trở về với gia đình, với quê hương họ. Họ viết trong đói khát, trong bom đạn, trong chết chóc. Chỉ khi cái chết cận kề thì tiếng nói con người mới vang lên trung thực nhất. Và sự trung thực ấy đã minh chứng tình yêu đất nước, yêu độc lập tự do không hề khiếp sợ  và sự dâng hiến trọn vẹn của họ cho đất nước.

Bộ sách “Nhật ký chiến tranh Việt Nam” mang một giá trị lớn lao mà ngay lúc này chúng ta cũng chưa thể nhận ra hết giá trị của những trang nhật ý ấy. Nhiều năm sau chiến tranh Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu chiến tranh của Mỹ đã khẳng định: phát hiện lớn nhất của người Mỹ trong chiến tranh Việt Nam là phát hiện ra nền văn hóa Việt Nam. Bởi thế mà những trang nhật ký của những người lính giải phóng Việt Nam đã trở thành một giá trị vô cùng to lớn làm lên bộ hồ sơ đặc biệt về văn hóa Việt Nam chứ không chỉ là một loại hồ sơ đặc biệt về cuộc chiến tranh giải phóng đất nước. Bởi tôi nghĩ, trước sự sống còn của một cá nhân và sự sống còn của một dân tộc, nền văn hóa của dân tộc đó được chứng minh rõ ràng nhất và bền vững nhất”.

 “Nhật ký thời chiến Việt Nam” là công trình tâm huyết được thực hiện trong thời gian 16 năm (2004 – 2020) của CCB. nhà văn Đặng Vương Hưng, cùng Nhóm cộng sự: Bà Trần Hồng Dung (Phó Chủ tịch thường trực Quỹ “Mãi mãi tuổi 20”); TS. LS Đồng Xuân Thụ (Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam); TS. Nhà văn Phạm Việt Long (Tổng biên tập Tạp chí điện tử Văn hiến Việt Nam); Nhà thơ Bùi Minh Quốc (nguyên Chủ tịch Hội VH-NT Lâm Đồng); CCB, Nhà báo Ngô Văn Học (nguyên Tổng biên tập Báo Quân khu I); PGS. TS Nhà văn Lê Thị Bích Hồng (nguyên Phó Vụ trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương); ThS. Sử học Trần Trung Hiếu (Trường chuyên Phan Bội Châu – Nghệ An); Nhà phê bình văn học Chu Thị Thơm (nguyên Trưởng ban Báo Giáo dục và Thời đại); Nhà báo Đặng Vương Hạnh (Tổng biên tập Báo Khoa học và Đời sống); PGS. TS Nguyễn Thị Ly Kha (Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh); TS. Sử học Ngô Vương Anh (Báo Nhân dân); PGS. TS Ngô Văn Giá (nguyên Trưởng khoa Viết văn và Báo chí – Đại học Văn hóa Hà Nội); TS. Trần Bách Hiếu (Phó Chủ nhiệm Bộ môn, Bí thư Đoàn cơ sở Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội); ThS Nguyễn Hương Giang (NXB Chính trị Quốc Gia); Nguyễn Thị Hương Giang… chắc chắn, giá trị của tác phẩm sẽ còn mãi với thời gian.

Bộ sách “Nhật ký thời chiến Việt Nam” ra mắt lần đầu, đúng dịp kỷ niệm 30/4/2020, chỉ được in với số lượng hạn chế 500 bản, chủ yếu để làm quà tặng tri ân của các CCB Quỹ “Mãi mãi tuổi 20” nhân 15 năm ngày truyền thống của Quỹ (16/8/2005 – 16/8/2020) và đại diện các cơ quan Báo chí – Truyền thông. Bộ sách được in không nhằm mục đích kinh doanh, nhưng với tinh thần xã hội hóa, 250 bộ (mỗi bộ gồm 4 tập, mỗi tập dày hơn 1.000 trang) sẽ được phát hành để có tiền tổ chức bản thảo và in ấn; Giá lẻ: 1.600.000đ/ bộ (cả cước phí bưu điện).

Kính mời quý bạn đọc gần xa đặt mua bộ sách nêu trên, để ủng hộ các CCB của Quỹ “Mãi mãi tuổi 20”, qua kênh phát hành duy nhất: CCB Đặng Vương Hưng; bằng cách cung cấp họ tên, địa chỉ và số điện thoại ở phần bình luận của Thông báo này. (Hoặc inbox, liên hệ trực tiếp qua ĐT: 0913 210 520).

Kể từ đầu tháng 5/2020, bộ sách sẽ được gửi đến nhà bạn theo yêu cầu. Bạn có thể nhận sách và trả tiền qua nhân viên bưu điện. Vì số lượng sách phát hành có hạn, chúng tôi sẽ ưu tiên cho những bạn đọc trả tiền trước qua Tài khoản:0991 00000 7991 - Vietcombank Chi nhánh Hà Nội.

Hà Nội, ngày 18 tháng 4 năm 2020
         
CCB Nhà văn Đặng Vương Hưng

Bạn đang đọc bài viết Thông báo phát hành bộ sách 'Nhật ký thời chiến Việt Nam'. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Khúc giao mùa tháng Ba
Mộc miên thắp lửa đỏ trời///Lúa chiêm trong nắng xanh ngời chân mây///Giấc mơ lả cánh cò bay///Cố hương ơi! Những mê say cuối chiều.
Bài thơ: Khúc giao mùa
Mùa như gọi nỗi niềm về gõ cửa///Bất chợt thương, bất chợt nhớ một thời///Khi hoa Xuân dịu sắc trắng chơi vơi///Quyện hương bưởi, hương chanh bay lặng lẽ.
Bài thơ: Gái quê...
Không còn chân lấm tay bùn///Gái quê giờ cũng "ai phôn" cả rồi///Tự phong "Hoa hậu", "Hoa khôi"///Quần đen, nón lá... em tôi chẳng cần
Bài thơ: Hoa xương rồng
Đau chẳng khóc, nhoẻn cười trong sắc lạnh.///Thấu lòng người giữa danh lợi phù hoa///Những cứ tưởng trưởng thành chung bối cảnh ///Trân trọng hơn khi gặp giữa ta bà.

Tin mới