Thứ bảy, 20/04/2024 15:56 (GMT+7)

Văn khấn lễ dâng sao giải hạn đầu năm 2019

MTĐT -  Thứ ba, 12/02/2019 12:01 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Bài cúng dâng sao giải hạn đầu năm 2019 hay Văn khấn làm lễ cúng giải hạn thường được dùng trong lễ dâng sao giải hạn nhằm giảm nhẹ hạn xấu trong năm.

Nhiều gia đình thường làm lễ giải hạn vào dịp đầu năm với mong muốn năm mới gặp dữ hóa lành, ít gặp tai ương hoạn nạn. Dưới đây là bài cúng sao giải hạn vào dịp đầu năm mới để các bạn cùng tham khảo.

Lễ giải hạn vào dịp đầu năm với mong muốn năm mới gặp dữ hóa lành, ít gặp tai ương hoạn nạn.

Theo quan điểm truyền thống, vào mỗi năm đều có riêng sao chiếu mệnh như: La Hầu, Thổ Tú, Thuỷ Diệu, Thái Bạch, Thái Dương, Thái Âm, Mộc Đức, Vân Hán, Kế Đô. Đó có thể là sao tốt, cũng có thể là sao xấu. Do đó, vào rằm Tháng Giêng âm lịch hay còn gọi là tết Nguyên Tiêu, nhiều gia đình làm lễ dâng sao giải hạn khi gặp sao chiếu mệnh xấu, hoặc làm lễ nghêng đón nếu đó là sao tốt với mong muốn cả năm làm ăn thuận lợi, sức khỏe dồi dào, gia đình sung túc, hạnh phúc.

Cúng sao giải hạn Rằm tháng Giêng - Bài văn khấn cúng sao giải hạn đầu năm đầy đủ và ý nghĩa nhất giúp gia đình hóa giải vận xấu, cầu mong điều tốt lành trong ngày Rằm tháng Giêng.

Rằm tháng giêng - Tết Nguyên Tiêu thường kết hợp với việc dâng sao giải hạn, bởi các gia đình thường làm lễ dâng sao giải hạn vào dịp đầu năm mới nhằm mục đích giảm nhẹ những hạn xấu trong năm, muốn năm mới sẽ gặp dữ hóa lành, và cầu mong gia đình mình sẽ có một năm yên ấm.

Bài văn khấn lễ dâng sao giải hạn rằm Tháng Giêng để các bạn tham khảo:

Bài cúng dâng sao giải hạn đầu năm

Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm……………..

Tín chủ (chúng) con là:……………………………………….

Ngụ tại:…………………………………..

Chúng con thành tâm có lời kính mời:

Nhật cung Thái Dương Thiên Tử tinh quân

Nam Tào Bắc Đẩu tinh quân

Thái Bạch, Thi Tuế tinh quân

Bắc cực Tử vi Đại Đức tinh quân

Văn Xương Văn Khúc tinh quân

Nhị thập Bát Tú, Ngũ Hành tinh quấn

La Hầu, Kế Đô tinh quân

Giáng lâm trước án, nghe lời mời cẩn tấu:

Ngày rằm Nguyên Tiêu, theo lệ trần tục, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả thắp nén tâm hương dâng lên trước án, kính mời các vị lai lâm hâm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tối lành, gia đình hoà thuận, trên bảo dưới nghe.

Đèn trời sán lạn.

Chiếu thắp cõi trần.

Xin các tinh quân.

Lưu ân lưu phúc.

Lễ tuy mọn bạc.

Lòng thành có dư.

Mệnh vị an cư.

Thân cung khang thái.

Mẫu sớ cúng giải hạn

Phục dĩ

Tinh huy nan hoán hoàng hoàng nan trắc nan danh nhân xứ dương môn lục lục hữu lượng hữu đảo phàm tâm bất cách

Tuệ nhãn diêu quan

Viên hữu:...............................................

Việt Nam quốc:.................................................

Phật cúng giàng

............Thiên tiến lễ

Nhương tinh giai hạn cầu gia nội bình an sự

Kim thần

Nhương chủ:..............................................

Tam quang phổ thân nhất ý ngôn niệm thần đẳng sinh phùng đế vượng tinh bẩm thiên lương bán hoàng duy hạn ách quỳ quỳ khủng ác diệu hoặc gia ư cảnh cảnh cúng dường.

Nguyên cung trần bái đảo chí nghi nguyên đạo trường sinh chi phúc kim tác đầu thành ngũ thể tịnh tíên nhất tâm

Cụ hữu sớ văn kiền thân

Thượng tấu:

Trung thiên tinh chúa Bắc cực tử vi trương sinh đại đế

Ngọc bệ hạ

Tả nam tào lục ty diên thọ tinh quân

Thánh tiền

Hữu bắc đẩu cửu hoàng giai ách Tinh quân

Thánh tiền

Thiên đình cửu cung bát cửu diệu ngũ hành Đẩu số tinh quân

Vi tiền

Cung vọng;

Tôn tinh đồng thuỳ chiếu giám phúc nguyện

Tử vi chiếu mệnh thiên phủ phù cung bảo mệnh vị thiên tài thiên thọ thiên tương đồng,  vũ khúc dĩ phù trì sứ thân cung hoá lộc hoá quyền hoá khoa

Đối văn xương chi thọ vực, tam tai tống khứ, tứ thời vô hạn ách chi ngu,ngũ phúc hoàn lai bát tiết hỷ thần thanh long chi tả phụ.

Tử tôn quan đới phu thê lộc tồn ác diệu bôn đằng cát tinh biền tập

Đãn thần hạ tình vô nhậm khích thiết bình doanh chi chí

Cẩn sớ

Thiên vận: niên.......... nguyệt.....................

Các chùa làm lễ giải hạn linh nghiệm tại Hà Nội 

Ngày rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu được coi là một trong ngày lễ lớn theo quan niệm của người Việt. Nhà nhà không chỉ cúng gia tiên mà còn lên chùa thắp hương, cầu mong sức khỏe, gia đình hạnh phúc, con cháu học hành tấn tới và làm lễ giải hạn để cầu cho gia đình bình an may mắn. 

Chùa Phúc Khánh

Chùa Phúc Khánh còn có tên là chùa Sở, hay chùa Thịnh Quang, nằm trên phố Tây Sơn, gần Ngã Tư Sở, thuộc phường Thinh Quang, Đống Đa, Hà Nội. Dù là một ngôi chùa nhỏ nhưng lại thu hút nhiều người đến hành lễ. Hàng năm, dòng người đổ về đây chiêm bái, lễ Phật cầu ăn, dâng sao giải hạn, cầu siêu rất đông.

Trong đó, rằm tháng Giêng là thời điểm đông nhất. Mỗi ngày có tới hàng nghìn phật tử đổ về đây. Đặc biệt trong các khóa lễ người dân thường đứng kín từ trong chùa tràn ra đến ngoài phố Tây Sơn, lan sang cả Ngã Tư Sở, nhiều người còn chấp nhận đứng xa cả cây số để vái vọng.

2. Chùa Hà

Ngoài sự nổi tiếng linh thiên về cầu duyên Chùa Hà cũng là địa điểm nổi tiếng để làm lễ dâng sao giải hạn đầu năm.

Chùa Hà có tên chữ là Thánh Đức tự, trước thuộc làng Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, nay thuộc quận Cầu Giấy – Hà Nội, được xây dựng từ thời vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497).

Nếu như những ngôi chùa khác tập trung nhiều tầng lớp trung niên, các cụ ông cụ bà đến để giải hạn, để lễ bái thì chùa Hà được đông đảo học sinh, sinh viên biết đến với một cái tên khác – Chùa Tình yêu.

Chùa Hà nổi tiếng là linh thiêng nên chùa thu hút rất đông khách thập phương đến tham quan, lễ Phật. Trai chưa vợ, gái chưa chồng đến sắp lễ xin tìm được một nửa của mình. Những đôi yêu nhau cũng đến chắp tay thành kính cầu cho tình duyên trăm năm hạnh phúc.

Thêm vào đó, trong giới trẻ còn lan truyền những tin đồn về sự linh ứng của ngôi chùa này: nào là trai gái độc thân đến đây xin cầu duyên đều nhanh chóng tìm đuợc ý chung nhân của mình. Thậm chí có những bạn còn khăng khăng kéo người yêu mình đến đây thề yêu nhau, vì đã thể ở đây rồi sẽ không bao giờ thay lòng đổi dạ. Chính điều đó khiến chùa Hà trong tư tưởng của những người đến cầu càng mang đậm nét huyền bí linh thiêng. Ai đã một lần đến đây thắp hương, xin đài xin lộc đều mang trong mình một niềm tin vào sự linh ứng.

3. Chùa Trấn Quốc

Chùa Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, nằm cạnh Hồ Tây, ở cuối đường Thanh Niên, quận Ba Đình, Hà Nội.

Từng là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long vào thời Lý và thời Trần với những giá trị về lịch sử và kiến trúc, chùa Trấn Quốc nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng, là điểm thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử, khách tham quan, du lịch trong và ngoài nước.

Vào ngày rằm, đặc biệt là rằm tháng Giêng, người dân đổ về đây để cầu lộc, cầu sức khỏe, và bình an rất đông.

4. Chùa Quán Sứ

Chùa Quán Sứ là một ngôi chùa ở số 73 Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Chùa Quán Sứ là một trong ít ngôi chùa ở phía Bắc mà tên chùa cũng được viết bằng tiếng quốc ngữ.

Năm 1943, Tổng hội Phật giáo Bắc Kỳ đặt trụ sở tại chùa Quán Sứ. Năm 1942, chùa được xây lại theo quy mô kiến trúc và trang trí nội thất như ngày nay. Chùa có quy mô kiến trúc lớn, tam quan kiểu 3 tầng mái, chính giữa là lầu chuông.

Qua tam quan đến một sân rộng lát gạch. Giữa sân xây tòa chính điện cao, hình vuông, có hành lang bao quanh. Hai bên và đằng sau là dãy nhà dung làm thư viện, giảng đường, nhà khách và tăng phòng. Chùa Quán Sứ hiện nay là trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Vào ngày rằm tháng Giêng, dòng người đổ về đây để lễ Phật, cầu sức khỏe, bình an,... rất đông.

5. Phủ Tây Hồ

Phủ Tây Hồ nằm trên bán đảo lớn giữa Hồ Tây, trước là một làng cổ của kinh thành Thăng Long nằm ở phía đông của Hồ Tây.

Phủ Tây Hồ được coi là một trong những ngôi đền linh thiêng để cầu tài lộc mỗi dịp đầu xuân năm mới.

6. Đền Quán Thánh

Trấn giữ phía bắc là đền Quán Thánh hay còn gọi là đền Trấn Vũ. Ngôi đền có vị trí đẹp, nằm đúng ngã tư giao đường Thanh Niên với đường Quán Thánh, nhìn sang Hồ Tây. Năm 1962, đền đã được Bộ VHTT&DL xếp hạng danh mục di tích lịch sử - văn hóa. Dịp đầu xuân hay mồng 1, ngày rằm hàng tháng, đền luôn tấp nập khách thập phương. Nơi đây tổ chức chính hội vào ngày 3/3 âm lịch hàng năm.

Ngoài bức tượng đồng thờ thần Huyền Trân Trấn Vũ là một công trình nghệ thuật độc đáo, nơi đây còn có quả chuông đồng trên gác tam quan với tiếng ngân đã đi vào lòng người dân Việt Nam: "Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương".

7. Đền Kim Liên

Đền Kim Liên - hay còn được gọi là đền Cao Sơn - trấn giữ ở phía nam của kinh thành Thăng Long. Được Bộ VHTT&DL xếp hạng danh mục di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia từ năm 1990, đây là một trong hệ thống những di tích quan trọng và nổi tiếng ở Hà Nội.

Hội đền và đình Kim Liên được tổ chức thường niên vào ngày 16/3 âm lịch, thu hút đông đảo du khách và người dân Hà thành.

Trong dịp này, người ta tổ chức các sinh hoạt văn hóa độc đáo như chọi chim, thi nấu cơm trên thuyền, chơi bấp bênh dưới nước, thi tài dọn cỗ cúng thần với những mâm cỗ rất thú vị.

Bạn đang đọc bài viết Văn khấn lễ dâng sao giải hạn đầu năm 2019. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

T.An (TH)

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Đời...
Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc///Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn///Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn///Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ

Tin mới

Bài thơ: Đời...
Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc///Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn///Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn///Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất
WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ