Thứ bảy, 20/04/2024 01:42 (GMT+7)

Bất an với PCCC: Bao giờ mới bớt nỗi lo?

MTĐT -  Thứ năm, 29/03/2018 10:09 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sau vụ cháy chung cư Carina Plaza, nhiều nơi mới giật mình về tình trạng PCCC tại chung cư cao tầng.

Cư dân bất an

Tình trạng hỏa hoạn tại các chung cư cao tầng từ bình dân cho tới cao cấp ở Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung đã không ít lần xảy ra, gióng hồi chuông cảnh báo về an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC). Thậm chí TP Hà Nội còn liệt kê danh sách một loạt tòa nhà cao tầng chưa đủ điều kiện PCCC người dân không nên mua.

Từ đầu năm đến nay các dự án nhà cao tầng chưa đảm bảo PCCC liên tục được bêu tên, trong đó có cả các khu nhà cao tầng do công ty thuộc Văn phòng Thành ủy Hà Nội làm chủ đầu tư (CĐT). Rất nhiều cư dân đang sinh sống tại các chung cư trên địa bàn Hà Nội đã “sốt ruột” về điều kiện PCCC tại nơi mình đang sinh sống.

Ông Chu Ngọc Thoan, đại diện Ban quản trị Chung cư 229 phố Vọng, phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng cho biết, Phòng Cảnh sát PCCC số 1 Hà Nội đã nhiều lần xuống kiểm tra và chỉ ra nhiều sai phạm về công tác PCCC ở khu chung cư này, nhưng cho đến nay vẫn chưa hề được khắc phục.

Vụ cháy chung cư Carina Plaza khiến 13 người chết và hàng trăm người bị thương.

Nguy cơ lớn nhất ở khu chung cư này là khả năng cháy lan từ tầng hầm lên các tầng trên qua hệ thống kỹ thuật. Hệ thống báo cháy ở tòa nhà A2 vẫn hoàn toàn tê liệt. Đèn trong hệ thống thoát hiểm của cả hai tòa nhà không hoạt động.

Dù Phòng Cảnh sát PCCC số 1 Hà Nội và Đoàn kiểm tra liên ngành của quận Hai Bà Trưng đã có nhiều văn bản yêu cầu chủ đầu tư khắc phục, nhưng CĐT ban đầu là Công ty CP Đầu tư Xây lắp và Phát triển nhà và hiện nay là Công ty Đầu tư, Thương mại và Du lịch Sao Mai thuộc Văn phòng Thành ủy Hà Nội vẫn chây ỳ. Cư dân chúng tôi cũng đã nhiều lần kiến nghị lên cả cấp Trung ương, nhưng tình hình không có gì thay đổi.

Bà Nguyễn Thị Thanh Bình, trú tại tòa nhà C, khu tái định cư Đền Lừ, quận Hoàng Mai cho biết, người dân ở đây đang cậy nhờ vào sự may-rủi, bởi hệ thống phòng cháy, chữa cháy tại tòa nhà gần như tê liệt hoàn toàn. Không có hệ thống báo cháy, không bình chữa cháy, không lối thoát nạn...

“Ở đây không có hệ thống cứu hỏa. Bây giờ chúng tôi rất sợ. Nhà xe thì hàng quán gửi vào nhiều, làm tăng nguy cơ cháy nổ. Bây giờ lỡ có vấn đề gì xảy ra thì chẳng biết giải quyết như thế nào. Chúng tôi cũng kiến nghị nhiều lần, nhiều nơi rồi nhưng chưa giải quyết được”, bà Bình nói.

Không chỉ tại các khu tái định cư, phương tiện, hạ tầng kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy tại các công trình cao tầng khác như nhà thương mại, thương mại giá rẻ trên địa bàn Hà Nội cũng chưa được đầu tư, quan tâm đúng mức.

“Qua vụ cháy chung cư cao cấp Carina Plaza, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh làm 13 người chết, 39 người bị thương vào rạng sáng 23/3, tôi cũng là một cư dân sống ở chung cư tại Hà Nội rất lo lắng, hoang mang. Đã sống ở chung cư rất lâu, nghe nói về phòng cháy chữa cháy chung cư, nhưng thật ra bản thân cũng không biết công tác phòng cháy chữa cháy có đảm bảo không”, ông Phạm Mạnh Cường, trú tại khu đô thị Xa La, Hà Đông cho hay.

Chị N.T.H – cư dân mua nhà tại Capital Garden (ngõ 102 Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội) cho biết: “Hệ thống PCCC của tòa nhà có nhiều vấn đề, như chưa có kiểm định phương tiện, chưa kiểm định van chặn lửa của hệ thống hút khói hành lang, dẫn gió, kiểm định vách, vật liệu ngăn chữa cháy… dẫn đến Cảnh sát PCCC chưa cấp chứng nhận nghiệm thu PCCC. Dù chưa đủ điều kiện an toàn, nhưng chủ đầu tư vẫn bàn giao nhà cho người dân vào ở".

“Vụ cháy chung cư tại TP.HCM vừa qua càng làm cho nỗi lo của hàng trăm cư dân về điều kiện PCCC nhân lên gấp bội. Người dân luôn sống trong nơm nớp lo sợ ở chung cư cao cấp bỏ tiền tỉ để mua nhà. Nếu chủ đầu tư không giải quyết triệt để vấn đề PCCC, nếu hỏa hoạn xảy ra tại đây còn nguy hiểm và nặng nề hơn rất nhiều so với vụ cháy tại TP.HCM”, anh Nguyễn Bá Chung – cư dân mua nhà tại Capital Garden - nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, cư dân của chung cư Tràng An Complex có chủ đầu tư là Công ty CP Đầu tư Toàn cầu (GPI) cũng phải tự lên tiếng để bảo vệ mình. Theo ban đại diện của cư dân, từ khi bàn giao nhà (tháng 12/2016) cho tới nay, cư dân đã nhiều lần yêu cầu phải minh bạch về hệ thống phòng cháy chữa cháy và phải cho cư dân diễn tập, nhưng phía CĐT không hề đáp ứng. Hậu quả là đã có 4 vụ cháy lớn nhỏ xảy ra, trong đó 3 vụ trước chủ đầu tư và công ty quản lý nhà đã cố tình lấp liếm, không công bố thông tin.

Kỹ thuật PCCC đang rất thiếu và yếu

Thống kê cho thấy, trên địa bàn Hà Nội hiện có khoảng 1.100 công trình nhà cao tầng, phần lớn trong số đó đã đưa vào sử dụng. Theo nhận định của các cơ quan chức năng, phòng cháy chữa cháy tại các chung cư cao tầng đang là thách thức lớn đối với Hà Nội.

Các tòa nhà cao từ 20 đến 30 tầng, thậm chí trên 40 tầng đang mọc ở khắp các quận nội thành như Hoàng Mai, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm… nhưng khi xảy ra hỏa hoạn, xe thang chữa cháy chỉ có thể vươn tới tầng 14, 15 của tòa nhà. Trong khi đó, hệ thống PCCC tại chỗ như: cảm biến khói, báo cháy tự động, bình bột chữa cháy, họng tiếp nước… nơi có nơi không.

Theo Báo Đất Việt

Bạn đang đọc bài viết Bất an với PCCC: Bao giờ mới bớt nỗi lo?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...